Tình hình kinh tế văn hoá xã hội của vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình khu vực duyên hải nam trung bộ việt nam (Trang 33 - 40)

2.1 Đặc điểm kinh tế văn hoá xã hội khu vực duyên hải Nam Trung Bộ VN

2.1.2 Tình hình kinh tế văn hoá xã hội của vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam nằm trong tổng thể vùng văn hóa miền Trung, văn hóa Chămpa. Đặc biệt là Quảng Nam vẫn cịn lưu giữ được những cơng trình văn hố vật thể và phi vật thể, có giá trị cao, được thế giới công nhân như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...Vùng cũng là nơi tập trung các lễ hội dân gian hàng năm như lễ hội Bà Chiêm Sơn, lễ hội Đêm Rằm Phố Cổ, lễ hội Nguyên Tiêu, Carnerval Hội An, lễ hội Đống Đa, nhạc võ Tây Sơn…Đây cũng

là quê hương của nhiều danh nhân như Huỳnh Thúc Kháng, Thoại Ngọc Hầu, Hồng Diệu, Võ Chí Cơng, Nguyễn Thị Bình, Hồng Diệu…

Mặc dù có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế nhưng đây vẫn là vùng bị coi là chậm phát triển kinh tế so với hầu hết các cùng khác trên đất nước Việt Nam. Một trong những lý do gây ra tình trạng chậm phát triển là điều kiện khí hậu và địa hình của vùng quá đa dạng và phức tạp đã hạn chế phát triển nông nghiệp. Đất dốc và bạc màu cùng với các thiên tai như bão lũ, lụt và hạn hán xảy ra thường xuyên gây khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp. Với vị trí được xem như là cái rốn lũ của Việt Nam, đây là nơi ghé thăm hàng năm của những cơn bão “đổ bộ” vào Việt Nam. Không chỉ mất người mà biết bao của cải mồ hôi nước mắt của những con người một nắng hai sương cũng bị cuốn đi. Chỉ cần một trận bão lũ mạnh như trận đại hồng thủy năm 1999 hay trận lũ dữ năm 2007 hay mới đây nhất là cơn bảo lũ số 10 và số 11 năm 2009 cũng đủ sức xóa sạch những gì mà người dân nơi đây xây dựng hàng chục năm trời. Nhân dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã và

đang phải đương đầu với một nền nông nghiệp phát triển thiếu bền vững bởi lẽ sản xuất nông nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên vốn đang bị suy thối và ơ nhiễm một cách nghiêm trọng.

Do nông nghiệp là ngành mang lại thu nhập chính cho đa số người dân trong vùng nên rất khó cải thiện tỷ lệ đói nghèo trong vùng. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ được coi là các tỉnh trọng điểm của vùng Trung bộ, với những chính sách đặc biệt được Chính phủ phê duyệt, bước đầu đã có sự khởi sắc về phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ngoại trừ Đà Nẵng thì các tỉnh cịn lại vẫn nằm ở nửa dưới so với bình quân chung của cả nước với tổng sản phẩm bình quân đầu người chỉ bằng khoảng 70% GDP đầu người của Việt Nam. Tuy không phải là khơng đủ cái ăn, cái mặc nhưng có khơng ít những hộ gia đình ăn khơng đủ no hay thiếu ăn lúc giáp hạt. Một số gia đình tham gia vào nghề đánh bắt thuỷ hải sản. Thế nhưng, đa phần các hộ gia đình ven biển chỉ đánh bắt gần bờ bằng những cơng cụ thơ sơ do khơng có vốn đầu tư vào phương tiện đánh bắt hiện đại, một số hộ phải đầu quân cho các nhà ghe lớn để mưu sinh. Do bão lũ thường xuyên, nguồn thuỷ hải sản cạn dần nên thu nhập từ việc làm nghề biển của các ngư dân nơi đây khá bấp bênh.

Vì thế, hơn 70% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động khá cao và thất nghiệp luôn duy trì ở mức 8-10%.

Đói nghèo và trình độ văn hố thấp dẫn đến phá rừng. Môi trường bị suy thoái làm cho điều kiện sức khỏe và vệ sinh của người dân địa phương ở mức báo động.

Cơ sở hạ tầng của vùng nhìn chung cịn rất nghèo nàn, hệ thống giao thông không được quản lý tốt và đang xuống cấp. Ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ với trang thiết bị lạc hậu và khả năng cạnh tranh thấp. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ít vì cơ sở hạ tầng kém hấp dẫn. Hệ thống thuỷ lợi đã được quan tâm phát triển nhiều nhưng do thiếu vốn và chất lượng các cơng trình đã hoàn thành thấp dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

Các tỉnh đặc trưng thuộc khu vực ven biển miền Trung được chọn lọc để phân tích: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hồ. Tác giả chọn các tỉnh đặc trưng trên để nghiên cứu nhằm chọn mẫu có tính chất tương đồng do thành phố Đà Nẵng có ưu điểm phát triển vượt trội hơn.

Bảng 2.1: Một số đặc điểm cơ bản của vùng nghiên cứu

Nội dung Quảng Nam Quảng

Ngãi

Bình Định Phú Yên Khánh Hịa

Diện tích (km2) 10.406 5.152,67 6.024,4 5.045,3 5.217,6

Dân số (triệu

người) 1,5 1,3 1,5 0,9 1,15

Dân tộc Kinh, Hoa, Cơ

Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Cor

Kinh, Ca Dong, Hrê,

Cor.

Kinh, Chăm,

Bana, Hrê. Chăm, Ê đê, Kinh, Bana

Kinh, Raglai, Hoa,

Cơ Ho Đơn vị hành

chính 18 huyện thị 14 huyện thị 11 huyện thị 9 huyện thị 9 huyện thị

Khí hậu Nhiệt đới gió

mùa Nhiệt đới gió mùa Nhiệt đới ẩm, gió mùa Nhiệt đới gió mùa

Nhiệt đới gió mùa Tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,3% 12,3% 10,5% 10,1% 11,3% Thu nhập bình quân người/tháng (nghìn VND) 459 455 553 523 598

Tỷ lệ tăng trưởng trong khu vực vẫn duy trì ở mức thấp xấp xỉ 10% và thu nhập bình quân đầu người khoảng 250 USD. Khoảng cách về mặt thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn gần bằng 2,5 lần.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê thì chúng ta có thể có cái nhìn tổng quát về một số chỉ tiêu trong tương quan so sánh giữa khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và các khu vực khác trong cả nước.

Thu nhập bình quân đầu người khu vực duyên hải Nam Trung Bộ cao hơn

một số khu vực khác như Bắc Trung Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên nhưng vẫn cịn khá thấp so với khu vực Đơng Nam Bộ, ĐBSCL, ĐBSH và thấp hơn so với mức thu nhập bình quân cả nước.

Bảng 2.2 : Thu nhập bình quân tháng năm 2006 tại các khu vực :

ĐVT : nghìn đồng Khu vực Bình qn Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Đồng bằng sơng Hồng 653 215 348 492 695 1518 Đông Bắc 511 169 262 370 551 1205 Tây bắc 373 134 198 268 382 880 Bắc Trung Bộ 418 148 232 321 456 934

Duyên hải Nam trung bộ 551 188 312 426 593 1235

Tây Nguyên 522 157 260 383 584 1229

Đông Nam Bộ 1065 299 544 769 1085 2626

Đồng Bằng Sông Cửu Long 628 210 349 482 671 1427

Cả nước 636 184 319 459 679 1542

Nguồn : Niên giám thống kê năm 2006.

Tương tự với thứ tự về mức thu nhập thì mức chi tiêu bình quân đầu người tại khu vực nghiên cứu là 415 nghìn đồng/tháng, thấp hơn 13,36% so với mức chi tiêu bình quân của các khu vực.

Bảng 2.3 : Chi tiêu bình quân đầu người/tháng theo giá thực tế năm 2006 theo nguồn thu và địa phương.

ĐVT : nghìn đồng

Khu vực Bình qn Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

Đồng bằng sơng Hồng 475 231 307 385 528 923

Tây Bắc 296 143 193 253 307 584

Bắc Trung Bộ 314 159 223 274 348 568

Duyên hải Nam trung bộ 415 209 291 355 469 748

Tây Nguyên 391 163 236 331 516 708

Đông Nam Bộ 741 310 467 615 850 1458

Đồng Bằng Sông Cửu Long 435 229 310 394 490 749

Cả nước 460 202 286 377 522 917

Nguồn : Niên giám thống kê năm 2006.

Mặc dù thu nhập và mức chi tiêu thấp hơn mức trung bình của cả nước nhưng tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị tại duyên hải Nam Trung Bộ cao hơn so với các khu vực khác. Năm 2006 tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 5,36% trong khi mức trung bình của cả nước là 4,82. Điều này cho chúng ta thấy khả năng có việc làm tại thành thị thấp.

Bảng 2.4 : Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị ĐVT : % Khu vực/ Năm 2006 2007 Đồng bằng sông Hồng 6.42 5.74 Đông Bắc 4.32 3.97 Tây bắc 3.89 3.42 Bắc Trung Bộ 5.5 4.92

Duyên hải Nam trung bộ 5.36 4.99

Tây Nguyên 2.38 2.11

Đông Nam Bộ 5.47 4.83

Đồng Bằng Sông Cửu Long 5.42 4.03

Cả nước 4.82 4.64

Nguồn : Niên giám thống kê năm 2006.

Xét đến trình độ học vấn của người dân các khu vực ở Việt Nam thơng qua tiêu chí tỷ lệ người lớn mù chữ theo trình độ GDP, khu vực Tây Bắc có tỷ lệ người lớn mù chữ cao nhất, 24%. Khu vực duyên hải Nam Trung bộ có tỷ lệ người lớn mù chữ tương đối thấp, 7,2%.

Bảng 2.5: Tỷ lệ người lớn mù chữ theo trình độ GDP.

Khu vực Tỷ lệ người lớn mù chữ

(%) GDP/người (1000 USD,PPP)

Đông Bắc 9,6 1,575

Tây Bắc 24 1,094

Bắc Trung Bộ 6,7 1,500

Duyên hải Nam Trung bộ 7,2 2,098

Tây Nguyên 11,8 1,325

Đông Nam Bộ 6,4 6,721

Đồng Bằng Sông Cửu Long 10,2 2,239

Nguồn : GSO anh WB(2004). The Living Standard Surveys, VLSS (2004-2003)

Với tỷ lệ hộ nghèo phân theo chuẩn nghèo của Tổng Cục thống kê thì thì khu vực dun hải Nam Trung Bộ có tỷ lệ nghèo là 12,6%. Tuy nhiên, nếu tính theo tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia thì tỷ lệ nghèo lên đến 17,2%.

Bảng 2.6 : Tỷ lệ hộ nghèo phân theo địa phương.

Khu vực Tỷ lệ 1 (%) Tỷ lệ 2 (%)

Đồng bằng sông Hồng 8.8 10.1

Đông Bắc 25 22.2

Tây Bắc 49 39.4

Bắc Trung Bộ 29.1 26.6

Duyên hải Nam trung bộ 12.6 17.2

Tây Nguyên 28.8 24

Đông Nam Bộ 5.8 4.6

Đồng Bằng Sông Cửu Long 10.3 13

Cả nước 16 15.5

Thành thị 3.9 7.7

Nông thôn 20.4 18

Nguồn : Niên giám thống kê năm 2006.

- Tỷ lệ 1 : Tỷ lệ nghèo chung được tính theo mức chi tiêu bình quân 1 người/tháng với chuẩn nghèo của Tổng cục thống kê và ngân hàng thế giới cho các năm như sau ; 1998 : 149 nghìn, 2002 : 160 nghìn, 2004 : 173 nghìn, 2006 : 213 nghìn đồng.

- Tỷ lệ 2 : Tỷ lệ nghèo chung được tính theo mức chi tiêu bình quân 1 người/tháng với chuẩn nghèo của Chính phủ áp dụng giai đoạn 2006 -2010 : thành thị: 260 nghìn đồng, nơng thơn: 200 nghìn đồng (đã loại trừ tác động của giá).

Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ nằm ở vùng “eo” của Việt Nam nên có diện tích đất nhỏ hẹp. Tổng diện tích đất khu vực là 3.191 nghìn ha, chỉ chiếm 9,63% diện tích đất cả nước. Hơn thế nữa, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích là đất lâm nghiệp với 1,389.9 nghìn ha, chiếm 43,56%. Đất nơng nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 25,6% với diện tích 817 nghìn ha. Diện tích đất nơng nghiệp nhỏ hẹp đã hạn chế khả năng phát triển nông nghiệp của khu vực miền Trung.

Bảng 2.7 : Diện tích đất ở các vùng tỉnh thuộc khu vực nghiên cứu.

Tỉnh Tổng diện tích Tỷ lệ Đất NN Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở

nghìn ha % nghìn ha Quảng Nam 1,043.80 3.15% 111.90 553.40 24.60 20.60 Quảng Ngãi 515.30 1.56% 123.70 197.10 17.00 9.30 Bình Định 604.00 1.82% 136.40 249.30 23.20 7.50 Phú Yên 506.10 1.53% 122.30 183.50 13.70 5.90 Khánh Hoà 521.80 1.58% 87.10 206.60 81.80 6.10 Cả nước 33,121.20 100% 9436.20 1,4514.20 1,433.50 611.90

Nguồn : Niên giám thống kê năm 2006.

Dân số trong khu vực tập trung chủ yếu ở nông thôn với tỷ lệ các hộ làm trong lĩnh vực nơng nghiệp chiếm 76,83%. Trong các tỉnh nghiên cứu thì tỉnh Phú Yên có số dân thấp nhất, chỉ chiếm 1,03% dân số cả nước.

Bảng 2.8 : Phân chia theo dân số :

Tỉnh Dân số TB Tỷ lệ Mật độ dân số Nam Nữ Thành thị Nơng thơn

Nghìn người (%) Ng/km2 Nghìn người Quảng Nam 1,484 1.74% 142.00 718.70 765.60 256.00 1,228.30 Quảng Ngãi 1,289 1.51% 250.00 625.80 663.10 185.40 1,103.50 Bình Định 1,579 1.85% 261.00 767.50 811.40 415.00 1,163.90 Phú Yên 881 1.03% 174.00 437.80 442.90 178.60 702.10 Khánh Hoà 1,147 1.35% 220.00 570.40 576.60 466.50 680.50 Cả nước 85,155 100% 257.00 49.15 50.85 27.44 72.56

Nguồn : Niên giám thống kê năm 2006.

Mức thu nhập bình quân đầu người ở các tỉnh trong khu vực thấp hơn so với bình qn cả nước. Trong đó, thu nhập chủ yếu là từ lương, kế đến là thu nhập từ nơng lâm ngư nghiệp. Có thể nhận thấy điểm đặc biệt của khu vực duyên hải Nam

Trung Bộ là nguồn thu nhập từ những người trong gia đình di cư làm ăn ở các tỉnh khác như Tp.HCM, Tây Nguyên và đem thu nhập về trang trải cho gia đình ở quê.

Bảng 2.9: Thu nhập bình quân đầu người/tháng theo giá thực tế năm 2006 theo

nguồn thu và địa phương

ĐVT : nghìn đồng Tỉnh Tổng cộng Từ lương Từ Nơng lâm ngư nghiệp Phi nông lâm ngư nghiệp Thu khác Quảng Nam 459 183 121 88 67 Quảng Ngãi 455 167 114 109 65 Bình Định 553 188 134 169 61 Phú Yên 523 180 168 114 61 Khánh Hoà 598 259 105 132 101 Cả nước 636 218 158 145 115

Nguồn : Niên giám thống kê năm 2006.

Qua thống kê về nhóm thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo ở các tỉnh nhiên cứu theo số liệu của niên giám thống kê năm 2006 thì chúng ta có thể nhận thấy rằng có sự khác biệt rất lớn giữa nhóm thu nhập thấp nhất và nhóm thu nhập cao nhất. Quảng Nam có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là 22,8% trong khi Khánh Hịa có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là 11%. Bảng 2.10 : Các nhóm thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo. ĐVT : nghìn đồng Tỉnh Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 nghèo (%)Tỷ lệ hộ Quảng Nam 166 275 385 530 938 22.80 Quảng Ngãi 162 270 380 523 937 22.50 Bình Định 197 320 440 599 1210 16.00 Phú Yên 192 299 390 533 1201 18.50 Khánh Hoà 196 321 446 639 1390 11.00

Nguồn : Niên giám thống kê năm 2006.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình khu vực duyên hải nam trung bộ việt nam (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)