2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
2.1. Con người sống nhiệt thành, say mê
2.1.1. Quan niệm về con người sống nhiệt thành, say mê
Về phương diện nhân bản, con người sống nhiệt thành, say mê trước hết là thể hiện ở nhiệt huyết của họ. Thiếu bầu nhiệt huyết này con người dễ trở nên lơ đãng, chểnh mảng với mọi tương quan trong đời sống. Lòng nhiệt thành tạo nên niềm vui sống và là yếu tố chủ chốt để khởi đầu và hồn thành cơng việc. Nhiệt thành với cơng việc, nhiệt tình với mọi người, với chính bản thân mình sẽ giúp con người sống một cách sung mãn và đáng yêu trong từng giây phút hiện tại của đời mình.
Trong bài "Thơ Thơ ra đời lời đưa duyên của tác giả" Xuân Diệu đã tự giới thiệu: "...đây là lịng tơi đang thời sơi nổi, đây là hồn tôi vừa lúc ngân vang, và đây
là tuổi xuân của tôi, và đây là sự sống của tôi nữa; tôi đem tặng cho người trong mấy vần thơ đây" [19; 36]. Tác giả đã trực tiếp bộc bạch nỗi lịng của mình trong
thơ, khao khát thực hiện bằng thơ cái nhu cầu đối thoại, giao tiếp với con người và cuộc sống. Xuân Diệu cho rằng, con người sống nhiệt thành, say mê là những con người khát khao được sống, được yêu, được hiến dâng tuổi trẻ và tình yêu của mình cho người và cho cuộc đời. Niềm khát khao ấy được Xuân Diệu nói lên một cách chân thành và táo bạo. Cường độ cảm xúc được biểu hiện bằng thứ ngôn ngữ sinh động, giàu sức gợi cảm. Đây chính là nguyên nhân khiến cho thơ ông "mang theo một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này - Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình" [17; 106]. Thơ Xuân Diệu bộc lộ hồn thơ trẻ
trung, nồng nàn và tình yêu cuộc sống đến độ đam mê, thể hiện quan niệm nhân sinh của tác giả trước Cách mạng tháng Tám.
2.1.2. Những biểu hiện của con người sống nhiệt thành, say mê
Trong thơ Xn Diệu ln có một "nguồn sống rạt rào", lịng say mê yêu đời và niềm khát khao giao cảm với đời ở độ nồng nàn, tha thiết nhất. Chính khát vọng sống mãnh liệt này đã mang đến cho thơ Xuân Diệu một phẩm chất trữ tình có sức quyến rũ lạ lùng.
Xn Diệu quan niệm con người sống phải hoạt động, phải nhiệt thành. Do đó, ơng u đến cuồng nhiệt sự sống, cuộc sống và ghét cay ghét đắng sự hờ hững,
lạnh lùng, lối sống thụ động đơn điệu. Đây là tâm trạng, là quan niệm sống tích cực của Xuân Diệu. Trong thơ ông ta thấy đầy ắp những từ "sống" và "sự sống":
Sống tồn tim! Tồn trí, sống tồn hồn! Sống tồn thân! Và thức nhọn giác quan, Và thức cả trong giấc nồng phải ngủ; Sống, tất cả sống, chẳng bao giờ đủ, Chất chen kho mộng chắc với tình bền.
(Thanh niên - Xuân Diệu)
Sức sống, sự sống được biểu hiện bằng những màu sắc âm thanh rực rỡ của thiên nhiên, bằng sự nồng nhiệt của tình cảm, của lịng u đời, yêu người và sự bộc lộ một cách mạnh mẽ những tình cảm đó. Tuy có những lúc buồn, nhưng Xuân Diệu khơng phải là người chán đời, yếm thế. Ơng là người yêu đời, lăn xả vào cuộc đời để sống. Xuân Diệu cho rằng, đã là con người, nhất là con người trẻ tuổi thì phải sống nhiệt thành, say mê với thiên nhiên, cuộc đời và tình yêu. Sự sống chỉ được đầy đủ, viên mãn khi mỗi chúng ta biết trân trọng, nâng niu và tận hưởng vẻ đẹp của "thiên đường mặt đất". Xuân Diệu thích miêu tả sự sống ở trạng thái dâng trào, ở thời điểm náo nức, đắm say của đơi lứa trong tình yêu hay khi tạo vật đang độ dâng hương sắc. Đó là lúc sự sống có biểu hiện thắm tươi và hấp dẫn nhất. Theo ông, con người nhiệt thành, say mê phải được sống giữa mùa xuân - tình yêu và tuổi trẻ.
Dưới “con mắt xanh non và biếc rờn”, ta thấy trong thơ Xuân Diệu toát lên niềm say mê, thiết tha đối với cuộc đời. Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu cũng cựa quậy, cũng xôn xao và tràn đầy cảm xúc. Mùa xuân hiện lên như một thiên đường với đầy đủ hương vị, âm thanh: thời gian là mật ngọt, không gian là âm nhạc. Nhà thơ cảm nhận bằng nhiều giác quan để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp mùa xuân vừa tươi tốt, nồng nàn, tràn trề sinh lực vừa duyên dáng, hân hoan:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
(Vội vàng - Xuân Diệu)
Mùa xuân như một bữa tiệc của trần gian với thực đơn phong phú và đa dạng có đầy đủ màu sắc, đường nét, ánh sáng. Ong bướm đang đắm say, ngây ngất trong hương vị ngọt ngào của tình yêu, cây cối đâm chồi nảy lộc tràn đầy nhựa sống, chim chóc ríu rít kết thành đơi lứa... Mùa xn khơng chỉ có xn sắc mà cịn có tình xn và nồng nàn hơi thở của tình yêu. Xuân Diệu là người yêu đắm say, nhiệt thành sơi nổi, cho nên chỉ có Xn Diệu mới biết được “tuần
tháng mật” của ong bướm; nghe được “khúc tình si” của yến anh và mới cảm
vẻ đẹp của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ, được bộc lộ đầy đủ sự đam mê qua lời nói, ánh mắt, miệng cười, tay riết:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình u, Ta muốn thâu trong một cái hơn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm,
cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc với thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Vội vàng - Xuân Diệu)
Những động từ mạnh: ôm, riết, say, thâu, cắn diễn tả hoạt động nhanh, mạnh, thiên về cảm giác. Xuân Diệu như muốn vồ vập, ngấu nghiến để tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống, thể hiện tình yêu cuộc sống cuồng nhiệt tột cùng. Tác giả đã mở rộng mọi giác quan để tận hưởng và sống hết mình cho mùa xn, tuổi trẻ. Điều đó vừa khẳng định niềm khát khao mãnh liệt, vừa dựng lên hình ảnh một con người đang dang rộng đơi tay muốn ơm trọn mọi vẻ đẹp vào lịng. Nhờ tình yêu cuộc sống cuồng nhiệt, tác giả đã cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân tươi mới, nồng nàn và đầy sinh khí.
Xn trong thơ Xn Diệu là “ngun đán” của tình yêu, là sự khai mở của tâm hồn con người. Xuân mời gọi, hiến dâng, nồng nàn và say đắm. Xuân tồn tại như một giá trị vĩnh hằng. Đó là “xuân khơng mùa”, nó vượt cả khơng gian, thời gian, khơng chịu sự ràng buộc vào qui luật vận động của đất trời. Đây là cảm nhận về mùa xuân mang tầm vũ trụ của một tâm hồn luôn tha thiết được giao cảm với đời. Mùa xuân vĩnh hằng bởi nó ln gắn với tình u, mà tình u thì khơng có tuổi. Tình u sẽ không bao giờ hết trong thế giới con người và mùa xuân là hiện thân của tình u nên nó cũng khơng bao giờ vơi cạn:
Xuân của đất trời nay mới đến; Trong tôi, xuân đã đến lâu rồi: Từ lúc yêu nhau, hoa nở mãi Trong vườn thơm ngát của hồn tơi.
(Ngun đán - Xn Diệu)
Nhưng thực tế thì thế giới ln vận động, thời gian ln chảy trơi, khơng có cái gì là bền vững, nhất là tuổi xuân, ngày xuân. Do đó, Xn Diệu ln vội vàng, tận tâm siêng năng sống, ông mau mau đem hết cả tâm hồn mà dâng hiến cho đời và cũng đòi hỏi hết cả tâm hồn của người yêu, của trời đất, của mọi sự vật trên trần gian.
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Lịng tơi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
(Vội vàng - Xuân Diệu)
Nỗi niềm luyến tiếc mùa xuân - tuổi trẻ, là tiếc sự sống. Đó là biểu hiện của lòng yêu đời ham sống, ý thức giá trị của sự sống. Tiếc mùa xuân ngay giữa mùa xuân, tiếc tuổi trẻ khi đang còn trẻ tuổi là sự trỗi dậy của ý thức về cái đẹp vô giá của cuộc sống nên cần phải tranh thủ thời gian, sống như thế nào cho có ý nghĩa, xứng đáng với đời người. Đó là một quan niệm nhân sinh. Thời gian vô tri, lạnh lùng đã âm thầm tàn phá không thương tiếc cái đẹp. Khi cái đẹp tàn phai thì tự nhiên đối kháng với con người: "Lịng tơi rộng nhưng lượng trời cứ chật", "còn
trời đất nhưng chẳng cịn tơi mãi" (Vội vàng - Xuân Diệu) và thiên nhiên cũng mất
đi cái vui tự nhiên của nó. Cho nên nhà thơ phải cố níu giữ thời gian:
Tơi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tơi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.
(Vội vàng - Xuân Diệu)
Xuân Diệu muốn đoạt quyền của tạo hóa. Đó là một khát vọng mãnh liệt. Thực tế con người không thể làm được điều này nên nhà thơ chỉ còn một cách là hãy mau lên, vội vàng lên để tận hưởng những giây phút được sống tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ. Chính bởi vậy mà “Vội vàng” là một bài thơ tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám thể hiện lối sống nhiệt thành, đầy say mê trước cuộc đời với một trái tim sôi sục, tràn đầy sức sống của nhà thơ Xuân Diệu.
Xn Diệu u thích mùa xn, vì mùa xn là mùa của sự sống trong độ cực điểm của nó: "Tóc liễu bng xanh q mĩ miều - Bên màu hoa mới thắm như
kêu"... (Nụ cười xuân - Xuân Diệu). Trong mùa xuân mọi vật không thể yên ngủ mà
đều hoạt động, đều sống hết mình: "Cánh hồng kết những nụ hoa tươi - Ánh sáng
ôm trùm những ngọn cao - Cây vàng rung nắng lá lao xao - Gió thơm phơ phất bay vơ ý"... (Nụ cười xuân - Xuân Diệu).
Đó là sự cảm nhận về mùa xuân như biểu tượng cho sự sống của thiên nhiên mà phải là người có khát vọng sống mãnh liệt, sống nhiệt thành, say mê và có một tâm hồn tinh tế, biết lắng nghe “từng đường tơ ánh sáng” của đất trời lúc giao mùa thì mới thấu hiểu và cảm nhận được những điều kì diệu ấy. Trong thơ Xuân Diệu, mùa xn khơng cịn đơn thuần là mùa của đất trời nữa mà nó được cảm nhận như một người trẻ tuổi ở độ tràn đầy sức sống, trẻ trung, đẹp đẽ và vơ cùng gợi cảm. Nhà thơ nói nhiều về mùa xuân để gửi gắm khát vọng sống mãnh liệt, sống nhiệt thành, say mê của mình vào đó.
Trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, con người nhiệt thành, say mê cịn được thể hiện ở đề tài tình u. Với Xn Diệu, trước hết đó là tình u của những người đang u. Xn Diệu nói về tình u nhưng thơng qua tình u để nói lên cảm xúc sâu thẳm, khát vọng sống mãnh liệt của con người. Cảm hứng tình yêu là cảm hứng chủ đạo của thơ Xn Diệu trước Cách mạng tháng Tám. Ơng có tun ngơn về tình u một cách cơng khai, nâng tình u thành một triết lý sống:
Làm sao sống được mà không yêu, Không nhớ, không thương một kẻ nào?
(Bài thơ tuổi nhỏ - Xuân Diệu)
Nhà thơ quan niệm tình yêu như là phần "ngon nhất" của cuộc đời mà con người không thể thiếu được. Nhà thơ viết về tình yêu với những cung bậc khác nhau. Cảm xúc tình yêu trong thơ Xuân Diệu mãnh liệt, mặn nồng nhưng chân thành và mới mẻ. Đó là một tình u đích thực, khơng nghiêng về nhục cảm mà hài hịa, rất trần thế nhưng cũng rất lí tưởng, rất nhục thể nhưng cũng rất tâm linh. Nói như Nguyễn Đăng Mạnh: "Xn Diệu khơng quan niệm tình u chỉ là sự giao cảm
xác thịt mà còn là sự giao cảm của những linh hồn mà đấy mới là cái khát vọng cao nhất, cái đích cao nhất trong tình u" [20; 128]
Trong thơ ơng hay nói tới "cái thứ nhất"," cái đầu tiên", "tình thứ nhất",
"đêm thứ nhất"... Đó là cái thanh tân, trong trắng, vẹn trịn chưa bị hủy hoại bởi
thời gian. Xn Diệu u tuổi trẻ, cũng vì đó là tuổi của sự bắt đầu:
Anh chỉ có một tình u thứ nhất, Anh cho em, kèm với một lá thư. Em khơng lấy, và tình anh đã mất Tình đã cho khơng lấy lại bao giờ.
(Tình thứ nhất - Xuân Diệu) Hay:
Nhưng giây phút đầu say hoa bướm thắm, Đã nghìn lần anh bắt được anh mơ
Đơi mắt sợ chẳng bao giờ dám ngắm, Đôi tay yêu không được nắm bao giờ ...
Hoa thứ nhất có một mùi trinh bạch; Xuân đầu mùa trong sạch vẻ ban sơ. Hương mới thấm bền ghi như thiết thạch; Sương nguyên tiêu,
Trời đất cũng chung mờ.
(Tình thứ nhất - Xuân Diệu)
Tình yêu, trong quan niệm của Xuân Diệu, cũng là một dạng của sự sống. Tình yêu là mùa xn; bằng tình u, với tình u, con người có thể thốt khỏi những cặn bã, dung tục của đời thường. Khơng gian của tình u trong thơ Xn Diệu là khơng gian rực rỡ, chói sáng vì tình u là ngọn lửa đốt cháy mọi vật. Trong khơng gian của tình yêu, vạn vật đều trở nên tích cực, sống động; tơ giăng, nhạc phất, rặng mi xao động, mặt trời cưới trời xanh... Điều đó thể hiện quan niệm
sống, quan niệm yêu tích cực, chủ động của nhà thơ. Nếu như trong cuộc sống Xuân Diệu không chấp nhận lối sống tẻ nhạt, lãnh đạm thì trong tình u ơng khơng chịu nổi tình u lặng lẽ, khơng tỏ bày. Ơng địi hỏi tình yêu phải được bộc lộ một cách nồng nhiệt, bằng cả hành động và lời nói:
Anh tham lam, anh địi hỏi quá nhiều. Anh biết rồi, em đã nói em yêu; Sao vẫn muốn nhắc một lời đã cũ? - Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ?
Nếu em yêu mà chỉ để trong lịng Khơng tỏ bày, u mến cũng là không. Và sắc đẹp chỉ làm bằng cẩm thạch. Anh thèm muốn vơ biên và tuyệt đích, Em biết khơng? Anh tìm kiếm em hồi. Sự thật ngày nay khơng thật
đến ngày mai, Thì ân ái có bao giờ lại cũ?
Yêu tha thiết thế vẫn cịn chưa đủ, Phải nói u trăm bận đến ngàn lần; Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân Đem chim bướm thả trong vườn tình ái. Em phải nói, phải nói, và phải nói: Bằng lời riêng nơi cuối mắt, đầu mày, Bằng nét vui, bằng vẻ thẹn, chiều say, Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết, Bằng im lặng, bằng chi anh có biết! Cốt nhất là em chớ lạnh như đông Chớ thản nhiên bên một kẻ cháy lòng Chớ yên ổn như mặt hồ nước ngủ. Yêu tha thiết, thế vẫn cịn chưa đủ...
(Phải nói - Xn Diệu)
Thế nhưng dù người u có nồng nhiệt đến đâu thì với Xn Diệu, thế vẫn cịn chưa đủ! Ơng chưa bao giờ thỏa mãn với cái hiện có, ơng địi hỏi cái Vơ biên, Tuyệt đích, tức là địi hỏi cái hoàn mỹ:
Như kẻ hành nhân quáng nắng thiêu, Ta cần uống ở suối thương u; Hãy tn âu yếm, lùa mơn trớn, Sóng mắt, lời môi, nhiều - thật nhiều! ...
Trời cao trêu nhử chén xanh êm; Biển đắng không nguôi nỗi khát thèm. Nên lúc môi ta kề miệng thắm
Trời ơi, ta muồn uống hồn em!
(Vơ biên - Xn Diệu)
Tình u, đối với Xn Diệu là những cung bậc cảm xúc “Huyền diệu”:
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm Say người như rượu tối tân hôn;
Như hương thấm tận qua xương tủy, Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn.
(Huyền diệu - Xuân Diệu)
Do không thỏa mãn với cái hiện có nên Xuân Diệu lúc nào cũng hối hả, giục giã: phải! hãy!... Những từ ở thức mệnh lệnh nhưng thực ra là sự cầu xin. Xuân Diệu hối hả, giục giã cũng vì ơng q say mê cuộc sống và ý thức rõ cái giới hạn của mn vật: thời gian, tuổi trẻ, tình u...
Đời trơi chảy, lịng ta khơng vĩnh viễn. Vừa xịch gối chăn mộng vàng tan biến;