Quan niệm nghệ thuật của Xuân Diệu

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 26 - 27)

1.4.1. Trước Cách mạng tháng Tám

Quan niệm nghệ thuật của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám thể hiện rất rõ qua bài thơ Cảm xúc, đây được xem như một tuyên ngôn nghệ thuật của ông:

Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.

(Cảm xúc - Xuân Diệu)

Xuân Diệu cho rằng, người thi sĩ phải là một người thật lãng mạn, hay mơ mộng và rất đa sầu, đa cảm "ru với gió, mơ theo trăng, vơ vẩn cùng mây". Thi sĩ phải hướng tâm hồn mình vào những nơi tươi đẹp, lãng mạn. Quan niệm này cũng phù hợp với cách sáng tác của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên,... Nhưng điểm khác nhau giữa Xuân Diệu với các tác giả trên là ơng ln thiết tha với cuộc đời. Ơng cho rằng, phải sống giữa cuộc đời thật, phải hòa nhập và thực sự yêu cuộc sống để nói lên những điều tươi đẹp đang tồn tại hiện hữu ngay trên trần thế này. Xuân Diệu ví tâm hồn thi sĩ phải như cây đàn muôn điệu để thấu hiểu hết mọi cung bậc tình cảm của con người "ràng buộc bởi mn dây" chia sẻ bởi "trăm tình yêu mến".

Xuân Diệu là nhà thơ lớn của niềm khát vọng "vô biên" và "tuyệt đích", trái tim thi sĩ ln khát khao giao cảm với đời. Trước Cách mạng tháng Tám, nhà thơ luôn cảm thấy cô đơn rợn ngợp của cái tôi nhỏ bé giữa dịng thời gian vơ biên, giữa không gian vô tận vừa mang nỗi khát khao nồng cháy được đắm mình trọn vẹn trước cuộc đời đầy những hương sắc, vừa thể hiện nỗi đau đớn, xót xa trước khát vọng bị lãng quên phũ phàng trước cuộc đời. Nên nhiều khi Xuân Diệu tìm đến với thế giới mộng tưởng để thả hồn mình vào đó, để được tận hưởng cuộc sống bằng

mọi giác quan. Đây chính là sự biểu hiện cái tơi trữ tình đầy đủ nhất của Xuân Diệu cũng như bộc lộ rõ nhất quan niệm nghệ thuật về con người của nhà thơ.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w