Nâng cao thu nhập từ việc làm nông nghiệp thông qua hệ thống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình khu vực duyên hải nam trung bộ việt nam (Trang 71 - 73)

3.2 Các giải pháp đề xuất nhằm xóa đói giảm nghèo

3.2.2.1 Nâng cao thu nhập từ việc làm nông nghiệp thông qua hệ thống

Phát triển hệ thống huấn luyện, tạo việc làm phi nông nghiệp. Thu hút nguồn lực xã hội thơng qua chương trình quốc gia đối với phát triển văn minh nông thôn – hiện đại, bền vững.

Phát triển nhanh công nghệ sinh học và đẩy nhanh cơ giới hóa trong nơng nghiệp cần được xem như là trọng tâm cho các chương trình phát triển nghiên cứu kỹ thuật nơng nghiệp.

Thu hút chương trình trợ giúp nơng nghiệp của các tổ chức quốc tế và các nước phát triển để tạo nguồn cơng nghệ hồn thiện và chính phủ nên tài trợ cho các chương trình nghiên cứu ứng dụng trong nước.

Phát triển hệ thống khuyến nông hoạt động hết năng lực và hiệu quả nhằm giúp nôn dân nâng cao trình độ kiến thức nơng nghiệp. Ba vấn đề quan trọng mà hệ thống khuyến nông cần được ưu tiên hàng đầu nhận sự tài trợ của chính phủ : kinh phí hoạt động, lực lượng và chất lượng cán bộ khuyến nông cấp cơ sở, sử dụng các phương tiện thông tin quốc gia nhằm truyền bá chuyển giao kiến thức cho nơng dân.

Hình thành các khu nơng nghiệp cơng nghệ cao ở các vùng trọng điểm sản xuất hàng hóa và các vùng sinh thái đặc trưng, đa dạng hóa nguồn thu nhập, tránh phụ thuộc hồn tồn vào nơng nghiệp. Điền này có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với các hộ thiếu đất canh tác. Người dân có thể vừa làm ruộng, vừa làm thêm các nghề khác mà không phải di dân.

Chính sách giảm nghèo nên kết hợp với chính sách mở rộng tối đa việc làm phi nông nghiệp ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Ưu tiên hàng đâu phân bổ vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế như ODA, WB, IMF, ADB và NGO cho các dự án : (i) Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, đường, điện, nước sạch, hệ thống thông tin liên lạc, vệ sinh môi trường; (ii) phát triển doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến, công nghiệp thâm dụng lao động và dịch vụ; (iii) Chương trình đào tạo cho giáo viên, cán bộ phát triển nông thôn, cán bộ y tế cộng đồng vùng nông thôn.

Ban hành cơ chế ưu đãi đặc biệt cho các tổ chức xã hội trong và ngoài nước thực hiện các dự án giải quyết việc làm cho người nghèo ở nơng thơn, đóng góp cho phát triển cộng đồng nhất là các vùng gắn liền với đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh tìm thêm viêc làm phi nơng nghiệp thì trước mắt người dân cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng mảnh đất của mình. Hệ thống khuyến nơng sẽ giữ vai trò quyết định trong việc huấn luyện chuyển giao công nghệ cho nông dân nghèo sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện cho phép của thể chế WTO, chính phủ nên tăng nguồn lực cho hệ thống khuyến nông, nhất là cấp cơ sở về kinh phí và mở rộng lực lượng khuyến nông cơ sở.

3.2.2.2 Mở rộng dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo nghề cho các hộ gia đình thuộc diện đói nghèo khu vực duyên hải Nam Trung Bộ

Về đào tạo nghề : Chính phủ có chính sách đào tạo nghề cho người lao động

bằng cách phát triển hệ thống đào tạo nghề kể cả công lập và tư nhân; hỗ trợ người lao động thông qua (i) cho phép người lao động trả tiền dần sau khi ra trường hoặc (ii) Nhà nước cho người lao động vay vốn với thời hạn dài và lãi suất ưu đãi. Mơ hình cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp là mơ hình gắn kết giữa dạy nghề với sử dụng lao động. Dạy nghề theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, như vậy người học nghề sẽ có việ làm ngay khi tốt nghiệp. Chương trình dạy gắn liền với cơng việc thực tế, dạy đúng cái người lao động cần.

Về giáo dục đào tạo : Mở rộng cơ hội cho người dân được tiếp cận với giáo

dục nhiều hơn. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho con em của các hộ nghèo, hộ nông dân, hộ sống ở nơng thơn, giúp họ nâng cao trình độ học vấn sau này. Do đó, nhà nước cần thực hiện tốt chính sách miễn giảm học phí, phí xây dựng trường và các khoản đóng góp khác nhằm tạo điều kiện và động lực khuyến khích người nghèo tham gia vào việc nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình khu vực duyên hải nam trung bộ việt nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)