Dự báo về tình trạng đói nghèo trên thế giới và tại các hộ gia đình khu vực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình khu vực duyên hải nam trung bộ việt nam (Trang 59 - 63)

duyên hải Nam Trung Bộ trong thời gian tới.

3.1.1 Xu hướng về tình hình nghèo đói trên thế giới

Theo ba cơ quan quốc tế đặc trách về lương thực Liên Hiệp Quốc là Tổ chức Lương nông (FAO), Chương trình Lương thực thế giới (PAM) và quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang làm tiêu tan nỗ lực đẩy lùi nạn đói của thế giới trong những năm gần đây.

Số liệu của FAO cho thấy, trong hai năm liên tiếp 2007 và 2008, giá lương thực thực phẩm tăng nhanh. Do tác động của khủng hoảng kinh tế từ giữa năm 2008 cho đến nay số người thiếu dinh dưỡng, bị nạn đói đe dọa trong năm 2009 sẽ tăng thêm 11%, vượt quá ngưỡng một tỷ người. Song song với hiểm họa này, cốt lõi của vấn đề vẫn là giá thực phẩm vẫn cịn ngồi tầm tay của một phần nhân loại. Hiện nay mặc dù người ta khơng cịn nói đến các cơn sốt lương thực nhưng so với thời giá năm 2006, giá một tấn lúa mì vẫn cịn cao hơn đến 24%.

Vào tháng 6 năm 2008, tại hội nghị cấp cao về an ninh lương thực thế giới, tổ chức tại trụ sở FAO ở Roma, hơn 40 nguyên thủ quốc gia đã công nhận đây là một vấn đề khẩn cấp và cam kết tài trợ trong vòng 5 năm 22 tỷ USD để khắc phục tình trạng thiếu lương thực. Hơn một năm sau, mới chỉ 2,5 tỷ USD đã được giải ngân.

Cũng tại hội nghị cấp cao Roma năm 2008, cộng đồng quốc tế đã coi việc phát triển nông nghiệp, hỗ trợ nông dân là ưu tiên hàng đầu và đề ra mục tiêu giảm 50% số người đang phải đối phó với nạn đói từ nay cho đến năm 2015. Thế nhưng cho đến nay các thành viên vẫn chưa tìm được đồng thuận trên rất nhiều hồ sơ then chốt như : nên phát triển năng lượng sinh học hay giải quyết bất đồng về chính sách

trợ cấp nông nghiệp của các nước giàu, khiến nông gia ở các nước kém phát triển chịu thiệt thịi.

Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng chỉ cần chi ra 1% khoản tiền mà các nước phát triển đổ vào để cứu nguy hệ thống ngân hàng của họ thì cộng đồng quốc tế có thể giải quyết vấn đề lương thực cho toàn nhân loại 9.

Điều quan trọng là phải bảo đảm cho nông dân một mức thu nhập nào đó để người ta tiếp tục công việc đồng áng. Cộng đồng quốc tế cũng ý thức được rằng một tỷ người đang bị đói hiện nay là một tỷ người có tiềm năng tiêu thụ trong nay mai.

3.1.2 Xu hướng về tình hình nghèo đói tại Việt Nam và khu vực duyên hải NTB

Hơn một thập niên qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật trong cơng tác xóa đói giảm nghèo. Xu hướng nghèo đói giảm nhanh một cách ấn tượng. Theo số liệu điều tra mức sống dân cư do Tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới thực hiện thì mức tỷ lệ nghèo chung đã giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 16% trong năm 2004. Nếu so sánh với xu hướng chung của nhiều nước thì Việt Nam có mức giảm nghèo tốt hơn một số nước có thu nhập cao hơn như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines.

Bảng 3.1 : Số người nghèo đói phân theo thành thị và nơng thơn Việt Nam.

(%) 1993 1998 2002 2004 2006

Tỷ lệ người nghèo 58,1 37,4 28,9 19,5 15,6% Tỷ lệ nghèo ở thành thị 25,5 9,2 6,6 3,6 2,6 Tỷ lệ nghèo ở nông thôn 74,5 90,8 93,4 96,4 97,4

Nguồn : Số liệu điều tra mức sống dân cư của Tổng cục thống kê VHLSS

58.1 37.4 28.9 19.5 16 0 10 20 30 40 50 60 (%) 1993 1998 2002 2004 2006

Hình 3.1 Tỷ lệ nghèo đói qua các năm

Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong đó, tỷ lệ nghèo tại khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị. Do đó, chính sách cần tác động trực tiếp vào khu vực nông thôn nhằm đẩy nhanh q trình xóa đói giảm nghèo và giảm đi khoảng các chênh lệch giữa các nhóm thu nhập và bất bình đẳng trong xã hội.

25.5 74.5 9.2 90.8 6.6 93.4 3.6 96.4 2.6 97.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 (%) 1993 1998 2002 2004 2006 Thành thị Nơng thơn

Hình 3.2 Tỷ lệ hộ nghèo tại Việt Nam qua các năm phân theo khu vực

Một số nhân tố tích cực đã tác động đến chiều hướng giảm nghèo như trình độ học vấn của người dân ngày càng cao, số người phụ thuộc trong hộ giảm, quy

mô hộ giảm, hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện …Thế nhưng, bên cạnh đó, vẫn tồn tại những nhân tố tiêu cực tác động làm tăng tỷ lệ nghèo như diện tích đất canh tác giảm do tốc độ đơ thị hóa cao, dân số tăng nhanh qua các năm dẫn đến diện tích canh tác bình qn đầu người thấp, tình trạng hạn hán, thiên tai, lũ lụt bất thường như hai cơn bão lũ số 10 và số 11 vừa qua đã cuốn trơi nỗ lực xóa đói giảm nghèo của người dân và chính quyền nơi đây trong những năm qua…Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như khó khăn về số liệu điều tra nên tác giả khơng thể lượng hóa mức độ tác động cụ thể của hai xu hướng ngược chiều này. Đây cũng chính là điểm hạn chế của đề tài và là một vấn đề nghiên cứu đòi hỏi đầu tư nhiều nhân lực và tài chính cần được triển khai.

Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp cao và ổn định trong thời gian qua đi đơi với tình trạng tỷ lệ nghèo còn cao lại tập trung ở vùng nông thôn nơi gắn với môi trường tự nhiên.

Những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đối với khu vực nơng thơn nước ta chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng cho đến khi có cuộc khảo sát của Viện chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD, thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) từ đơn đặt hàng của Thường trực ủy ban Kinh tế quốc hội về ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đến lao động, việc làm và đời sống của người dân nông thôn.

Khu vực nông nghiệp nông thôn Việt Nam đã bị tác động nặng nề từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ngay cả những biện pháp kích cầu kinh tế cũng khơng dễ dàng đến với bà con nơng dân vì giữa chính sách và thực tế có những rào cản như quy định hỗ trợ 4% lãi suất áp dụng cho những khoản vay mới không đến được người nông dân cần vốn sản xuất vì hầu hết tài sản của bà con đều thế chấp ở ngân hàng với các khoản vay cũ có lãi suất cao. Hay theo quy định, hàng hóa được mua từ các nhà sản xuất trong nước nhưng hầu hết các loại máy móc mà nông dân trồng lúa sử dụng đa phần từ nước ngồi. Bà con cần vốn mua giống, phân bón v.v…cũng khó có chứng từ hóa đơn nên cũng khơng đơn giản khi vay vốn.

Theo tiến sĩ Đặng Kim Sơn, viện trưởng IPSARD, khủng hoảng kinh tế đã tác động xấu đến đời sống thu nhập và việc làm của cư dân nơng thơn khi có đến

68,4 hộ nông dân bị tổn thương10. Khác với các đợt khủng hoảng trước, lần này lao động từ thành thị bị mất việc làm trở về địa phương ít có cơ hội tìm việc làm. Khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều gia đình cận nghèo cận đói rơi xuống nghèo đói. Đều này lý giải tại sao số hộ nghèo đói ở các tỉnh tăng lên. Người dân nơng thơn cắt giảm chi tiêu cả về sinh hoạt và đầu tư, tỷ lệ đất bỏ hoang tăng lên nhất là khu vực nuôi trồng thủy sản.

Trong các năm vừa qua, các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam đã từng bước khắc phục tình trạng nghèo đói, giảm tỷ lệ nghèo ở từng địa phương. Các chương trình chính sách hỗ trợ cho người nghèo như chương trình an sinh xã hội, chương trình phổ cập giáo dục, miễn giảm học phí, tuyên truyền vận động kế hoạch hóa đã có tác động tích cực đến giảm nghèo. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau như nguồn nhân lực thực hiện hạn chế, chính sách khơng thực tế v.vv…nên mức độ thành công không theo mong muốn. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, người giàu lại được hưởng lợi từ các chương trình này hơn là người nghèo. Vì thế, vùng duyên hải Nam Trung Bộ vẫn còn rất nhiều những mảnh đời rất đỗi thương tâm. Cái vịng lẩn quẩn của sự nghèo đói đã vây chặt lấy những người dân nghèo nơi đây địi hỏi nhanh chóng có những giải pháp cụ thể để giảm nghèo cho người dân và rút ngắn khoảng cách giữa những hộ nghèo và hộ không nghèo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình khu vực duyên hải nam trung bộ việt nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)