.Ngăn ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 79 - 81)

Nợ xấu trong thời gian qua đã có tác động tiêu cực không nhỏ đến hiệu quả hoạt động NH. Giải pháp trước mắt để xử lý nợ là thực hiện bán nợ cho các công ty mua bán nợ. Đối với các khoản nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước (kể cả nợ cho vay theo chỉ định, kế hoạch nhà nước), NHTM quốc doanh chuyển sang công ty

mua bán nợ và tài sản tồn đọng - Bộ tài chính (DATC) để tiếp tục theo dõi xử lý

theo thẩm quyền. Đối với các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác, NHTM quốc doanh được phép bán nợ cho DATC hoặc các doanh nghiệp, cá nhân có đủ khả năng về tài chính kể cả tổ chức, cá nhân nước ngồi thơng qua tổ chức đấu giá công khai. Đối với các khoản nợ xấu theo chỉ định, hoặc các chương trình kế hoạch của nhà nước như mía đường, cà phê, đánh bắt xa bờ…NHTM có thể thoả thuận để bán nợ cho DTAC, quỹ hỗ trợ phát triển, NH chính sách, hoặc các doanh nghiệp, cá nhân có chức năng mua bán nợ. Đối với những khoản nợ xấu của các doanh nghiệp mà NH không chuyển giao được cho công ty mua bán nợ và tổ chức, cá nhân khác, nhà nước cần có cơ chế để NH có thể chủ động áp dụng các

biện pháp cơ cấu lại tài chính và hoạt động của doanh nghiệp.

Ngồi ra, nợ xấu có thể được xử lý thơng qua các giải pháp kinh tế như sử

dụng ngân sách hoặc các giải pháp để xóa nợ, Chuyển đổi các khoản nợ kỳ hạn

ngắn sang kỳ hạn dài, vẫn tiếp tục cho vay mà tài sản đảm bảo là bất động sản,

nhằm tăng vòng quay vốn, tạo điều kiện cho các DN có thể trả lãi và vốn được. Tuy nhiên việc thực hiện này chẳng khác nào xử lý phần nổi của tảng băng. Xong phần nổi, phần chìm lại nổi lên và hệ thống vẫn tiếp tục yếu kém. Thiết nghĩ, phải nắm

được gốc của vấn đề, rồi xử lý từ đó thì mới có thể dứt điểm được.

Nguyên nhân từ phía NH là do hoạt động kiểm sốt rủi ro có q nhiều bất cập, chính sách quản lý hệ thống NH còn nhiều lỏng lẻo, minh bạch trong hoạt động

kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ NH – những người

chịu trách nhiệm chính trong việc cho vay – suy giảm nghiêm trọng. Do vậy, xóa bỏ cách tổ chức cũ là một nhân viên tín dụng thường kiêm ln các khâu tiếp xúc và thẩm định khách hàng chuyển sang chun mơn hóa nghiệp vụ, phân tách các chức năng định giá tài sản, thẩm định và tiếp xúc khách hàng thành các bộ phận độc lập để giảm thiểu rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng.

NH chủ nợ cùng ngồi lại giúp DN khách hàng của mình thốt khỏi cảnh phá sản. Thay vì tiến hành phát mãi tài sản của khách hàng để thu hồi vốn các NH có thể thỏa thuận gia hạn thêm thời hạn trả nợ, tái cơ cấu các món vay hoặc tìm một nhà đầu tư chấp nhận mua lại toàn bộ DN này. Khi DN khách hàng lâm vào cảnh khó khăn về tài chính thì các NH liên quan có thể cùng làm việc với nhau thuê một cơng ty tư vấn độc lập bên ngồi để giúp giải quyết vấn đề này. Bên thứ ba sẽ đánh giá lại khả năng tồn tại trong dài hạn của DN, phát triển kế hoạch tái cấu trúc, phát triển các dự án đáng tin cậy và trực tiếp thương lượng với các bên cho vay. Điểm mấu chốt để thực hiện được phương án này là các bên cho vay phải cùng đồng

thuận cho DN khách hàng tiếp tục hoạt động, không theo đuổi DN một cách riêng lẻ

để đòi nợ. Các NH cho vay phải thống nhất cách xử lý vấn đề. Có thể xem đây là

phương án khá hiệu quả để xử lý nợ xấu trong tình hình hiện nay của Việt Nam khi nợ xấu như một “cục máu đơng” ngăn cản sự tuần hồn của dịng vốn, khiến cho các DN không thể tiếp cận với vốn vì NH cịn e ngại nợ xấu nên khơng dám cho vay. Với phương án này thì các NH sẽ liên kết với nhau để chia sẻ rủi ro do nợ xấu mang lại, đồng thời việc hợp sức để vực dậy DN trước cảnh phá sản cũng góp phần tích cực cho nền kinh tế tránh tình trạng suy thối. Cách xử lý này khơng những giúp NH giải quyết nợ xấu mà còn giúp kinh tế phục hồi, tiếp tục tăng trưởng.

NH phải thay đổi lại cách thẩm định tài sản khi cho vay. Cần phải chú trọng trước tiên đến mục đích vay, dịng tiền luân chuyển hơn là các tài sản thế chấp và chỉ cho vay với hạn mức khoảng 3 lần vốn điều lệ để có người đi vay khả năng trả nợ. Muốn thực hiện phương pháp này NH phải dựa vào dòng tiền, vào sự minh bạch, vào tính khả thi của dự án để cho vay. Nhưng hiện nay, báo cáo tài chính của

DN khơng đáng tin, dịng tiền cũng khó hiểu nên… NH buộc phải nắm vào tài sản

đảm bảo. Tuy nhiên trong tương lai sau khi tái cấu trúc, sự minh bạch trong cơng bố

thơng tin được cải thiện thì đây sẽ là phương pháp hiệu quả cho các NHTM trong việc thẩm định dự án cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)