Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 52 - 53)

3. Nghệ thuật thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám

3.3 Thời gian nghệ thuật

Khác với những quan niệm trước đó về thời gian, đến Xuân Diệu thời gian là một đi không trở lại, vũ trụ là khách thể độc lập với con người. Thời gian trong thơ Xn Diệu khơng cịn tính theo chiều vĩ mơ: một đời, vạn năm, nghìn năm, thiên

thu... như trong thơ cổ mà với sự thức tỉnh ý thức cá nhân sâu sắc, nhà thơ cảm

nhận rõ hơn ai hết sự thật đáng buồn "tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại" (Vội vàng) cho dù mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hồn, vũ trụ có thể vĩnh hằng. Thời gian như một dòng chảy mà mỗi khoảnh khắc qua đi là mất đi vĩnh viễn. Thời gian trong thế giới vũ trụ thì vĩnh cửu, cịn thời gian đời người là hữu hạn:

Cái bay không đợi cái trôi,

Từ tôi phút trước sang tôi phút này.

(Đi thuyền - Xuân Diệu)

Xuân Diệu nhạy cảm vô cùng trước sự thay đổi của thời gian, sự thay đổi khơng cịn là năm, là tháng, là ngày nữa mà sự thay đổi diễn ra trong từng phút, từng giây, cái "tôi" của phút trước đã khác với cái "tôi" ở phút này.

Có lẽ trước đó, khơng có bất kỳ ai lại sợ thời gian hơn là Xuân Diệu. Thông thường, người ta nắm trong tay cái gì rồi mới sợ mất, cịn Xn Diệu dù xuân mới đương tới, nhà thơ đã nghĩ ngay đến khoảnh khắc phai tàn, khoảnh khắc biến mất:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

(Vội vàng - Xuân Diệu)

Cặp từ đối lập "tới - qua", "non - già" càng nhấn mạnh sự chảy trơi nhanh chóng đáng sợ của thời gian. Bước đi của thời gian cũng khiến cho sự vật, không gian như run rẩy vì sợ hãi:

Những luồng run rẩy rung rinh lá... Đôi nhánh khô gầy sương mỏng manh.

(Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)

Như vậy, thời gian trong thơ Xuân Diệu là thứ thời gian tuyến tính, thời gian

"một đi khơng trở lại". Thời gian ấy, có thể làm cho người ta hoảng hốt, run sợ bởi

cuộc đời quá ngắn ngủi, một kiếp người sao trôi đi quá nhanh! Thời gian như là một "kẻ thù địch" với những số phận cá nhân nhiệt thành, say mê với cuộc sống, mà Xuân Diệu là một điển hình tiêu biểu.

Chính ý thức rõ rệt từng sự biến chuyển của thời gian nên Xuân Diệu đã sống vội vàng, sống cuống quýt để tận hưởng cuộc sống:

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

(Vội vàng - Xuân Diệu) Hay:

Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ, Em, em ơi, tình non đã già rồi;

Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi, Mau với chứ! Thời gian không đừng đợi.

(Giục giã - Xuân Diệu)

Với lối sống, cách sống như Xuân Diệu, thì một phút, một giây thơi cũng thực sự đáng q, đáng trân trọng. Trong những phút giây được sống, con người hoàn tồn làm chủ được thời gian, hồn tồn có thể tận hưởng một cách tối đa cuộc sống này. Sống gấp lên, sống hết mình đi, bởi con người chỉ có một lần để sống. Đó là quan niệm nhân sinh vơ cùng tích cực mà Xuân Diệu đã gửi gắm vào trong những tác phẩm của mình. Đối lập với khát vọng sống hết mình với thực tại, níu kéo từng phút từng giây để sống, để yêu của Xuân Diệu, thì nhiều nhà Thơ mới khác lại lý tưởng hóa q khứ, tìm về với q khứ, chán ghét thực tại và họ chỉ có thể tìm thấy những gì đẹp đẽ nhất ở trong quá khứ mà thôi.

Qua các tác phẩm thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, ta thấy thời gian trong thơ ông mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn, thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ - nhà thơ và thời gian. Thời gian trở thành "thù

địch", trở thành bi kịch của con người lãng mạn. Có cách nhìn ấy, có lẽ một phần

là bởi Xuân Diệu sớm tiếp cận với nền văn hóa phương Tây. Mặt khác, bản thân nhà thơ là một con người luôn khát khao được sống, được yêu. Qua cách nhìn về thời gian và cách thể hiện thời gian trong thơ của mình, tác giả đã khiến người đọc được cảm nhận đầy đủ về một Xuân Diệu yêu đời, yêu cuộc sống đến thiết tha, mãnh liệt, khát khao được hịa nhập với cuộc đời. Đó là một cách sống mang tinh thần nhân bản vô cùng sâu sắc.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w