Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 53 - 57)

3. Nghệ thuật thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám

3.4. Không gian nghệ thuật

Xn Diệu là nhà thơ có lịng u đời và niềm say mê ân ái. Thời gian trong tác phẩm của ông nghiêng về trục hiện tại - đó là khoảng thời gian con người ý thức được sự tồn tại của mình, đang được sống, được yêu, được nếm trải... Khơng gian của ơng vì vậy, tất yếu phải là khơng gian trần thế. Ơng khơng có những khoảng khơng gian ngút ngàn mây nước với ý nghĩa muốn chiếm lĩnh cả khoảng khơng vũ trụ như Huy Cận, cũng khơng có những khoảng khơng gian Thiên đường, Bồng lai như Thế Lữ, không q siêu thốt, mờ ảo như Hàn Mặc Tử... Khơng gian trong thơ Xuân Diệu bao giờ cũng gắn với những cảm xúc vui, buồn của thi nhân và là cái nền bao quanh câu chuyện tình tự lứa đơi. Đó là nơi gặp gỡ những tình cảm yêu đời, yêu người tha thiết, nơi con người có quyền "Cảm xúc", "Hẹn hị", "Yêu",

"Tương tư", "Thở than", "Sầu"... Là thế giới kỳ diệu của thiên nhiên với những "Nụ cười xuân", những đêm trăng "Huyền diệu", những "Sương mờ"... Đọc "Thơ thơ"

và "Gửi hương cho gió" ta rất dễ hình dung ra mặt bằng khơng gian vui tươi và ấm áp chan hòa của Xuân Diệu: một không gian trẻ trung với những cô gái mười tám, đôi mươi "Má hồng phơn phớt mắt long lanh" (Rạo rực), những chàng trai "đương

sức lực tươi xanh - Bước vạm vỡ như là đi chinh phục" (Đẹp)... Nó khác xa với những hình khối, đường nét tạo hình rất khơng gian: "Nhớ không gian", "Buồn bã

không gian"... nhưng quá đỗi u trầm và hoang vắng trong "Lửa thiêng" của Huy

không gian trong tác phẩm của nhà thơ. Cả mặt đất và bầu trời bát ngát trong "Thơ

thơ" và "Gửi hương cho gió" dường như chỉ dành cho người đang yêu. Bước chân

vào thế giới đó người ta có cảm tưởng như đang được "du ngoạn trong xứ yêu

mến" với những "môi kề", "má sánh", "tay trong tay". Khơng gian trong thơ Xn

Diệu là: "bình chứa mn hương của tuổi trẻ" [20; 75], rất phong phú, đa dạng. Chúng ta có thể đề cập đến một số không gian tiêu biểu sau:

3.4.1. Không gian "vườn"

"Vườn" là một trong những không gian tiêu biểu chứa đầy ý tưởng của thơ

Xn Diệu. "Vườn" có thể là một khơng gian trừu tượng: là cõi dương thế đông vui, ấm áp "Không muốn đi ở mãi mãi vườn trần - Nước ngọt vẫn tuôn vườn đợi hái" (Thanh niên). Hoặc là không gian tâm tưởng của chủ thể trữ tình "Trong vườn thơm

ngát của hồn tôi" (Nguyên đán). Song nhiều nhất vẫn là những khu vườn thiên

nhiên cụ thể "Giữa vườn ánh ỏi tiếng chim vui" (Nụ cười xuân), "Trong vườn đêm

ấy trăng nhiều quá" (Trăng)... Dù đó là khơng gian tâm hồn hay khơng gian thiên

nhiên thì "Vườn" trước hết là biểu tượng sinh động của sức sống. Khác với hình ảnh "Vườn Địa đàng" vắng bóng con người trong "Lửa thiêng" của Huy Cận,

"vườn" trong thơ Xuân Diệu là nơi con người tìm ra sự hịa hợp với thiên nhiên,

cuộc sống. Nó ngập tràn những hình ảnh hoa, lá, cỏ, cây, nắng, sương, chim, bướm... Hồn thơ Xn Diệu dù tung hồnh trên khắp vịm trời thì cuối cùng vẫn tìm cách hạ xuống mặt đất. "Vườn trần" đó thực sự mới là chỗ đứng, là "vương

quốc" riêng của hồn thơ Xuân Diệu. 3.4.2. Không gian "con đường"

Cùng với không gian "vườn" là không gian "con đường". Đó là khơng gian cụ thể, nhưng đồng thời cịn có ý nghĩa là một con đường đời hoặc con đường tình u. Con đường trong thơ Xn Diệu có lúc đơng, lúc vắng, lúc tấp nập vui vẻ, lúc thưa thớt buồn bã... Những lúc tâm trạng con người phấn trấn vui tươi, con đường trở thành không gian vui vầy:

Một luồng ánh sáng xô qua mặt Thắm cả đường đi, rực cả đời.

(Tình qua - Xn Diệu)

Cịn những lúc buồn, con đường trở thành vật sở hữu của cá thể thi nhân, nó cũng mang tâm trạng buồn của chính thi nhân:

Cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách, Mà tình yêu như quán trọ ven đường.

(Chỉ ở lòng ta - Xuân Diệu)

Tuy nhiên, trong thơ Xuân Diệu, ấn tượng mạnh mẽ nhất vẫn là "con đường tình u":

Con đường nhỏ nhỏ gió siêu siêu, Lả lả cành hoang nắng trở chiều.

(Thơ duyên - Xuân Diệu)

Đó thực sự là con đường mang theo phong cách tài hoa, bay bổng của Xuân Diệu mà người ta không thể lầm lẫn nó với "con đường quê" của Tế Hanh, hay

3.4.3. Khơng gian "nhà", "phịng"

Ngồi khơng gian "vườn" và "con đường", trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám cịn có khơng gian "nhà", "phịng". Đó hồn tồn là khơng gian cá nhân. Dù căn phịng ấy được mở cửa để thơng ra hồng hơn như trong bài "Tương

tư chiều" hay khép lại kín mít như trong bài "Riêng tây" thì đó vẫn là một khơng

gian lạnh lẽo, tù túng mà con người đang muốn thốt ra. Từ đó có thể nghiệm thấy: thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám có sự mâu thuẫn giữa độ ấm nóng và kích thước khơng gian. Khơng gian trần thế mênh mông là khơng gian ấm áp, giao hịa, giao cảm, trong lúc đó khơng gian rất hẹp của cá nhân như một căn phịng lại thường lạnh lẽo, cơ đơn. Những bài thơ "Tương tư", "Chiều", "Viễn khách", "Riêng

tây", "Xa cách", "Lời kỹ nữ"... đã góp phần khẳng định sự bế tắc của cái tơi mang

nỗi buồn vì cơ đơn, lạc lồi trong thơ Xn Diệu.

3.4.4. Khơng gian "dịng sơng", "nắng" và "sương"

Không gian "dịng sơng" đơn giản là một không gian chở nặng tâm tư:

Buồn ở sông xanh nghe đã lại.

(Thu - Xuân Diệu) Hay:

Đã vắng người sang những chuyến đò...

(Đây mùa thu tới - Xn Diệu) Dịng sơng vừa là sự miêu tả trực tiếp, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ, gián tiếp. Bằng cách ấy, ông đã tạo ra một lớp nghĩa mới cho thơ.

Khơng gian "nắng" là khơng gian khơng có hình thù cụ thể nhưng nó lan tỏa và chiếm gần như toàn bộ hai tập "Thơ thơ" và "Gửi hương cho gió". "Nắng" đối với Xuân Diệu cũng là một kiểu tương tư. Tùy theo sắc độ của tình cảm mà "điều chỉnh" độ đậm nhạt của nắng: "nắng vàng", "nắng rọi", "nắng xôn xao", "nắng đào", "nắng

nhạt", "nắng trở chiều", "nắng cũ", "nắng mới", "nắng phai", "nắng nhỏ", "nắng chói", "nắng cháy", "nắng hồng nung"... "Nắng" trong thơ Xuân Diệu không được

tạo dựng theo chiều không gian thẳng đứng "Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót" (Tràng giang) như Huy Cận. "Nắng" ở đây thường là sự xâm chiếm lan tỏa nhẹ nhàng "Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt" (Vì sao), "Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ

thì" (Thơ). Qua khơng gian "nắng", nhà thơ gửi gắm được nhiều tâm trạng cảm xúc

khác nhau, đồng thời tạo được sự hài hòa giữa tâm hồn và ngoại cảnh.

Không gian "sương" cũng như khơng gian "nắng" khơng có hình dạng cụ thể nhưng đó chính là "hệ sinh thái" ni dưỡng tâm hồn thi nhân. Nếu như ở "Thơ

thơ", không gian "sương" là sự thể hiện những tình cảm lãng mạn bay bổng của thi

nhân: "Nghe hát ân tình giữa gió sương" (Tình trai), "Non xa khởi sự nhạt sương

mờ" (Đây mùa thu tới), thì sang "Gửi hương cho gió", "sương" trở thành nỗi vương

vấn sầu muộn: "Sương mông lung như giữa khoảng ngân hà" (Sương mờ), "Sương

dẫu chưa buông lệ ảm trời" (Xuân rụng), "Mắt buồn đâu đã khép trong sương"

(Nhớ mông lung)... Rõ ràng, "sương" đã trở thành một không gian mang nhiều ẩn ý trong thơ Xuân Diệu.

Có thể nói, đi vào thế giới khơng gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu là bước vào một "vương quốc" nghệ thuật riêng với nhiều tầng, mảng, hình khối khơng gian khác nhau. Cao và thấp, rộng và hẹp, hữu hình và vơ hình... Tất cả những yếu tố thuộc đường nét, hình thù khơng gian đó đã chi phối trực tiếp đến quan niệm nghệ thuật về con người của của ông.

Từ quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, ta thấy Xuân Diệu đã có những đóng góp quan trọng cho phong trào Thơ mới nói riêng và thơ ca hiện đại nói chung. Quan niệm nghệ thuật về con người chịu sự qui định bởi ý thức nghệ thuật của tác giả, được nẩy sinh trên cơ sở đề cao vai trị của cái tơi cá nhân. Xn Diệu đã khám phá, thể hiện hình ảnh con người ln say sưa phát biểu thẳng thắn những ước muốn riêng tư, những khát khao hưởng thụ, những tình cảm, cảm giác phức tạp, mãnh liệt trong lịng mình. Từ quan niệm nghệ thuật về con người, các phương diện nghệ thuật khác trong thơ ơng cũng được phát huy một cách có hiệu quả, khiến cho quan niệm nghệ thuật về con người trở nên gắn bó mật thiết với q trình sáng tạo, với toàn bộ các yếu tố của cấu trúc chỉnh thể nghệ thuật trong tác phẩm thơ của ông trước Cách mạng tháng Tám.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w