Tạo việc làm phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình khu vực duyên hải nam trung bộ việt nam (Trang 65 - 69)

3.2 Các giải pháp đề xuất nhằm xóa đói giảm nghèo

3.2.1.1 Tạo việc làm phi nông nghiệp

Đa dạng hóa ngành nghề phi nơng nghiệp ở nơng thơn nhằm đa dạng hố nguồn thu nhập.

Nông nghiệp là thu nhập chính của phần lớn các hộ nghèo nên thúc đẩy tăng trưởng nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng đối với giảm nghèo. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở phát triển nơng nghiệp thì mới chỉ có thể đảm bảo cho các hộ dân nơng thơn có một nguồn thu nhập hạn chế. Vì thế, trong tương lai, cùng với xu thế phát triển chung, cần phải đa dạng hóa nguồn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp nhằm:

Giải quyết việc làm cho những hộ khơng có đất. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện nguồn lao động ngày càng dư thừa nhiều mà đất đai nông nghiệp ngày càng hạn chế, đồng thời khả năng xen canh, tăng vụ không phải vùng đất nào cũng thực hiện được.

Thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp không những làm tăng thu nhập mà cịn tạo điều kiện tích lũy, đầu tư lại vào nơng nghiệp, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn.

Nếu như người dân vừa làm ruộng vừa làm các nghề khác trong lĩnh vực cơng nghiệp và dịch vụ thì đây sẽ là hình thức tốt nhất để tăng thu nhập cho người dân mà không phải sử dụng biện pháp di dân.

Tạo cơ hội để người phụ nữ có thể tham gia cơng việc ngồi nội trợ nhiều hơn, hạn chế tình trạng bất bình đẳng nam nữ trong cơng việc. Các tổ chức xã hội đoàn thể, phương tiện thơng tin đại chúng giữ vai trị quyết định trong việc phổ biến những tác động làm thay đổi nhận thức về vai trị phụ nữ trong gia đình.

Một trong những cách để đa dạng hóa việc làm phi nơng nghiệp là kêu gọi đầu tư. Thế nhưng, trong thời điểm hiện tại, khi mà dư địa ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam cịn tương đối nhiều, thì việc mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài đến các tỉnh ở xa là điều khơng đơn giản. Những ai có ý định bỏ vài chục triệu hay một vài trăm triệu đơ-la để đầu tư vào một nơi nào đó thì họ thường

phân tích rất kỹ lưỡng điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội – thách thức. Việc nhận ra nơi nào có lợi thế hơn là điều khơng khó đối với họ.

Do vậy, có lẽ khả dĩ nhất đối với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ là tạo một môi trường kinh doanh thật thuận lợi để thu hút kinh tế dân doanh. Đây là thành phần được xem là đa dạng, năng động, và khả dĩ để thu hút nhất cho các tỉnh ở xa hai vùng kinh tế động lực phía Bắc và phía Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước địa phương đang phải sắp xếp và dần teo lại, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi chưa có nhiều động lực tìm đến các vùng nghèo.

Vì thế chính quyền địa phương cần chú trọng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp và làng nghề ở nông thôn như chế biến nơng sản, thủ cơng mỹ nghệ, đồng thời có chính sách phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn. Tất cả nhằm tạo ra ngày càng nhiều cơ hội việc làm cho người lao động ở nông thơn, đặc biệt là người nghèo khơng có đất sản xuất.

Những giải pháp đa dạng hóa thu nhập:

Thứ nhất, dựa vào điều kiện tự nhiên để hướng trọng tâm vào phát triển dịch

vụ du lịch. Đây là ngành gắn được với thiên nhiên, chịu ít rủi ro hơn các ngành

khác khi có mưa bão xảy ra và cũng là ngành tránh được nguy cơ trở thành bãi rác cho các nước khác. Hơn nữa, khi ngành du lịch, nhất là du lịch sinh thái được khai thác tốt, những mảng màu xanh sẽ quay trở lại và khi đó, những cơn lũ dữ sẽ dần biến mất, thiên nhiên sẽ hiền hoà và dễ thương hơn. Nếu không, với cách khai phá tự nhiên như hiện nay, cái rốn lũ sẽ ngày một trầm trọng hơn.

Thứ hai, cần thiết phải khôi phục và phát huy các làng nghề truyền thống như làng nghề đá, làng nghề chế biến nước mắm, sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ... Đó là các làng nghề có q trình phát triển từ lâu đời nên nếu khơi phục lại sẽ có điều kiện phát triển các lợi thế về tay nghề của các nghệ nhân, nhãn hiệu truyền thống cũng như các thị trường tiêu thụ truyền thống. Các ngành này có khả năng tạo việc làm tại chỗ cho những lao động dư thừa trong điều kiện vốn ít và cơng nghệ lạc hậu. Các làng nghề truyền thống hiện đang được khơi phục nhưng tốc độ cịn chậm, địa bàn tổ chức chưa được mở rộng, chủng loại, mẫu mã chưa phong phú, đa

dạng nên giá trị còn thấp và hiệu quả hoạt động chưa cao. Đó cũng chính là những nội dung cần hồn thiện trong chiến lược khơi phục làng nghề truyền thống.

Thứ ba, phát triển mạng lưới dịch vụ trong nông nghiệp như dịch vụ tín dụng, bảo hiểm, cung cấp vật tư kỹ thuật, máy móc thiết bị, cung cấp hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, dịch vụ mua bán, chế biến lương thực thực phẩm, thủy sản để cung cấp trong nước và xuất khẩu; kể cả dịch vụ bảo vệ thực vật, giao thông vận tải ở nông thôn, xây dựng, sửa chữa nhà cửa. Việc phát triển các dịch vụ nơng thơn sẽ góp phần chun mơn hóa trong nơng nghiệp và tạo điều kiện thúc đẩy nông

nghiệp phát triển.

Nâng cao hiệu quả và thu nhập từ việc làm nông nghiệp thông qua hệ thống khuyến nơng.

Phân tích mơ hình cho thấy việc làm có vị trí quan trọng quyết định mức chi tiêu cũng như khả năng nghèo của một hộ gia đình. Nhưng liệu việc làm đó có thuộc nơng nghiệp hay không cũng quan trọng không kém. Hệ số của cả hai mơ hình khẳng định nếu một hộ làm việc trong nơng nghiệp sẽ có khả năng nghèo nhiều hơn. Hơn một nửa hộ gia đình tự hoạt động trong nơng nghiệp nhưng có chưa tới 10% trong số này có chi tiêu thuộc nhóm hộ khá trở lên. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là để thốt nghèo các hộ phải thơi khơng làm việc trong nông nghiệp nữa. Trong điều kiện hiện nay ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, điều cần làm nhất là tìm hiểu những khó khăn nào khiến những hộ làm việc trong nơng nghiệp khơng khá lên và tùy hồn cảnh cụ thể mà cải tạo chúng. Thực tế nghiên cứu đã cho thấy những khó khăn này chủ yếu bao gồm thiên tai, thiếu đất, đất xấu, thiếu nước, thiếu vốn và thiếu kỹ năng canh tác. Đây là những nguyên nhân có mặt ở bất cứ nơi nào trong cả nước, nhưng ở duyên hải Nam Trung Bộ thì những yếu tố thuộc về tự nhiên như thiên tai và thiếu nước là hết sức khắc nghiệt. Trong điều kiện như vậy, vai trị của cơng tác khuyến nơng vơ cùng quan trọng.

Người dân mong mỏi khuyến nông trước hết là phải đáp ứng nhu cầu và giải quyết những thắc mắc của người dân, đặc biệt là nông dân nghèo tại địa phương, hơn là chỉ thực hiện theo các chương trình từ trên đưa xuống một cách thụ động.

Tuy nhiên để yêu cầu này thành hiện thực cần có được thể chế hóa về tổ chức cũng như phân bổ nguồn lực theo hướng phân cấp mạnh xuống huyện, xã hay tới chính các tổ chức tự nguyện của nông dân, chẳng hạn như Câu lạc bộ khuyến nơng.

Cơng tác khuyến nơng cần gắn bó với các chương trình tín dụng của ngân hàng. Điều này tạo sự bổ sung cần thiết và hiệu ứng cộng hưởng giữa hai chương trình. Nên xem xét ý kiến cho rằng nên phối hợp các trung tâm khuyến nông/lâm/ ngư/ thú y/ bảo vệ thực vật thành một trung tâm đặt tại huyện, có cơ sở tại xã và phối hợp chặt chẽ với hoạt động tín dụng. Việc này sẽ làm cho các ngành phối hợp tốt hơn để phục vụ nông dân trong huyện cũng như tham mưu cho UBND huyện trong việc định hướng sản xuất cho nơng dân trong vùng.

Nên có cán bộ khuyến nơng tại xã để có thể kịp thời giúp nơng dân giải quyết những vấn đề kỹ thuật (trồng trọt, chăn nuôi, thú y, dịch hại) một cách hiệu quả và bám sát nhu cầu của sản xuất tại chỗ. Khuyến khích những hộ nơng dân giỏi, thành đạt giúp đỡ, truyền thụ kinh nghiệm cho bà con khác trong cộng đồng. Ngồi ra, khuyến nơng cũng cần có những hướng dẫn trong việc bán hay tiếp thị sản phẩm ra thị trường.

Nên hỗ trợ thành lập và tăng cường năng lực của các tổ chức tự trợ giúp của người dân như CLB khuyến nơng, nhóm cùng sở thích, tổ hợp tác… để làm đầu mối kết nối các chương trình khuyến nơng và các hỗ trợ khác cho nơng dân và người nghèo. Mặt khác, các tổ chức này phải là tự nguyện, tự trang trải kinh phí và cần bao gồm cả những người nghèo, phải đi vào hoạt động thực chất thay vì chỉ hình thức như hiện nay.

Tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ khuyến nơng cũng là hình thức đáng khích lệ. Tuy chưa rõ ràng nhưng hiện nay đã có một số dịch vụ được tư nhân thực hiện tại một vài thôn xã như tiêm thuốc phòng ngừa gia súc, cung cấp giống, ứng trước vốn, vật tư… người dân thường cần dịch vụ tại chỗ, kịp lúc hơn là miễn phí. Tại những vùng có đồng bào dân tộc hay nơng dân nghèo ít học thì khuyến nơng phải được hướng dẫn theo kiểu “cầm tay chỉ việc” mới có hiệu quả.

Hệ thống khuyến nơng cần thể hiện tính đa dạng, thuận tiện và phổ biến rộng rãi qua các phương tiện thơng tin đại chúng như: phát thanh, truyền hình, báo chí,

bản tin thơn xóm, đặc biệt đến được với vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống mạng lưới điện.

Bên cạnh cơng tác khuyến nơng thì việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, tăng năng suất và tăng nhanh chất lượng cây trồng, mở rộng diện tích canh tác ở những nơi đất cịn hoang hóa, đất chưa sử dụng sẽ là những nhân tố giúp gia tăng thu nhập cho người dân vùng này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình khu vực duyên hải nam trung bộ việt nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)