Hỗ trợ giáo dục cho người nghèo bằng cách nâng cao trình độ dân trí,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình khu vực duyên hải nam trung bộ việt nam (Trang 69)

3.2 Các giải pháp đề xuất nhằm xóa đói giảm nghèo

3.2.1.2 Hỗ trợ giáo dục cho người nghèo bằng cách nâng cao trình độ dân trí,

dân trí, kiến thức nơng nghiệp cho người dân.

Qua mơ hình phân tích trên, có thể thấy chi tiêu của các hộ trong mẫu điều tra ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ biến đổi nhiều theo trình độ học vấn. Trình độ học vấn trung bình của các hộ trong mẫu rất thấp cho thấy giáo dục ln có ảnh hưởng quan trọng trong tương lai cho bất kỳ một vùng đất nào, nhất là khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

Một giải pháp thuận tình người dân là nên miễn tồn bộ học phí và đóng góp xây dựng trường cho con em các hộ nghèo. Một hộ được xếp vào hạng nghèo thì thường “ăn bữa trước lo bữa sau” cho nên khơng thể có chi phí để lo cho con đi học. Những chi tiêu ngoài lương thực, thực phẩm là xa xỉ đối với họ. Việc chấp nhận cho con không phải đi làm thuê kiếm tiền trợ giúp gia đình để được đi học đã là một cố gắng của các hộ nghèo. Nếu nhà nước hay chính quyền địa phương có chính sách miễn tồn bộ học phí và phí xây dựng trường thì đây có thể là động lực lớn giúp hộ nghèo cho con đến trường.

Bộ giáo dục cần sớm có biện pháp thống nhất bộ sách giáo khoa chuẩn, ổn định trong nhiều năm để giảm lãng phí nguồn lực cho đất nước nói chung và đặc biệt là giúp các em nghèo có thể tận dụng sách cũ, giảm bớt chi phí đầu tư cho giáo dục, gia tăng khả năng đến trường của các em. Về phía chính quyền thì nên cấp sách giáo khoa miễn phí cho con em hộ nghèo, hay chí ít thì cũng cấp những đầu sách quan trọng nếu nguồn lực cho phép.

Trong thời gian đầu, khả năng xây dựng mạng lưới trường học tại các thôn xã vùng sâu, vùng xa là khơng khả thi ngoại trừ duy trì những cơ sở trường lớp hiện có. Để các em sống các vùng này có thể được đi học, nhà trường cần thể hiện sự

động viên, khuyến khích và cũng nên thơng cảm nếu vì nhà quá xa mà em đi học trễ chẳng hạn. Quan trọng không kém, việc trả lương hợp lý và đúng hạn cho giáo viên tại các vùng này là điều nên thực hiện cho dù là làm việc theo biên chế hay vẫn cịn hợp đồng.

Chính sách miễn giảm học phí sẽ khó thực hiện nếu khơng có nguồn lực đầy đủ. Nếu nhà nước khơng có nguồn để bù đắp cho học phí miễn giảm thì sẽ gây bất lợi với điều kiện và chất lượng giáo dục của các trường học. Các trường học ở khu vực nghèo vốn đã thiếu thốn trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, nếu mất đi nguồn vốn đóng góp thì sẽ lâm vào tình trạng khó khăn hơn. Hậu quả là các em phải học tập trong những ngôi trường kém hơn nhiều so với tiêu chuẩn sư phạm đã quy định. Nếu coi việc miễn giảm học phí là chính sách thì nhà nước cũng cần chuẩn bị nguồn kinh phí để thực hiện. Nguồn vốn có thể là từ ngân sách nhà nước nhưng cũng có thể vận động các nguồn đóng góp tự nguyện khác. Ví dụ như đóng góp của các hộ giàu trong vùng, các doanh nghiệp trong nước hay kiều bào nước ngoài.

Vấn đề quan trọng nhất là việc thực thi hỗ trợ phải đúng, tránh tình trạng “nước chẩy chỗ trũng”, hỗ trợ cho người nghèo nhưng người ngèo không tiếp cận được mà chỉ được lợi cho những hộ gia đình khơng thật sự cần đến hỗ trợ của chính phủ. Vì thế, cần phải có kế hoạch thu chi minh bạch, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng với mục đích là vì các em nghèo.

3.2.1.3 Giảm quy mơ hộ và số người phụ thuộc thơng qua các chương trình kế hoạch hóa gia đình, khuyến khích phụ nữ tham gia nhiều hơn vào cơng tác xã hội ngồi cơng việc nội trợ.

Qua phân tích cho thấy việc hộ có thêm một nhân khẩu sẽ làm cho xác suất nghèo của hộ tăng lên. Do sinh đẻ khơng có kế hoạch, do thiếu hiểu biết, quan niệm không đúng về việc sinh đẻ, muốn sinh con để có thêm lao động hoặc chạy theo sở thích có con trai mà đẻ q dày, quá nhiều nên các hộ nghèo thường có số nhân khẩu cao. Với những gia đình đơng con, trẻ thường bị ốm đau và suy dinh dưỡng do thiếu điều kiện chăm sóc nên phải tốn nhiều tiền thuốc. Người mẹ thì sức khỏe giảm, khơng có điều kiện lao động, sản xuất kém nên đời sống ngày càng khó khăn. Hơn nữa, việc sinh đơng con cịn gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của xã hội,

nhất là một nước nghèo như Việt Nam. Nhà nước đã đang và sẽ phải chịu sức ép, gánh nặng về việc phát triển các hệ thống giáo dục, y tế, an sinh xã hội trong tình trạng ngân sách quốc gia chưa thể đáp ứng được.

Vì thế, trước hết cần phải thay đổi quan niệm về sở thích sinh con trai cũng là một giải pháp quan trọng. Việc thay đổi quan niệm về sở thích con trai ở các tỉnh duyên hải Miền Trung hiện nay cịn rất khó vì ngồi yếu tố muốn có con trai để nối dõi, người dân cịn cho rằng chỉ có con trai mới có thể chăm sóc mình khi về già, tư tưởng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vơ” vẫn cịn thống trị tại các làng quê. Trong tương lai, cần có thêm nhiều biện pháp hỗ trợ chăm sóc cho người già và khuyến khích quan điểm rằng con gái cũng có thể chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ tốt như con trai.

Bên cạnh đó, các biện pháp để giảm mức sinh cần phải thực hiện đồng thời với các chương trình xóa đói giảm nghèo. Cần có nhiều chương trình phổ biến kiến thức và khuyến khích sử dụng các biện pháp tránh thai, đặc biệt là đối với nhóm người thiểu số ở cách xa khu dân cư, người nghèo hay người có trình độ học vấn thấp. Những cán bộ làm cơng tác tun truyền sinh đẻ có kế hoạch có thể trực tiếp nói chuyện với từng người để phổ biến và tuyên truyền cách sử dụng, giảm khả năng ngại hỏi nơi công cộng dẫn đến việc không biết cách tránh thai. Ngồi ra, cần khuyến khích các hộ gia đình tăng thời gian giữa hai lần sinh cũng là một biện pháp nên thực hiện.

Hơn thế nữa, nếu kinh tế trong vùng phát triển nhanh hơn, phụ nữ dễ kiếm việc với mức lương cao hơn thì gián tiếp mức sinh sẽ giảm do chi phí cơ hội để sinh con lúc này cao. Người dân sẽ kết hôn muộn hơn và sẽ cân nhắc lựa chọn giữa nghỉ việc để sinh con hay làm việc với thu nhập cao nhưng sinh con chậm hơn. Điều này gợi ý trước mắt nên tạo điều kiện để phụ nữ có thể tham gia nhiều hơn vào cơng việc xã hội, vừa tăng phần nào hiểu biết của phụ nữ, hạn chế khả năng trở thành “cái máy đẻ” trong xã hội và tạo thêm thu nhập cho gia đình.

3.2.2 Đối với chính phủ

3.2.2.1 Nâng cao thu nhập từ việc làm nông nghiệp thông qua hệ thống khuyến nông và tạo thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp. khuyến nông và tạo thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp.

Phát triển hệ thống huấn luyện, tạo việc làm phi nông nghiệp. Thu hút nguồn lực xã hội thơng qua chương trình quốc gia đối với phát triển văn minh nông thôn – hiện đại, bền vững.

Phát triển nhanh cơng nghệ sinh học và đẩy nhanh cơ giới hóa trong nơng nghiệp cần được xem như là trọng tâm cho các chương trình phát triển nghiên cứu kỹ thuật nơng nghiệp.

Thu hút chương trình trợ giúp nơng nghiệp của các tổ chức quốc tế và các nước phát triển để tạo nguồn cơng nghệ hồn thiện và chính phủ nên tài trợ cho các chương trình nghiên cứu ứng dụng trong nước.

Phát triển hệ thống khuyến nông hoạt động hết năng lực và hiệu quả nhằm giúp nôn dân nâng cao trình độ kiến thức nơng nghiệp. Ba vấn đề quan trọng mà hệ thống khuyến nông cần được ưu tiên hàng đầu nhận sự tài trợ của chính phủ : kinh phí hoạt động, lực lượng và chất lượng cán bộ khuyến nông cấp cơ sở, sử dụng các phương tiện thông tin quốc gia nhằm truyền bá chuyển giao kiến thức cho nơng dân.

Hình thành các khu nơng nghiệp cơng nghệ cao ở các vùng trọng điểm sản xuất hàng hóa và các vùng sinh thái đặc trưng, đa dạng hóa nguồn thu nhập, tránh phụ thuộc hồn tồn vào nơng nghiệp. Điền này có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với các hộ thiếu đất canh tác. Người dân có thể vừa làm ruộng, vừa làm thêm các nghề khác mà không phải di dân.

Chính sách giảm nghèo nên kết hợp với chính sách mở rộng tối đa việc làm phi nông nghiệp ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Ưu tiên hàng đâu phân bổ vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế như ODA, WB, IMF, ADB và NGO cho các dự án : (i) Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, đường, điện, nước sạch, hệ thống thông tin liên lạc, vệ sinh môi trường; (ii) phát triển doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến, công nghiệp thâm dụng lao động và dịch vụ; (iii) Chương trình đào tạo cho giáo viên, cán bộ phát triển nông thôn, cán bộ y tế cộng đồng vùng nông thôn.

Ban hành cơ chế ưu đãi đặc biệt cho các tổ chức xã hội trong và ngoài nước thực hiện các dự án giải quyết việc làm cho người nghèo ở nơng thơn, đóng góp cho phát triển cộng đồng nhất là các vùng gắn liền với đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh tìm thêm viêc làm phi nơng nghiệp thì trước mắt người dân cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng mảnh đất của mình. Hệ thống khuyến nơng sẽ giữ vai trò quyết định trong việc huấn luyện chuyển giao công nghệ cho nông dân nghèo sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện cho phép của thể chế WTO, chính phủ nên tăng nguồn lực cho hệ thống khuyến nơng, nhất là cấp cơ sở về kinh phí và mở rộng lực lượng khuyến nông cơ sở.

3.2.2.2 Mở rộng dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo nghề cho các hộ gia đình thuộc diện đói nghèo khu vực duyên hải Nam Trung Bộ

Về đào tạo nghề : Chính phủ có chính sách đào tạo nghề cho người lao động

bằng cách phát triển hệ thống đào tạo nghề kể cả công lập và tư nhân; hỗ trợ người lao động thông qua (i) cho phép người lao động trả tiền dần sau khi ra trường hoặc (ii) Nhà nước cho người lao động vay vốn với thời hạn dài và lãi suất ưu đãi. Mô hình cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp là mơ hình gắn kết giữa dạy nghề với sử dụng lao động. Dạy nghề theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, như vậy người học nghề sẽ có việ làm ngay khi tốt nghiệp. Chương trình dạy gắn liền với công việc thực tế, dạy đúng cái người lao động cần.

Về giáo dục đào tạo : Mở rộng cơ hội cho người dân được tiếp cận với giáo

dục nhiều hơn. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho con em của các hộ nghèo, hộ nông dân, hộ sống ở nơng thơn, giúp họ nâng cao trình độ học vấn sau này. Do đó, nhà nước cần thực hiện tốt chính sách miễn giảm học phí, phí xây dựng trường và các khoản đóng góp khác nhằm tạo điều kiện và động lực khuyến khích người nghèo tham gia vào việc nâng cao trình độ.

3.2.2.3 Cải thiện cơ sở hạ tầng cho các hộ gia đình thuộc diện đói nghèo.

Trong mơ hình nghiên cứu, việc dùng yếu tố “có điện” làm đại diện cho cơ sở hạ tầng dẫn đến biến cơ sở hạ tầng khơng có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, trên thực tế, có cơ sở hạ tầng tốt hơn sẽ tạo được điều kiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ,

thơng tin văn hóa tốt hơn, hiệu quả kinh tế dài hạn sẽ cao hơn góp phần làm giảm sự gia tăng bất bình đẳng giữ thành thị và nơng thơn trong vùng.

Vấn đề phát triển hạ tầng không thể để mặc cho thị trường tự giải quyết. Nhà nước cần có chính sách thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào phát triển hạ tầng giao thông đường bộ nông thôn. Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ngân sách, vốn vay và vốn hỗ trợ của nhà nước; thu hút nước ngoài vào lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến khích doanh nghiệp và nhân dân đầu tư vào các cơng trình cơ sở hạ tầng với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Bên cạnh việc đầu tư cở sở hạ tầng là việc cải thiện môi trường sống ở nông thôn trên cơ sở khai thác nguồn vốn tài trợ của các nước và tổ chức thế giới. Bảo vệ môi trường theo hướng vừa gìn giữ, đảm bảo cân bằng sinh thái nhưng vẫn khai thác. Mục tiêu chính sách hướng tới bao gồm :

- Đối với rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh quốc gia và thảm rừng trọng yếu cần quản lý bằng luật và sử dụng lực lượng quân đội tham gia bảo vệ và khai thác.

- Thu hút và có chính sách ưu đãi cho các dự án khơi phục, trồng mới rừng, các cơng trình nghiên cứu sinh thái được tài trợ bởi các tổ chức trong và ngồi nước.

- Có chương trình cấp quốc gia theo dõi đánh giá tình trạng suy thối cũng như bảo vệ và khôi phục các tài nguyên thiên nhiên.

- Việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên phải được quản lý nghiêm theo luật định. Nội dung cơ bản của luật cần phải được phổ cập đến nông dân trong vùng nông thôn.

- Cần xác định chi phí nguồn lực tự nhiên trong việc thẩm định các dự án liên quan đến khai thác và sử dụng các nguồn lực này.

Tuy nhiên, để chính sách trên được thực hiện một cách hiệu quả, trước hết cần có các chiến dịch truyền thơng để làm cho người dân hiểu được sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường cần phải được tiến hành thường xuyên. Quyền lợi của người

nghèo được gắn với việc bảo vệ môi trường như giao đất rừng cho người dân. Các bài học trong lịch sử cho thấy nếu làm cho dân hiểu thì họ sẽ làm hết mình để bảo vệ mơi trường.

3.2.2.4 Đa dạng hóa nguồn vốn cho vay, kết hợp cho vay với hỗ trợ phương thức làm ăn, sản xuất. phương thức làm ăn, sản xuất.

Mặc dù yếu tố tiếp cận nguồn vốn khơng có ý nghĩa do đặc điểm sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, người dân chưa tiếp cận được nguồn vốn vay nhưng nếu mở rộng quy mơ thì việc tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức là một yếu tố quan trọng giúp nhóm nghèo thêm khả năng thốt nghèo. Thực tế là trong thời gian qua các tỉnh đã có những nỗ lực lớn trong việc hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ nghèo. Cụ thể là nhiều hộ nghèo đã từng được vay vốn từ quỹ xóa đói giảm nghèo thuộc Ngân hàng chính sách sau khi Ngân hàng chính sách các tỉnh nghiên cứu hiện nay có nhiều đổi mới và hoạt động mạnh hơn. Tuy nhiên, do không đáp ứng điều kiện vay, nhiều hộ nghèo vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay và những hộ khác muốn được vay nhiều hơn, dài hạn hơn. Vì vậy, những cải tiến hơn nữa của các ngân hàng trong việc huy động tiết kiệm, phương thức vay vốn, phương thức trả lãi và điều kiện vay vốn là rất cần thiết để tăng khả năng tiếp cận của các hộ gia đình nghèo với tín dụng.

Cải thiện khả năng tiếp nhận nguồn tín dụng với lãi suất, quy mơ hợp lý đối với người dân bằng cách:

- Hoàn thiện môi trường kinh tế và pháp luật nhằm tạo nhiều cơ hội thuận lợi hơn cho hệ thống định chế tín dụng thuộc khu vực chính thức có thể duy trì và phát triển bền vững trong việc thực hiện vai trị chìa khóa đối với phát triển thị trường tín dụng nơng thơn như : chính sách lãi suất thực dương, tự chủ hơn cho các định chế trong việc quyết định lãi suất đầu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình khu vực duyên hải nam trung bộ việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)