.Kết quả kiểm định mơ hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70)

Để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM

Việt Nam thông qua 2 biến phụ thuộc là ROA và ROE, tôi sử dụng hàm hồi quy tuyến tính bội Pooled OLS với phương pháp đưa vào một lượt (Enter). Như vậy tất cả 6 biến độc lập và biến phụ thuộc được đưa vào chạy hồi quy cùng một lúc ở mỗi mơ hình. Kết quả nhận được cho thấy hệ số xác định R2 = 51,9 % ở mơ hình ROA và R2= 54,1% ở mơ hình ROE chứng minh cho sự phù hợp của mơ hình (theo phụ lục)

Đây là bảng mô tả kết quả kiểm định của 2 mơ hình hồi quy ROA và ROE

sau khi được chạy bằng phần mềm SPSS 18:

Bảng 2-4 – Kết quả hồi quy mơ hình ROE

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) .041 .016 2.531 .013 TTS -.001 .001 -.152 -1.917 .059 NPL -.184 .056 -.270 -3.278 .002 LDR .005 .003 .142 1.821 .072 CIR -.038 .005 -.605 -7.556 .000 GDP -.095 .140 -.055 -.680 .498 CPI .000 .000 .107 1.356 .179

a. Dependent Variable: ROE

Bảng 2-5 – Kết quả hồi quy biến ROA

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) -.353 .173 -2.041 .044 TTS .030 .006 .387 4.757 .000 NPL -1.495 .593 -.213 -2.524 .014 LDR -.007 .031 -.017 -.207 .836 CIR -.319 .053 -.491 -5.998 .000 GDP .327 1.481 .018 .221 .826 CPI .001 .001 .086 1.060 .292

- Từ bảng kết quả trên ta có thể đưa ra 02 mơ hình nghiên cứu: ROE = -0.041-0.01.TSS-0.184.NPL+0.05.LDR-0.038.CIR+e ROA = -0.353+0.030.TSS-1.495.NPL-0.319.CIR+e

Theo kết quả của mơ hình ROA, biến TTS có mối tương quan dương đến

ROA, và các biếnNPL, CIR có mối tương quan âm đến ROA. Trong đó biến NPL có hệ số hồi quy rất lớn.

Theo kết quả của mơ hìnhROE, các biến TTS, NPL, CIR có tương quan nghịch chiều với ROE, cịn biến LDR có tương quan dương. Tương tự như mơ hình ROA, biến NPL có hệ số hồi quy rất lớn.

Như vậy, Các yếu tố NPL, CIR đều có tương quan âm đến ROA và ROE. Điểm khác biệt là yếu tố TTS lại có tương quan dương với ROA và tương

quan âm với ROE. Những kết quả này khá phù hợp với kỳ vọng về dấu của mơ hình.

Hệ số hồi quy của biến Quy mơ NH – tính bằng Logarit tự nhiên của Tổng tài sản đúng với kỳ vọng là có sự tương quan dương với ROA nhưng lại tương quan âm đến ROE ở mức ý nghĩa 10%.Điều này có nghĩa là đối với tồn bộ mẫu nghiên cứu thì hiệu quả sinh lời ROA của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2008 – 2012 tăng khi tổng tài sản của các NH tăng.Tuy nhiên, dù có mối quan hệ dương giữa quy mô tổng tài sản với hiệu quả sinh lời ROAtrong hoạt động của các NH nhưng hệ số này là không lớn, như vậy, các NH cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định tăng vốn để mở rộng quy mơ hoạt động hiện tại của mình. Các NHTM ở Việt Nam nên đầu tư phát triển theo chiều sâu và cung cấp các loại hình dịch vụ NH mới, trong đó

các dịch vụ này cần phải dựa trên nền tảng tiến bộ công nghệ NH. Có vậy, các NHTM ở Việt Nam mới có thể nâng cao năng suất các yếu tố đầu vào.

Hệ số hồi quy của biến NPL:Yếu tố tỷ lệ nợ xấu cũng gây ảnh hưởng

đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua.Hệ số hồi quy đạt mức ý nghĩa 5% và có tương quan âm đến ROA và ROE. Như vậy, việc các NH

của NH. Để có thể nâng cao hiệu quả sinh lời trong thời gian tới, các NHTM cần quan tâm đến công tác quản trị và nâng cao năng lực cho các cán bộ tín dụng. Đồng thời, cần tăng cường chun mơn hóa nghiệp vụ, phân tách các chức năng định giá

tài sản, thẩm định và tiếp xúc khách hàng thành các bộ phận độc lập để giảm thiểu rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng. Hiện nay khơng có nhiều NH xây dựng được tiêu chuẩn này, một nhân viên tín dụng thường kiêm luôn các khâu tiếp xúc và

thẩm định khách hàng.

Hệ số hồi quy của biến Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập: Mơ hình đã đưa ra gợi ý đáng chú ý đó chính là mối tương quan âm khá cao giữa yếu tố Chi phí hoạt

động/Tổng thu nhập đối với ROA, với mức ý nghĩa thống kê 1%, điều này cho thấy

việc quản lý chi phí của các NHTM hiện nay đang gặp phải vấn đề.Một trong những nguyên nhân chính là do việc mở rộng mạng lưới quá mức của nhiều NH nhưng lại khó bù đắp chi phí, dẫn đến tỷ lệ chi phí/Tổng thu nhập tăng, và vấn đề này cũng

làm gia tăng thêm rủi ro cho các NH. Theo nguyên tắc, chi phí trên tổng tài sản thấp hơn 1% NH có thể chịu đựng được tỷ lệ nợ xấu 15%, nhưng nếu tỷ lệ này tăng lên

2%, khả năng chống đỡ tỷ lệ nợ xấu trên 5% rất khó khăn. Do đó, vấn đề mở rộng

chi nhánh các NH cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. 2.2.4. Những hạn chế của mơ hình:

Mơ hình của chúng tơi chưa làm rõ được tác động của nhóm yếu tố vĩ mơ lên hiệu quả sinh lời trong hoạt động của các NHTM.Lý do là các chính sách

tăng trưởng kinh tế và lạm phát là khá linh hoạt và có độ trễ nhất định, nên rất khó

để giải thích được biến độc lập khi đưa vào mơ hình. Muốn đánh giá được yếu tố

chính sách như vậy, cần phải quan sát trong thời gian ngắn hơn (theo tháng hoặc theo quý) để có thể phản ánh chính xác những thay đổi chính sách ở từng thời kỳ.

Nguồn dữ liệu của các NHTM Việt Nam bị hạn chế: rất nhiều NH nhỏ không công bố đầy đủ các thông tin chi tiết nên mơ hình của chúng tơi chỉ dừng lại khảo sát được 18NHTM Việt Nam, bao gồm 4 NHTM nhà nước và 14 NHTM cổ phần. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu này có tính đại diện tốt do tập hợp được khá

nhiều NH với quy mô lớn nhỏ khác nhau, chiếm hơn 50% tổng tài sản trong hệ thống các NHTM Việt Nam.

2.3. Đánh giá hiệu quả sinh lời trong hoạt động kinh doanh của các

ngân hàng trong thời gian vừa qua:

2.3.1. Thành tựu:

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, hệ thống NH Việt Nam đã

đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc:

Thông qua số liệu về tổng tài sản NH thời gian qua, ta có thể thấy hệ thống các NHphát triển cả về số lượng, loại hình hoạt động, quy mơ mạng lưới,

phương thức quản trị điều hành; huy động vốn và cho vay tăng nhanh, sản phẩm,

dịch vụ NH từng bước được đa dạng hố, góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nền kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa.Tổng dư nợ tín dụng của hệ thống các NHcho nền kinh tế tăng trưởng bình quân 29,4%/năm trong giai đoạn 2000 – 2010 và bắt đầu chững lại trong giai đoạn 2011-2012. Hàng ngàn tỷ đồng vốn tín dụng được đầu tư cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, hệ thống các NHđóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, cải thiện an sinh xã hội. Với quy mơ và vai trị quan trọng như vậy, sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống các NHlà nhân tố quan trọng đối với sự ổn định hệ thống tài chính quốc gia và kinh tế vĩ

mô.Cơ sở hạ tầng và công nghệ NH được chú trọng đầu tư và hiện đại hoá, tạo thay

đổi căn bản trong phương thức giao dịch giữa NH với khách hàng và trong quản lý, điều hành hoạt động NH. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt phát triển mạnh, đặc biệt

là thẻ NH.

Năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ NH ngày càng được cải thiện

2.3.2. Hạn chế:

Thời gian sau khủng hoảng cũng đã bộc lộ nhiều điểm yếu của hệ thống NH Việt Nam. Có thể nhận thấy từ năm 2011 khi mà tăng trưởng tín dụng chỉ đạt mức thấp thì giá trị các khoản nợ quá hạn, nợ xấu lại tăng mạnh, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, bộc lộ sự suy giảm chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng đã trở thành mối quan ngại sâu sắc đối với việc quản trị NH. Quy mô và Tốc độ nợ xấu tăng nhanh và tăng

ở tất cả các NH. Trong năm 2012, tuy tốc độ tăng nợ xấu có giảm nhưng quy mơ nợ

xấu rất lớn và suốt cả năm 2012 chưa có biện pháp xử lý cơ bản nợ xấu; công tác quản trị, điều hành của một số NH còn thấp; năng lực thanh tra, giám sát của

NHNN còn yếu v.v... Do vậy, rủi ro hệ thống vẫn còn tồn tại và một cuộc khủng hoảng thanh khoản vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào do ảnh hưởng của vấn đề nợ xấu. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng những NH có quy mơ lớn hơn thì tỷ lệ nợ xấu cao hơn. Ngoải ra những NH lớn thường phải chịu gánh nặng nợ từ những doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả.

Tuy quy mơ tổng tài sản có tăng nhưng các NH trong nước nhìn chung có năng lực tài chính cịn hạn chế và hiệu quả kinh doanh thấp: Theo quy định của Nghị định của Chính phủ số 141/2006/NĐ-CP các NHTM phải đáp ứng mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng đến cuối năm 2010, tuy nhiên đên nay còn 3

NHTM chưa đáp ứng được mức vốn tối thiểu nói trên. Số NHTM có mức vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng (tương đương gàn 240 triệu USD) cịn khá lớn (30 NHTM).

NHTM có mức vốn điều lệ lớn nhất hiện nay là NH Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Việt Nam (21 ngàn tỷ đồng tương đương 1 tỉ USD).

Cơ cấu tài sản của hệ thống NH diễn biến theo chiều hướng xấu đi, khi mà hoạt động lõi của các NH - huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư để cho vay ra nền kinh tế, ngày càng chiếm tỉ trọng giảm dần tương ứng so tổng nguồn vốn và tổng tài sản. Nguồn vốn của nhiều NH giờ đây phụ thuộc nặng nề hơn vào thị trường liên NH và các nguồn vay mượn khác (từ nước ngồi, từ NHNN,…). Hệ số địn bẩy tài chính gia tăng những năm gần đây cũng chỉ ra quy mô vốn chủ sở hữu đang giảm sút tương đối so tổng tài sản. Bên vế sử dụng vốn, tỷ trọng đầu tư vốn trên thị trường 2147, đầu tư giấy tờ có giá, góp vốn, mua cổ phần

cũng tăng đáng kể qua các năm. Điều này cho thấy cần có các quy định nhằm tách bạch giữa hai hoạt động NHTM và NH đầu tư, khi mà trình độ quản lý của các cơ quan điều tiết và giám sát thường không theo kịp thị trường.

Chất lượng tài sản thấp, nợ xấu lớn và có chiều hướng tăng như trên đã trình bày, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế trong ít nhất 2 năm tới chính sách tiền tệ, tài khóa tiếp tục chặt chẽ, tăng trưởng kinh tế chậm lại, sản xuất kinh doanh khó khăn, thực hiện cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp, thị trường bất động sản còn tiếp tục điều chỉnh giảm và khó phục hồi nhanh. Do đó, mức độ an toàn của hệ thống NH Việt

Nam hết sức yếu và dễ đổ vỡ trước tác động bất lợi, đột ngột từ môi trường kinh

doanh. Các NHViệt Nam rất dễ bị mất khả năng chi trả trên diện rộng dẫn đến khủng hoảng hệ thống do một số nguyên nhân: Tỷ lệ LDR khá cao cho thấy tăng trưởng tín dụng qua nhanh và nhanh hơn huy động vốn trong một thời gian kéo dài làm cho bộ phận NH phụ thuộc vào nguồn vốn từ NHNN và huy động vốn từ thị trường liên NH

để tài trợ thanh khoản thiếu hụt hoặc tạo nguồn mở rộng tín dụng. Ngồi ra, một khối

lượng vốn khơng nhỏ chảy lịng vịng trên thị trường liên NH tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các NH; Rủi ro hệ thống rất lớn khi có thị trường biến động đột ngột; Thị trường hình thành một nhóm NH chuyên đầu tư, cho vay NHkhác để kiếm lời và một bộ phận NHphụ thuộc vào nguồn vốn của thị trường liên NH.

2.3.3. Nguyên nhân:

Mơ hình tổ chức hiện nay của hầu hết các NHTM VN được tổ chức theo kiểu truyền thống đó là căn cứ vào loại hình nghiệp vụ để phân định chức năng các

phòng, ban. Trong khi ở các NH tiên tiến, các hoạt động hướng tới khách hàng của họ lại được phân theo tiêu thức đối tượng khách hàng - sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Trong

điều kiện các NHTM hoạt động với quy mơ nhỏ, tính chất đơn giản như hiện nay thì

mơ hình trên vẫn tỏ ra phù hợp với mức độ tập trung quyền lực cao. Song khi NH phát tri ển với quy mô ngày càng lớn, với số lượng chi nhánh ngày càng mở rộng, khối lượng và tính chất cơng việc ngày càng nhiều và phức tạp thì mơ hình trên sẽ bộc lộ những điểm bất hợp lý.

Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh nói chung của Việt Nam và

nói riêng cho hoạt động của NHTM chưa hồn thiện. Bởi vậy, trong điều kiện tồn cầu hố và nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay, đã làm cho rủi ro của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng và hệ thống NHTM Việt Nam cũng khơng nằm ngồi bối cảnh này. Hiệu quả hoạt động NH phản ánh hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, của nền kinh tế: sự thành đạt của khách hàng là sự thành đạt của NH. Điều này đồng nghĩa với rủi ro của NHTM tăng lên gấp bội do tính bất ổn định, khó dự đốn của thị trường và tính lan truyền rủi ro của thời đại công nghệ

thông tin.

Hơn nữa sự yếu kém của hệ thống NH Việt Nam còn xuất phát từ những yếu kém nảy sinh trong hoạt động của hệ thống NHTM như: tiềm lực về vốn còn yếu,

cơng nghệ và tổ chức NH lạc hậu, trình độ quản lý thấp...Cơ sở hạ tầng công nghệ và kỹ thuật còn nhiều hạn chế, đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin và viễn

thông quốc gia đã có những ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả hoạt động của hệ

thống NH ở Việt Nam.

Các công cụ và cách thức quản lý điều hành của NHTM VN còn chưa theo kịp với yêu cầu của NHTM hiện đại. Chiến lược kinh doanh của các NHTM VN

chuẩn quốc tế. Chính điều này đã dẫn đến hiện tượng tăng tỷ lợ nợ xấu cao trong

thời gian vừa qua.

Hệ thống thông tin, theo dõi nợ, quản lý rủi ro khơng kịp thời chính xác, dẫn tới sự thiếu minh bạch trong hoạt động tài chính NH. Các NHTM VN chủ yếu vẫn coi tài sản thế chấp là cơ sở đảm bảo tiền cho vay, kể cả đối với tín dụng ngắn hạn. Các NH còn xem nhẹ bảo đảm theo dự án, trong khi việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ là vấn đề khó khăn do vướng mắc về mặt pháp lý, vì vậy khó thu hồi

được vốn vay. Khả năng chi trả của các NHTM VN rất thấp (tỷ lệ giữa tài sản Có có

thể thanh toán và tài sản Nợ phải thanh toán ngay của nhiều NHTM VN thường nhỏ hơn 1, thấp xa so với tỷ lệ này ở các nước trong khu vực và thế giới).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70)