Đa dạng hóa nguồn vốn cho vay, kết hợp cho vay với hỗ trợ phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình khu vực duyên hải nam trung bộ việt nam (Trang 75 - 77)

3.2 Các giải pháp đề xuất nhằm xóa đói giảm nghèo

3.2.2.4 Đa dạng hóa nguồn vốn cho vay, kết hợp cho vay với hỗ trợ phương

phương thức làm ăn, sản xuất.

Mặc dù yếu tố tiếp cận nguồn vốn khơng có ý nghĩa do đặc điểm sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, người dân chưa tiếp cận được nguồn vốn vay nhưng nếu mở rộng quy mơ thì việc tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức là một yếu tố quan trọng giúp nhóm nghèo thêm khả năng thoát nghèo. Thực tế là trong thời gian qua các tỉnh đã có những nỗ lực lớn trong việc hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ nghèo. Cụ thể là nhiều hộ nghèo đã từng được vay vốn từ quỹ xóa đói giảm nghèo thuộc Ngân hàng chính sách sau khi Ngân hàng chính sách các tỉnh nghiên cứu hiện nay có nhiều đổi mới và hoạt động mạnh hơn. Tuy nhiên, do không đáp ứng điều kiện vay, nhiều hộ nghèo vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay và những hộ khác muốn được vay nhiều hơn, dài hạn hơn. Vì vậy, những cải tiến hơn nữa của các ngân hàng trong việc huy động tiết kiệm, phương thức vay vốn, phương thức trả lãi và điều kiện vay vốn là rất cần thiết để tăng khả năng tiếp cận của các hộ gia đình nghèo với tín dụng.

Cải thiện khả năng tiếp nhận nguồn tín dụng với lãi suất, quy mơ hợp lý đối với người dân bằng cách:

- Hồn thiện mơi trường kinh tế và pháp luật nhằm tạo nhiều cơ hội thuận lợi hơn cho hệ thống định chế tín dụng thuộc khu vực chính thức có thể duy trì và phát triển bền vững trong việc thực hiện vai trị chìa khóa đối với phát triển thị trường tín dụng nơng thơn như : chính sách lãi suất thực dương, tự chủ hơn cho các định chế trong việc quyết định lãi suất đầu vào và đầu ra, lựa chọn cách tiếp cận người vay thích hợp.

- Chính phủ cơng nhận tính hữu ích và nhìn nhận các định chế thuộc khu vực khơng chính thức như là bộ phận của thị trường tín dụng nơng thơn. Đa dạng hóa nguồn vốn cho vay với nhiều điều kiện vay, phương thức vay hay lãi suất khác nhau chứ khơng nhất thiết chỉ có ngân hàng. Trong

các năm qua, các chương trình cho vay đối với người nghèo và người sản xuất nhỏ thơng qua nhóm tương trợ ở vùng nơng thơn do Hội liên hiệp Phụ nữ quản lý và tổ chức đã chứng minh tính tích cực và hiệu quả của định chế thuộc khu vực khơng chính thức. Loại hình này khơng địi hỏi tài sản thế chấp, lãi suất hợp lý gắn với thị trường (cao hơn lãi suất khu vực chính thức nhưng thấp hơn lãi suất của người cho vay chuyên nghiệp ở nơng thơn).

- Phổ biến kiến thức và quy trình vay vốn đến các hộ để họ mạnh dạn vay vốn nếu có đủ điều kiện và nhu cầu. Đặc biệt là những hộ nghèo và những hộ thuộc nhóm dân tộc thiểu số. Những hộ này do thiếu hiểu biết hay mặc cảm nên thường ngại đến ngân hàng vay vốn.

- Đánh giá, phân loại các đối tượng cần vay vốn một cách rõ ràng, minh bạch. Ngân hàng cần chủ động phối hợp với Sở LĐTBXH hay phịng ban có liên quan để nắm bắt tình hình của các hộ nghèo một cách chính xác. Chủ động được việc này, ngân hàng có thể giảm thời gian khảo sát và vì thế có thể cho vay nhanh hơn, phục vụ được nhiều đối tượng hơn.

- Xem xét cho vay nhiều hơn với thời hạn lâu hơn. Nhiều hộ dân cho biết họ sẵn sàng trả lãi suất cao hơn nếu được vay nhiều hơn và dài hạn hơn. Có thể việc này sẽ làm tăng gánh nặng tài chính đối với chủ thể cho vay cũng như tăng các chi phí giao dịch hành chính chung nhưng rõ ràng đây là vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết nếu chính quyền địa phương nói riêng hay chính phủ nói chung muốn việc cung cấp tín dụng cho người nghèo ngày càng hiệu quả hơn.

- Có hai ngun nhân chính mà những hộ vay mà chưa trả được nợ là: thiên tai và thiếu kinh nghiệm quản lý tài chính vi mơ. Người nghèo đi vay có thể rất cần thơng tin, tư vấn về kế hoạch và các cơ hội đầu tư. Do đó, các tổ chức cho vay nên có kế hoạch cung cấp sự hướng dẫn về kỹ thuật sử dụng vốn vay và làm sao có thể tránh được những rủi ro. Các tổ chức tín dụng cần đào tạo cán bộ có năng lực và kỹ năng để tư vấn cho

người dân hoặc tổ chức tín dụng liên kết với các trung tâm khuyến nông nơi người đi vay sinh sống để cung cấp các hỗ trợ cho người vay vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình khu vực duyên hải nam trung bộ việt nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)