Con người mộng tưởng

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 43 - 47)

2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám

2.3. Con người mộng tưởng

2.3.1. Quan niệm về con người mộng tưởng

Chủ nghĩa lãng mạn là sự phản ứng chống lại xã hội đương thời, con người muốn thốt li thực tế tìm đến một thế giới khác giúp con người quên cuộc sống thực tại mà họ cảm thấy chán ghét, vẽ ra một cuộc sống nhằm thỏa mãn cái tơi bị tổn thương. Do đó, thế giới trong chủ nghĩa lãng mạn là thế giới mộng tưởng. Quan niệm về thế giới mộng tưởng tùy vào phản ứng khác nhau ở hai khuynh hướng tiêu cực và tích cực. Đối với những người lãng mạn tiêu cực thì họ có thái độ bi quan trốn chạy cuộc đời, họ thường tìm về quá khứ, vào mộng ảo hay thu mình vào cái

tơi bí ẩn, thiên định về cuộc đời, về ái tình và về cái chết. Đối với những người lãng

mạn tích cực thì họ khơng hịa hỗn thỏa hiệp với thực tại, mà họ mong muốn thiết lập nên một xã hội mới đảm bảo hạnh phúc cho con người, họ thường vẽ ra một xã hội lí tưởng. Thốt ly vào mộng tưởng để nghỉ ngơi và là cách con người phấn chấn sau những thất vọng cuộc đời.

Trước Cách mạng tháng Tám, với hoàn cảnh xã hội nước ta, nhiều người, nhất là các thi sĩ thường cảm thấy cô đơn, bế tắc trước cuộc đời. Họ muốn làm rất nhiều điều có ích cho xã hội, cho đất nước nhưng thực tế cuộc sống lại khó có thể làm được nên họ luôn bế tắc, bất mãn. Con đường để giải thốt họ khỏi những tâm trạng đó là thốt li vào thế giới mộng tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong phong trào Thơ mới đã vượt lên trên thực tế, thoát li hiện thực. Mỗi nhà thơ đều mang thân phận của kiếp "con chim lìa đàn" và khi cá nhân khơng tìm được tiếng nói ở thực tại sẽ nhanh chóng rơi vào bế tắc, chán nản, vỡ mộng. Từ đó, các dịng cảm hứng đều hướng tới một thế giới mộng tưởng, để cái tơi cá nhân có thể trú ngụ, giãi bày. Chúng ta thường gặp trong Thơ mới hay xuất hiện những thế giới thơ xa lạ với hiện thực cuộc sống. Thế Lữ lưu luyến cảnh tiên trong tưởng tượng, phảng phất nghe tiếng sáo, mải mê ngắm những nàng tiên. Người đã “thoát lên tiên” mang theo giấc mộng của chàng Từ Thức thủa nào:

Hai con hạc trắng bay về bồng lai.

(Tiếng sáo thiên thai - Thế Lữ)

Tiếng reo ngỡ ngàng ngạc nhiên của chủ thể trữ tình trong cái buổi đầu Thơ mới chào đời ấy như tiếng gọi thiết tha con người hãy từ bỏ cuộc sống trần ai để đến với những giấc mộng thoát li. Một thế giới thanh khiết, vô trùng hiện lên trong thơ Thế Lữ. Thế giới ấy là cõi trời, cõi tiên. Một ảo mộng tinh thần xuất phát từ cảm hứng lãng mạn thoát li. Chế Lan Viên cũng nhất định khước từ hiện tại để trở về với một nước Chiêm Thành phảng phất trong quá khứ. Những bi hùng của một dân tộc đã được dựng dậy trong thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên:

Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.

(Xuân - Chế Lan Viên)

Cịn Vũ Hồng Chương thì đi vào thế giới siêu hình, trốn vào trụy lạc, Hàn Mặc Tử, Bích Khê đi vào thế giới mộng ảo, điên loạn... Khi con người rơi vào những bi kịch, thất vọng, họ thường thoát li vào mộng tưởng, vào những điều tốt đẹp để vượt qua những khó khăn trước mắt, tìm kiếm sự khuây khỏa trong mộng tưởng. Đây gần như là một con đường để mỗi người thốt li khỏi những khó khăn trong cuộc sống. Đối với những con người càng nhạy cảm, thì khuynh hướng thốt ly vào mộng tưởng càng nhiều. Sự nhạy cảm thúc đẩy sự khắc khoải, và đã khắc khoải thì khơng dễ gì thấy an lịng ở trong đời sống thường nhật.

Thế giới trong thơ Xn Diệu thì có khác so với thế giới của Thế Lữ, Chế Lan Viên, Vũ Hồng Chương, Hàn Mặc Tử. Bởi vì, ơng xây lầu thơ của mình trên chính mảnh đất của trần gian và hiện tại. Bản thân Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn tích cực nên con người mộng tưởng trong thơ Xuân Diệu là những con người lãng mạn tích cực. Xuân Diệu quan niệm rằng "mỗi chúng ta ln có những cái

mộng tưởng rất lớn, mộng tưởng ấy khiến cho cuộc đời trở nên có ý nghĩa, có phương hướng, có sức mạnh để giúp chúng ta thực hiện những ước mơ, khát vọng trong cuộc đời" [19; 38]. Xuân Diệu quan niệm thiên đường chính là mặt đất, là

cuộc sống trần gian, do đó con người mộng tưởng vẫn là con người của cuộc sống thực tại, mộng tưởng trong thế giới thực tại.

2.3.2. Những biểu hiện về con người mộng tưởng

Trong những tác phẩm thơ của Xuân Diệu ở thời kì trước Cách mạng tháng Tám xuất hiện hình ảnh con người mộng tưởng. Nhà thơ thường sử dụng một số từ như ngỡ, tưởng, tưởng tượng, mơ... để nói về những con người mộng tưởng trước thiên nhiên, mộng tưởng với cuộc đời và mộng tưởng trong tình yêu: "Anh tưởng

em là của anh rồi" (Hẹn hò), "Tơi chỉ sống để hồi hồi tưởng nhớ" (Dối trá), "Ta tưởng tượng một tình duyên mới nụ", "Một trời mơ đang cầu nguyện trong tôi - Chờ một tiếng để bừng lên hạnh phúc" (Mời u).

Chính Xn Diệu cũng đã từng viết:

Tơi là con chim đến từ núi lạ Ngửa cổ hót chơi.

Xuân Diệu tự nhận mình là "con chim lạ" không thuộc về cuộc sống trần gian tầm thường, tẻ nhạt này. Nhưng đó chỉ là mộng tưởng, bởi vì nhà thơ vẫn là con người sống giữa trần gian và hiện tại. Xuân Diệu đã tìm kiếm cõi mộng giữa trần gian để lảng tránh thực tế, để thi vị hóa thực tế cho tươi đẹp hơn những gì đang có trước mắt:

Những mắt cạn cũng cho rằng sầu chứa; Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy; Mn ngàn đời tìm cớ dõi sương mây, Dấn thân mãi để kiếm trời dưới đất.

(Dại khờ - Xuân Diệu)

Mộng tưởng cũng là biểu hiện của một tâm hồn thơ mộng và giàu cảm xúc:

Chỉ là gió, nhưng lịng tơi thả bướm, Thêm phất phơ cho hơi thở vừa hiền. Chỉ là trăng; nhưng tôi thấy thần tiên, Như tuyệt diệu: bởi hồn tơi xanh q!

(Chỉ ở lịng ta - Xn Diệu)

Đọc những vần thơ ấy, ta thấy thực tế đối với Xn Diệu thật tẻ nhạt, ít ỏi

“chỉ là” thơi, nhưng những điều tưởng như nhỏ nhoi ấy thường được tác giả “thả bướm”, “thấy thần tiên”. Điều đó có nghĩa là nhà thơ mộng tưởng một cách cố ý

để giữ lấy niềm vui sống, đồng thời để làm đẹp thực tế, tỏa ánh trăng ảo mộng lên thực tế bằng hồn thơ phong phú của mình. Đó cũng chính là vấn đề “đơi mắt” của người nghệ sĩ, nó nhấn mạnh vai trò năng động sáng tạo, khác hẳn với quan niệm của các nhà thơ cổ đề cao thế giới khách quan, coi nhẹ chủ quan người sáng tác. Một mặt nào đó, có thể thấy đây là điều mang yếu tố tích cực của một tâm hồn thơ lãng mạn trong phong trào Thơ mới.

Xuân Diệu mộng tưởng là biết rõ mình bị lừa dối nhưng với ơng điều quan trọng là được mơ mộng, được tin, được nhầm. Để trốn tránh thực tại cay đắng, phũ phàng, Xuân Diệu đã tự lừa dối lịng mình. Bởi vậy, khơng gian trong thơ Xn Diệu là khơng gian ảo mộng chứ không phải là không gian của những sinh hoạt đời thường vì tác giả đã chủ động né tránh nó. Nhà thơ mộng tưởng là biết mình bị lừa dối những vẫn có một thái độ rất lạnh lùng:

Ta tưởng tưởng một tình dun mới nụ, Người được nói, tơi được nghe là đủ; Thực càng hay, mà giả dối lại sao? ...

Tơi lắng đợi! Nhịp lịng tơi dừng lại! Tôi cần tin! Tôi khao khát được nhầm! Cho tôi mơ một ảo tưởng thâm trầm, Và mặc kệ, nếu nó là dối trá!

(Mời yêu - Xuân Diệu)

Trốn vào tình yêu là con đường phổ biến nhất của thơ ca lãng mạn đương thời. Ở một số thi sĩ, tình u đơi lứa khơng những là nguồn cảm hứng, mà tình u

cịn là lẽ sống duy nhất ở đời.Vì thế khi tình yêu tan vỡ cuộc đời cũng sụp đổ tất cả. Vũ Hồng Chương đã ơm một giấc mộng tình mười năm, người yêu đi lấy chồng, thi sĩ chỉ cịn biết khóc than thảm thiết bên bàn đèn và chiếu rượu. Còn Xuân Diệu là người đi sâu nhất vào trong thế giới của yêu đương, nên nhà thơ lúc nào cũng tưởng rằng mình đang yêu, được yêu và ở bên người yêu:

Có lúc tưởng chỉ để rơi tàn lửa, Tay vơ tình gieo một đám cháy to; Người tưởng buông chỉ đôi tiếng hẹn hị Tơi hưởng ứng bằng vạn lời say đắm.

(Dối trá - Xuân Diệu) Hay:

Một phút gặp thôi là muôn buổi nhớ; Vài giây trông khơi mối vạn ngày theo. Mộng bay chơi nhằm một buổi trời chiều, Gặp tóc biếc; tưởng sắc ngày xưa nở! Nửa câu nói, một chút cười, đơi tiếng thở Tình cờ qua trên miệng mở quá xinh: Ta ngây thơ vội tưởng họ yêu mình, Về dâng vội cả ân tình thứ nhất.

Đương vương chủ ta bỗng thành hành khất, Chỉ vì nghe một lời hứa như chim.

Ơi đơi chân! sao mà chúng hay tìm!

Ơi cái ngực! sao ngươi thường đập mạnh! Toả thương nhớ để ơm chồng bóng ảnh, Những chiều thu góp lạnh giữa mù sương.

(Yêu mến - Xuân Diệu)

Trái tim đa tình, niềm khát khao tình yêu đến tột bậc của nhà thơ được biểu hiện bằng những cặp từ đối lập: tàn lửa - đám cháy to, đôi tiếng - van lơn, một phút

gặp - muôn buổi nhớ, vài giây khơi - vạn người theo... Qua những câu thơ trên ta

cũng cảm nhận được nỗi niềm cay đắng của tác giả vì con người thường hay mơ ước những cái mà mình khơng có. Nhưng nhiều khi mơ ước chỉ là mơ ước, còn thưc tại thì thật đắng cay, phũ phàng.

Xuân Diệu lúc nào cũng ảo tưởng trong tình u bởi vì ơng ln cả tin, kỳ vọng q nhiều vào tình u. Với ơng, u là một cách né tránh thực tại. Tình yêu về một mặt nào đó là một giấc mộng, một giấc mộng khơng dễ có trong cuộc đời. Do đó, Xuân Diệu phải hối hả yêu, phải bằng mọi cách giữ lấy tình yêu. Sống trong cuộc đời nhưng Xuân Diệu luôn mơ tưởng tới một khơng gian xa xơi nào đó:

- Trong giờ mơ ngủ ấy

Bông hoa lài thức dậy sánh từng đôi. Hoa lài xanh dưới ánh nguyệt tuôn trời; Ánh nguyệt trắng trên hoa lài đúc sữa. Sao họ khéo nõn nà mà bợ ngợ

Những nàng hoa chờ đợi gió phong lưu!

(Hoa đêm - Xuân Diệu)

Mơ ước đến một miền xa xơi hay hồi niệm về quá khứ cũng là một dạng mộng tưởng. Các nhà thơ lãng mạn muốn thay đổi hiện tại bằng cách thay đổi khơng gian. Đó là điều khơng tưởng. Những chuyến "xê dịch" của các nghệ sĩ như Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính... là cách hướng tới cái gì đó ngồi thực tại, nhưng dù có trải qua nhiều các chuyến đi thì rốt cuộc họ vẫn quay trở về với cuộc sống thực tại. Do thực tại không thỏa mãn được nhu cầu của con người cho nên họ mới mơ mộng, tưởng tượng. Bởi vì, ước mơ của con người là vơ biên, trường cửu. Đó là khát vọng nhưng đồng thời cũng là bi kịch của con người. Cái tôi của nhà thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám mộng tưởng quá nhiều nên có đơi lúc rơi vào bi kịch là vì thế. Song, so với các nhà Thơ mới khác, Xuân Diệu mộng tưởng nhưng khơng thốt ly cuộc sống, vì nhà thơ u sự sống đến si mê. Do đó, trong thơ ơng con người mộng tưởng là để thi vị cuộc sống hiện tại, để cuộc đời có đầy đủ ý nghĩa hơn mà thôi.

Như vậy, cái tôi lãng mạn tự bộc lộ mình trong phong trào Thơ mới rất đa dạng, phong phú. Mỗi nhà Thơ mới là một cá tính sáng tạo riêng. Qui luật thăng trầm cùng bi kịch của cuộc đời cái tôi Thơ mới được thể hiện khá đầy đủ trong sáng tác của Xuân Diệu. Qua việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ ông trước Cách mạng tháng Tám, chúng tôi thấy Xuân Diệu là người đã thể hiện được trong thơ một cái tơi trữ tình nhiều màu sắc và mang những nét riêng độc đáo. Xuân Diệu đã thể hiện trong thơ một nguồn sống dạt dào chưa từng có. Khi vui cũng như khi buồn ơng đều nồng nàn, thiết tha. Con người trong thơ Xuân Diệu cũng là con người đa màu sắc cảm xúc, phong phú về cung bậc tình cảm. Nhà thơ đã cảm nhận, gợi lên những rung động tinh tế trong lòng mỗi con người. Đồng thời thể hiện thành cơng quan niệm nghệ thuật mới mẻ của mình về con người. Từ đó mở ra một thời đại mới cho sự phát triển của thi ca Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w