Ngơn ngữ, hình ảnh

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 48 - 52)

3. Nghệ thuật thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám

3.2. Ngơn ngữ, hình ảnh

Các nhà Thơ mới đã lấy cái tôi - một cái tơi đầy cảm xúc làm điểm tựa để nhìn ngắm thế giới. Ngơn ngữ Thơ mới đã được chủ thể hóa cao độ, cái tơi Thơ mới trở thành cái tơi chủ ngữ. Các nhà thơ mới dõng dạc khẳng định: "Tôi là con

chim đến từ núi lạ" (Lời thơ vào tập Gửi hương - Xuân Diệu); "Tôi chỉ là một khách tình si" (Cây đàn mn điệu - Thế Lữ); "Tôi chỉ là người mơ ước thôi" (Bên sông đưa khách - Thế Lữ); "Ta là Một, là Riêng, là thứ Nhất" (Hy Mã Lạp Sơn -

Xuân Diệu)…Cấu trúc ngơn ngữ thơ là một yếu tố thể hiện tính chủ thể hóa của Thơ mới, đúng như Nguyễn Đăng Điệp nhận xét: “Mơ hình danh từ + là + danh từ

trở thành mơ hình cú pháp cơ bản khi các nhà Thơ mới tìm cách xác lập và khẳng định vị thế của cái tôi cá thể trong thơ” [19; 211].

Xuân Diệu đã đưa vào thơ một hệ thống từ vựng mới và cách sử dụng mới. Đó là một hệ thống các từ mang đầy tính cá thể hóa, chứ khơng cịn nặng về ước lệ

như thơ cổ điển. Hệ thống từ vựng trong thơ Xuân Diệu mới mẻ đến mức nhiều người ngỡ ngàng, thậm chí băn khoăn khi cảm nhận. Chẳng hạn như các từ: "sương

nương", "bợ ngợ," "tợ"... Tuy cách sử dụng của Xuân Diệu không phải bao giờ

cũng thành công, nhưng điều đáng ghi nhận là nhà thơ ln có ý thức tìm tịi những điều mới, xa rời những lối mòn xưa nay đã quá quen thuộc, thậm chí nhiều lúc thấy nhàm chán trong thơ xưa. Có lần Xuân Diêu đã nói: “Chúng ta phải tạo thêm, bày

đặt ra những cách dùng mới” [19; 115].

Nói hệ thống ngơn ngữ thơ Xn Diệu có những đổi mới khơng có nghĩa là ơng hồn tồn đoạn tuyệt với hệ thống ngơn ngữ cũ. Xuân Diệu vẫn sử dụng những ngôn từ ấy, nhưng cách dùng đã được biến hóa, đổi mới rất nhiều. Trong thơ Xuân Diệu, ta thấy ngơn ngữ vẫn có những từ cổ quen thuộc như: buồn cơ liêu, người du

tử, buồn tiêu tao, cô khách…Nhưng Xuân Diệu đã đi từ cái cũ để làm mới thơ mình. Chẳng hạn như câu thơ: "Trên cung xanh vắng lạnh thôi mấy chừng!" (Bụi

mưa mờ cũ - Xuân Diệu), từ“cung xanh” vốn là từ cổ, chỉ chốn cung trăng trên

thiên đường, nay Xuân Diệu đưa vào thơ để nói tới nỗi sầu nhân thế. Thơ xưa quan niệm càng nhiều điển cố điển tích càng hay, nhưng ở thơ Xuân Diệu, trái lại rất ít điển cố, điển tích, hoặc nếu có đều được sử dụng rất sáng tạo. Ngơn ngữ trong thơ Xn Diệu là ngơn ngữ có tính cụ thể hóa cao, rất phù hợp với việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc của con người. Có thể đề cập tới ngơn ngữ trong thơ Xuân Diệu ở các góc độ sau:

3.2.1. Ngơn ngữ nghệ thuật

Khi nhận xét về mối quan hệ giữa ý và nhạc trong thơ, nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nhận định: “Nếu thơ rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khơ

khan. Rơi vào cái vực nhạc thì thơ dễ làm say lịng người” [19; 41]. Một trong

những đặc điểm khác biệt giữa thơ và văn xi chính là bởi cái âm thanh, nhịp điệu ấy. “Nhạc điệu là một yếu tính của thi ca. Thiếu nhạc tính thơ trở thành văn xi” [20; 24]. Vì vậy, có thể xem tính nhạc là nét đặc thù rất cơ bản của ngôn ngữ thơ.

Thơ Xuân Diệu có cái rạo rực của lịng khát khao được sống, được giao cảm với đời và nhạy cảm với những rung động nhỏ nhất của cuộc sống. Một hồn thơ như thế không thể không giàu chất nhạc! Trong bài thơ "Nguyệt Cầm", thi sĩ đã hoà tan mối tương giao kỳ diệu giữa hồn người, hồn nhạc và hồn tạo vật.

Ở những câu đầu của bài thơ, tác giả đã đưa tâm hồn người đọc vào thế giới của âm thanh, đó là một thế giới tràn đầy tiếng nhạc của trăng và đàn:

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh, Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần. Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.

(Nguyệt cầm - Xuân Diệu)

Những điệp từ “trăng” và “đàn”, cùng với cách ngắt nhịp 2/2/3 vừa tạo nên nhạc tính nhuần nhị cho câu thơ vừa gợi lên một bức tranh đã có hình lại có thanh. Nếu ngơn ngữ là sợi dây đàn thì nhạc tính và âm điệu là những cung bậc thanh âm ngân lên từ sợi dây đàn ấy. Bằng khả năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, Xuân

Diệu tạo ra âm điệu cũng chính là tạo nên nhạc tính trong thơ. Từ đó dẫn dắt người đọc đi vào thế giới lung linh màu nhiệm của "Nguyệt cầm".

Ngồi ra, nhạc thơ chủ yếu cịn do các thanh điệu tạo nên. Trong bài "Nhị

hồ", để gợi tả điệu nhạc du dương, đưa tâm hồn phiêu diêu bay bổng cùng tiếng

đàn, Xn Diệu đã viết hai dịng thơ tồn vần bằng:

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời, Tương tư nâng lòng lên chơi vơi …

(Nhị hồ - Xuân Diệu)

Cái tài của Xuân Diệu không chỉ dừng lại ở việc đưa nhạc vào thơ, mà cịn được thể hiện ở chỗ dùng nhạc của ngơn ngữ để tạo hình. Trong bài thơ "Đây mùa

thu tới", bằng việc sử dụng chuỗi phụ âm r: "Những luồng run rẩy rung rinh lá".

Với những từ láy: “run rẩy”, “rung rinh”, Xuân Diệu không chỉ mang đến những xúc cảm mạnh mẽ về mặt thính giác mà cịn mang đến cho người đọc những trải nghiệm về một mùa thu mới lạ. Nhạc tính trong thơ Xuân Diệu là thứ nhạc tính mạnh mẽ với những âm sắc trầm độc đáo. Cách thể hiện mới lạ, gây ấn tượng với người đọc, đưa người đọc vào một thế giới hư hư thực thực, đầy âm sắc. Qua đó thể hiện một cái tơi thi nhân mãnh liệt và giàu cá tính.

Đối với Xuân Diệu, cách sử dụng từ ngữ của ơng có vẻ "tân kì" và "rất

Tây". Ví như trong bài thơ "Đây mùa thu tới", tác giả sử dụng những từ như “hơn một” và “rụng cành”, thay vì gọi “luồng gió” thi sĩ đã gọi là “luồng run rẩy”…

Những từ ngữ mới mẻ chưa từng có trước đây trong thi ca, đã tạo cho người đọc cảm giác kì lạ và độc đáo, đồng thời đó cũng là điểm đặc trưng cho thi cảm của Xuân Diệu. Như một nhà quay phim tài ba, Xuân Diệu đã đưa sát ống kính thi ca vào từng cảnh vật, cảm nhận tinh tế dù chỉ là rung động khẽ khàng của nhánh cây nhỏ bé, mảnh mai, đang run lên tựa những dây đàn. Người đọc khơng chỉ nhìn mà cịn có thể nghe được, cảm nhận được những rung động ấy.

3.2.2. Hình ảnh nghệ thuật

Trong nền thi ca Việt Nam, Xuân Diệu là hiện tượng văn học nổi bật, đặc biệt là trong lĩnh vực thơ tình u. Bằng việc lựa chọn ngơn ngữ phù hợp, Xuân Diệu đã tạo nên những hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ. Trong đó, có những hình ảnh tiêu biểu là "trái tim", "cỏ, cây, hoa, lá"...

Đối với Xuân Diệu, ông không phải là người duy nhất đưa "trái tim" vào trong thi ca. Đã từ lâu trong văn học, "trái tim" được coi là biểu tượng của tình yêu, tình cảm con người. Hình tượng này xuất hiện rất nhiều trong văn học cũng như trong đời sống. Hình ảnh “trái tim” được sử dụng rất hiệu quả trong việc diễn tả các cung bậc tình yêu trong thơ Xuân Diệu. Nhà thơ có sự giao cảm hết mình với cuộc đời. Bằng hình ảnh "trái tim", Xuân Diệu đã thể hiện một tình u đích thực. Ơng cảm nhận tình u bằng tất cả tâm hồn nghệ sĩ:

Trái tim em thức đập Nơi gốc của thời gian Một nhịp mạnh nhịp khẽ Ẩy tay anh nồng nàn

Anh gìn giữ trái tim Cho em yên giấc ngủ...

(Tim em thức đập - Xuân Diệu)

"Trái tim" cũng chính là nơi thể hiện sự tự cảm thấy mình, là nơi suy nghĩ và

thể hiện lăng kính nhìn sự vật, hiện tượng, cuộc sống, con người của tác giả. Trong thơ Xuân Diệu, ngồi việc thể hiện trực tiếp hình tượng "trái tim" bằng chính từ ngữ ấy, tác giả cịn thể hiện hình tượng qua từ “lồng ngực” dựa trên mối quan hệ liên tưởng giữa chỉnh thể và bộ phận để nói về những cung bậc cảm xúc của tình u:

Hãy sát đơi đầu! Hãy kề đơi ngực! Hãy trộn nhau đơi mái tóc ngắn dài! Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai! Hãy dâng cả tình u lên sóng mắt!

(Xa cách - Xn Diệu)

Trong tình yêu, Xuân Diệu là người rất mãnh liệt, vì vậy ông luôn cảm thấy không bao giờ là đủ. Nhà thơ muốn người yêu sát lại gần mình, gần đến mức có thể nghe được từng nhịp thở của nhau, gần hơn nữa để hai trái tim cùng hoà nhịp yêu thương.

Xuân Diệu là nhà thơ vô cùng nhạy cảm với thiên nhiên. Vì thế khơng thể thiếu trong thơ ơng những hình ảnh của cỏ, cây, hoa, lá. Chúng được nhà thơ sử dụng làm chất liệu để viết lên những trang thơ tình lãng mạn. Trong số đó, "hoa" là vật có hương sắc và năng lực quyến rũ nhất. Hình ảnh “hoa” vì thế khơng thể thiếu được trong thơ ơng. Hình ảnh này xuất hiện có khi là hoa thật trong đời sống:

Chen lá lục, những búp lài mở nửa

Hớp bóng trăng đầy miệng nhỏ xinh xinh.

(Hoa đêm - Xuân Diệu)

Nhưng thơng thường khi hình ảnh "hoa" đi vào thơ, ơng ln xem chúng như một chủ thể trữ tình sống động:

Ôi vắng lặng!

- Trong giờ mơ ngủ ấy

Bông hoa lài thức dậy, sánh từng đôi. Hoa lài xanh dưới ánh nguyệt tuôn trời; Ánh nguyệt trắng trên hoa lài đúc sữa Sao họ khéo nõn nà mà bợ ngợ,

Những nàng hoa chờ đợi gió phong lưu!

(Hoa đêm - Xuân Diệu)

Có lúc ơng gọi "hoa kỹ nữ". Phải chăng kỹ nữ đẹp như hoa nên hoa cũng là kỹ nữ? Người và hoa lúc này là một.“Miệng thở ra hương, hương toả tình ngầm -

Hoa kĩ nữ đã mở lời trêu ghẹo…” (Hoa đêm). Chính vì vậy, Xn Diệu đã tạo ra sự

kết hợp từ độc đáo: người hoa “Có lẽ người hoa nay đã tươi” (Gặp gỡ), môi hoa

“Và các mơi hoa như sắp nói - Ái tình đẹp tợ chúng em đây.” (Rạo rực). Hình ảnh "hoa" trong đời thực khi bước vào thơ của Xuân Diệu với những nét khác biệt, ông

Như vậy, ngơn ngữ cụ thể, biểu cảm, hình ảnh sinh động, hấp dẫn đã giúp Xuân Diệu thể hiện sâu sắc quan niệm nghệ thuật về con người của mình trong thơ trước Cách mạng tháng Tám.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w