Con người mang nỗi buồn vì cơ đơn, lạc loà

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 36 - 43)

2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám

2.2. Con người mang nỗi buồn vì cơ đơn, lạc loà

2.2.1. Quan niệm về con người mang nỗi buồn vì cơ đơn, lạc lồi

Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn, ln địi hỏi sự hồn mỹ nhưng ơng lại sống trong hoàn cảnh mất tự do, trong điều kiện sống mỏi mịn, tù túng, nên nhà thơ ln cảm thấy bơ vơ, bất lực khi bước vào thực tế. Sau niềm hân hoan, rạo rực, nhiệt thành, say mê ở thời kỳ đầu trong tập "Thơ Thơ", sang tập "Gửi hương cho

gió" tâm trạng buồn chán, hồi nghi vì cơ đơn, lạc lồi phát triển trong thơ ơng trở

nản của cái tôi nhỏ bé trước không gian mênh mơng và thời gian thăm thẳm. Đó là nỗi buồn của những con người cơ đơn, lạc lồi.

Cách đây nửa thế kỷ, trong Những bước đường tư tưởng của tôi, nhằm cắt nghĩa âm điệu "buồn tịch mịch trong những điều ấm nóng reo vui" trong tập "Thơ

thơ" và "Gửi hương cho gió", Xuân Diệu viết: "Những điều kiện của gia đình và xã hội đã làm tôi buồn sẵn, lại học vào một nền văn học nặng buồn bã, than thở, bi quan. Ở lớp nhất, thơ Tản Đà đã ru tôi, nhưng cũng để lại cho tâm hồn tôi một vị đắng... Tơi thuộc nhuyễn bài thơ Đồn Như Kh: Biển thảm mênh mơng sóng lụt trời. Em thiếu niên mới chớp mi mắt nhìn ra cuộc đời, đã thấy một rèm giọt lệ! Tôi thấy trong tôi ào lên một nguồn thơ sôi nổi, mới mẻ; nhưng tôi vừa tập tễnh đến ngưỡng cửa của làng văn, thì La Bờ-ruy-e (La Bruyère) đã lắc đầu niêm yết một câu bất lực: Tất cả đều đã nói cả rồi, và người ta đến muộn quá..."[19; 29].

Đó là những căn nguyên khiến thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám tuy không ảo não, thê thiết như Huy Cận, không lâm vào bi kịch số phận đớn đau như Hàn Mặc Tử, cũng không chơ vơ u uất như Vũ Hoàng Chương... nhưng vẫn mang nặng nỗi buồn: buồn khi nhìn ra rặng liễu đìu hiu, buồn khi chiều bng lưới, buồn khi thu đến, buồn khi xuân đi, buồn khi gió sớm bay về, buồn khi viễn khách đi, buồn cùng trăng, sầu cùng kỹ nữ, buồn có cớ và buồn vơ cớ... Đâu đâu cũng thấy một nỗi buồn, nhớ nhung, thương tiếc.

2.2.2. Những biểu hiện của con người mang nỗi buồn vì cơ đơn, lạc lồi

Tâm trạng buồn vì cơ đơn, lạc lồi là tâm trạng chung của các thi sĩ, nhất là của các nhà Thơ mới thời đại bấy giờ, cũng là tâm trạng chung của phần lớn trí thức tiểu tư sản trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Trong đó, Xuân Diệu là một trong những thi sĩ Thơ mới cảm nhận rõ rệt nhất nỗi buồn vì cơ đơn, lạc lồi. Bởi vì, nhà thơ càng yêu sự sống, khát khao giao cảm bao nhiêu lại càng day dứt khổ đau vì bị ruồng rẫy bấy nhiêu. Khi viết về thế hệ thi sĩ Thơ mới, Hoài Thanh đã khái quát: “Đời chúng ta nằm trong vịng chữ tơi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu.

Nhưng càng đi sâu càng lạnh” [19; 40]. Xuân Diệu là nhà thơ ý thức sâu sắc nhất

về cái tôi cá nhân thời ấy nên ông cảm nhận đầy đủ nhất cái lạnh giá giữa cuộc đời. Ông đã đến với cuộc đời bằng tấm lòng nhiệt thành, say mê, bằng khát vọng tình u vơ biên tuyệt đích. Mang một trái tim tràn đầy và si mê như thế, thi sĩ tin rằng sẽ được mọi người đón nhận, sẽ được cuộc đời đáp đền tất cả những nhu cầu, khát vọng. Nhưng ở thời ấy, Xn Diệu đã khơng tìm được niềm giao cảm với đời. Do đó, bên cạnh con người sống nhiệt thành, say mê, yêu cuộc sống thiết tha, trong các sáng tác của Xn Diệu trước Cách mạng tháng Tám cịn có con người mang nỗi buồn vì cơ đơn, lạc lồi. Đây cũng là mơ tip quen thuộc của trong thơ ca lãng mạn trong phong trào Thơ mới.

Nói về con người buồn vì cơ đơn lạc lồi, Xn Diệu hay dùng biểu tượng

núi, mây: "Mây biếc về đâu bay gấp gấp" (Thơ dun). Xn Diệu sợ đắm mình

vào cơ đơn, nên lẩn tránh cơ đơn, tìm mọi cách để mình khỏi gặp mình "Chớ để

riêng em gặp phải lịng em" (Lời kỹ nữ). Nỗi buồn trong thơ Xuân Diệu cũng

Tử mà là nỗi buồn do cô đơn, là nỗi buồn của những con người sống nhiệt thành, say mê với đời nhưng không được đáp ứng. Nếu trước kia, thiên nhiên từng là đối tượng để Xuân Diệu gửi gắm niềm say mê cuộc sống và khát vọng tình yêu thì giờ đây ơng lại tìm đến và ký thác vào đó những tâm sự buồn, cơ đơn của lịng mình: một rặng liễu mùa thu với nỗi buồn tang tóc; một hàng cây thay hoa trút lá mà như ngấm nỗi đau chia li thân thế; một cơn gió cũng mang theo những mảnh tâm hồn nhức nhối; một vầng trăng đơn chiếc lạnh lùng; một áng mây buồn u ám... Nhưng trước thiên nhiên, nỗi buồn của Xuân Diệu thường chỉ diễn ra trong từng khoảnh khắc. Có những nỗi buồn ập đến bất chợt và tan biến đi rất nhanh. Vì vậy, thơ Xuân Diệu không để lại ấn tượng ảm đạm thê lương mà nỗi buồn cứ thoắt đến lại thoắt đi, mơ hồ phảng phất, buồn đó nhưng lại vui ngay đó... Sự chuyển đổi liên tiếp giữa hai tâm trạng cảm xúc được thể hiện qua một số bài thơ như "Đây mùa thu tới",

"Trăng buồn" đã tạo nên nhiều hình ảnh thơ thú vị bất ngờ.

Trong thời đại Thơ mới, đến Xuân Diệu thì ý thức cá nhân đã phát triển khá cao, tuy nhiên ơng vẫn chưa tìm được sự đồng vọng, cộng hưởng ở tầng lớp độc giả đơ thị trẻ tuổi. Do đó, sự cơ đơn của thi nhân xuất phát từ sự cô độc của một kẻ lạc lồi. Thơ Xn Diệu có rất nhiều những từ như "một mình" (Tơi một mình đối diện

với tình khơng), "riêng" (Chớ để riêng em gặp phải lòng em), "thứ nhất" (Ta là Một, là Riêng là Thứ Nhất)... Xuân Diệu ln có cảm giác bị đồng loại xa rời, bị

đồng loại không hiểu.

Là một thi sĩ thiết tha với cuộc đời, với tình u, nhưng kỳ lạ thay, ơng càng muốn gắn bó khăng khít thì càng thấy chia xa, hững hờ; càng khao khát được cảm thơng, chia sẻ thì càng thấy cơ đơn. Khi Xuân Diệu ý thức được đầy đủ, sâu sắc bản ngã của mình cũng chính là lúc ơng cảm thấy cơ đơn hơn bao giờ hết:

Hiu hắt nhẽ bốn phương trời vò võ, Lạnh lùng chăng, sầu một đỉnh chon von.

(Hy Mã Lạp Sơn - Xuân Diệu)

Đối diện với cuộc đời, với tình yêu, khoảng cách giữa mộng và thực khiến ông cảm thấy chơi vơi, hụt hẫng. Cũng chung thân phận lạc loài, bị ruồng bỏ, nhưng nếu như Vũ Hồng Chương đã tìm đến với sự quên lãng, say sưa, hay cố vẫy vùng để thốt khỏi tình cảnh khủng khiếp đó, hoặc như Huy Cận - nhà thơ đã tự chất chứa trong mình tất cả nỗi sầu vạn kỷ và nỗi buồn của Thơ mới - cũng có lúc phải cầu Thượng đế đến giải thốt cho mình, cịn Xuân Diệu lại vẫn cứ giữ lấy nỗi "sầu đơn muôn vạn kiếp" và cơ độc ngay giữa cõi đời. Có lúc nhà thơ tự gọi mình là "chàng sầu", có lúc hóa thân vào "con nai chiều", "người kỹ nữ", "núi non"... như những tiểu

vũ trụ đơn độc giữa đại vũ trụ bao la. Cũng ngơ ngác trước cuộc đời nhưng nếu như

"con nai vàng" của Lưu Trọng Lư ít ra cịn bước đi để lại đằng sau tiếng chân xào

xạc thì "con nai chiều" của Xn Diệu khơng thể cất chân vì hồn tồn bị bủa vây

"chân vướng rễ cây - Lịng vướng mn dây" giữa rừng chiều tội nghiệp: Tôi là con nai bị chiều đánh lưới,

Không biết đi đâu, đứng sầu bóng tối.

Trong những bài thơ mượn cảnh núi non để mô tả sự cơ đơn "hố thạch", cô

đơn "bất biến" của lịng người thì có lẽ bài "Núi xa" được viết vào thời kỳ đầu chớm xuất hiện trạng thái cơ đơn trong lịng tác giả, nên nỗi buồn mới chỉ phảng phất như nỗi nhớ nhà:

Êm êm núi biếc, xinh như ngọc Và cũng buồn như nỗi nhớ nhà.

(Núi xa - Xuân Diệu)

Còn bài Hy Mã Lạp Sơn viết vào thời kỳ sau, là cao điểm của sự cô đơn báo hiệu những khủng hoảng tinh thần của cái tôi Xuân Diệu nói riêng và có thể là cả trào lưu Thơ mới nói chung, nên nỗi buồn đã trở thành nỗi sầu vì cơ độc. Nhưng bài thơ bộc lộ đến tận cùng nỗi cô đơn của tác giả là bài "Lời kỹ nữ". Mặc dù bài thơ

cũng nói về tình u nhưng đây khơng phải là bài thơ tình với đúng nghĩa của nó. Xn Diệu đã mượn thứ tình cảm khơng cội rễ, khơng gắn bó của khách làng chơi và gái giang hồ để bày tỏ nỗi cơ đơn kinh khủng của lịng người. Một nỗi cơ đơn tự mình khơng chịu đựng nổi nhưng cũng không thể chia sẻ cùng ai. Phải có sự đồng cảm sâu sắc với cảnh ngộ đáng thương của người con gái giang hồ, Xuân Diệu mới có thể hịa tan vào trong nỗi cơ đơn buốt giá của nhân vật trữ tình từ những chuyển động của thân thể đến cảm giác run sợ, lạnh lẽo trong tâm hồn:

Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo, Trời đầy trăng, lạnh lẽo suốt xương da.

(Lời kỹ nữ - Xuân Diệu)

Bài thơ mở đầu bằng lời mời mọc thiết tha: "Khách ngồi lại cùng em thêm

chốc nữa - Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơi." và kết thúc bằng hình ảnh

được diễn tả một cách tinh tế của cảm giác để nói lên nỗi cơ đơn rợn ngợp trong lịng người:

Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt. Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi. Du khách đi.

Du khách đã đi rồi.

(Lời kỹ nữ - Xuân Diệu)

Lời van vỉ của người kỹ nữ khơng níu nổi chân du khách cũng như tình cảm thành thật của người nghệ sĩ đã bị người đời phũ phàng cự tuyệt. Đó là bi kịch tinh thần đau xót của các nhà thơ lãng mạn mà Xuân Diệu đã cảm nhận và thể hiện vô cùng thấm thía. Cùng chung một chủ đề với bài thơ "Giang hồ" của Lưu Trọng Lư,

"Dâng tình" của Vũ Hồng Chương, nhưng "Lời kỹ nữ" của Xuân Diệu khơi sâu vào

tâm thức của thời đại, đạt tới tầm trí tuệ cao hơn và ý nghĩa nhân bản sâu sắc hơn. Bên cạnh việc phản ánh thực trạng tinh thần xót đau, quằn quại và cái tâm thế cô đơn cùng cực của cái tôi cá nhân tiểu tư sản với nỗi sầu "cốt tuỷ", thơ Xuân Diệu tập trung vào một khía cạnh bi kịch tinh thần lớn hơn, nếu khơng muốn nói là lớn nhất của đời ơng: Đó là nỗi cơ đơn của một bi kịch tình u. Khát vọng tình yêu càng lớn, thất vọng càng nhiều. Trên con đường tìm kiếm vị ngọt ái tình, ơng thường xun phải nếm đủ mùi cay đắng. Thời kỳ đầu của tập "Thơ thơ", Xuân

Diệu còn được an ủi bởi niềm vui hò hẹn, gặp gỡ, được cùng nhau sánh bước dưới đêm trăng. Càng về sau, Xn Diệu chỉ cịn trơ trọi đơn chiếc một mình. Thời kỳ đầu có hai ta, anh và em, thì giờ đây chỉ cịn lại mình anh: Anh một mình nghe tất

cả buổi chiều" (Tương tư chiều), "Tơi một mình đối diện với tình khơng" với "Trái tim buồn như một bãi tha ma" (Giả dối). Những câu thơ vang lên điệp khúc "mời

yêu" tha thiết "Mở miệng vàng và hãy nói yêu tôi - Dầu chỉ là trong một phút mà thôi" (Mời yêu) hiển hiện bên cạnh những nhịp đập nặng nề của một con tim mệt

mỏi, cô đơn: "Bao nhiêu sầu! Ơi sầu biết bao nhiêu - Khi u tình khi theo mãi tình

u" (u mến). Có thể thấy từ Tập "Thơ thơ" đến "Gửi hương cho gió", tình u

trong thơ Xuân Diệu càng lún sâu vào nỗi buồn vì cơ đơn. Ở tập "Thơ thơ", đó là một thứ mộng đẹp, sang "Gửi hương cho gió", ơng đã chấp nhận một tình u đơn phương: "Có gửi tình đi chẳng có về", "hương bay cùng với gió" (Gửi hương cho gió)...

Sự tồn tại một cách lẻ loi của những “riêng chiếc”, “riêng em", “lẻ một” nói lên sự cơ đơn, nỗi sợ hãi chính mình của tác giả. Cơ đơn, lạc lồi vì khơng tìm được tiếng nói chung đồng cảm mà chỉ thấy “Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất” (Hy Mã Lạp Sơn). Dường như đó là con người “sinh lầm thế kỷ”, cơ đơn, lạc lồi vì khơng tìm được phương hướng, lối đi giữa cuộc đời.

Trong thơ Xuân Diệu, ta thấy quan hệ giữa chủ thể và ngoại giới là quan hệ đối ngược. Trong khi chủ thể trữ tình đầy háo hức, đam mê, là “lòng tươi”, là “người sĩ” tràn đầy nhựa sống và luôn mong đợi, mời mọc, phơi trải; thì ngoại giới lại vơ tình là những “khách hờ”. Chủ thể cho rất nhiều song nhận được chẳng bao nhiêu cho nên lúc nào cũng ở trong tâm thế mong chờ, mời mọc vì cơ đơn:

Lịng tơi bốn phía mở cho trăng; Khách lại mười phương cùng đãi đằng Nước ngọt sẵn tuôn, vườn đợi hái, Đường không ngăn cấm, cỏ chờ băng.

(Phơi trải - Xuân Diệu)

Nhiều khi đó khơng cịn là sự mời mọc, đợi chờ, dâng hiến nữa mà là cầu xin tình yêu và cầu xin sự cảm thơng, giao cảm của mọi người. Có thể nói quan hệ giữa chủ thể và ngoại giới trong thơ Xuân Diệu là quan hệ một chiều mà chủ thể là mở cịn ngoại giới là đóng kín. Niềm khát khao giao cảm với đời càng cháy bỏng bao nhiêu thì lại càng thất vọng bấy nhiêu, nên cảm giác cơ đơn, lạc lồi giữa cuộc đời càng sâu sắc cũng là một điều tất yếu.

Hồn thơ Xuân Diệu là một hồn thơ giăng mắc khắp không gian, ông gửi lịng, gửi hồn, gửi hương cho gió... ơng là bơng hoa “Cánh vàng rơi hạt phấn lơ

thơ” (Ý thoáng). Con người trong thơ Xn Diệu ln khao khát được hịa nhập với ngoại giới, là những trái tim tràn đầy tình cảm mong muốn được san sẻ, dâng hiến cho mọi người. Xuân Diệu muốn sống trong đời, giữa đời nhưng vì là kẻ cơ đơn, lạc lồi nên ông như người cung nữ bị “giam chín lần tường”. Ước mơ và mộng tưởng mãi khơng bao giờ thành hiện thực hồn mĩ. Do cơ đơn, lạc lồi nên con người trong thơ Xuân Diệu lúc nào cũng ở trong trạng thái lạnh giá, run rẩy. Cảm giác ấy ngày càng tăng lên từ tập "Thơ thơ" đến tập "Gửi hương cho gió".

Cùng với thời gian trơi qua thì con người trong thơ Xn Diệu càng chìm sâu vào nỗi cơ đơn, vào cảm giác bất an với cuộc sống trần thế này. Xuân Diệu cũng như các nhà Thơ mới khác đã khơng cịn tự tin vào cái tơi cá nhân của mình giữa hàng loạt các câu hỏi: Ta là ai? Tơi là ai?... Vì cơ đơn nên nhân vật trữ tình trong thơ Xuân Diệu luôn yếu ớt, nhạy cảm, sợ hãi thời gian trôi chảy, sợ tuổi già và sợ sự phôi pha của vạn vật:

Tôi run như lá, tái như đông, Trán chảy mồ hôi, mắt lệ phồng. Năm đẩy, tháng dồi, tôi đã đến Trước bờ lạnh lẽo của hư không.

(Hư vô - Xuân Diệu)

Cũng do cô đơn nên con người trong thơ Xuân Diệu rất sợ sự xa cách:

Giờ biệt ly cứ đến gần từng phút Chúng tôi thấy đã xa nhau một chút...

(Biệt ly êm ái - Xuân Diệu)

Hoặc nhà thơ diễn tả nỗi buồn “Bên ấy bên này” bằng những câu thơ tràn đầy xúc cảm cơ đơn:

Em ở bên mình; ta ngó say, Song le bên ấy với bên này Cũng xa như những bờ xa cách,

Khơng có thuyền qua, khơng cánh bay. Ta thấy em xinh, khẽ lắc đầu.

Bởi vì ta có được em đâu! Tay kia sẽ ấp nhiều tay khác, Mơi ấy vì ai sẽ đượm mầu.

(Bên ấy bên này - Xuân Diệu)

Đây cũng là mơ tip phổ biến trong Thơ mới. Bởi vì sợ sự xa cách nên lúc nào Xuân Diệu cũng giục giã người yêu: xích lại, xích lại gần thêm chút nữa, dù khoảng cách hai người đang ở rất gần nhau:

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ, Em, em ơi! tình non đã già rồi; Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w