Tỷ trọng huy động và cho vay của các nhóm NH năm 2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 44)

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2010

2011: tổng huy động vốn từ nền kinh tế của hệ thống NH tăng 12,4% so với cuối năm trước, thấp hơn mức tăng 36,2% của năm 2010 và so với mức tăng bình quân 29,5%/năm của giai đoạn 10 năm qua. Cơ cấu đồng tiền năm 2011 diễn biến theo hướng giảm dần mức độ đơ la hóa: tốc độ tăng so với cùng kỳ của cả huy động vốn bằng VND và ngoại tệ chậm dần qua các tháng trong đó từ tháng 8/2011 huy động vốn bằng ngoại tệ tăng chậm hơn hẳn so với huy động vốn bằng VND. Đến cuối năm 2011, huy động vốn VND tăng 14.6% so với cuối năm 2010, huy động vốn bằng ngoại tệ chỉ tăng 4,1% là mức tăng thấpnhật kể từ năm 2004. Tốc độ tăng của huy động vốn ngoại tệ đã chậm lại rõ rệt từ tháng 4/2011 là thời điểm áp dụng chính sách trần lãi

suất huy động vốn bằng USD của tổ chức, cá nhân tại TCTD, số dư huy động cuối năm giảm 11,6% so với thời điểm tháng 4. tỷ trọng huy động ngoại tệ trong tổng huy

động vốn từ mức 21,1% cuốinăm 2010 đã đạt đỉnh 24,6% vào tháng 4/2011 nhưng sau đó giảm nhanh xuống mức 19,5% vào tháng 12/2011- thấp nhất từ trước đến nay. Đối

với huy động vốn bằng VND, tốc độ tăng huy động vốn toàn hệ thống cũng ngày càng chậm lại trong bối cảnh kinh tế suy giảm, sản xuất kinmh doanh khó khăn và NHNN

điều hành chính sách tiền tệ, theo đó giảm lượng cung ứng ra nền kinh tế. thị phầnhuy động vốn diễn biến theo hướng tỷ trọng huy động vốn của nhóm NHTM nhà nước

giảm, tăng thị phần của nhóm các TCTD khác (gồm NHTM cổ phần, TCTD phi NH, quỹ tín dụng nhân dân, NHTM 100% vốn nước ngoài, NHTM liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài). Huy động vốn của nhóm 4 NHTM nhà nước chỉ tăng 8,63% so với tháng 12/2010; trong đó huy động vốn VND tăng 10,84%, huy động vốn ngoại tệ giảm 2,75%. Nhóm các TCTD khác có tốc độ huy động vốn tăng 15,21%; trong đó huy động vốn VND tăng 17,78%, huy động vốn ngoại tệ tăng 7,66%. Đến cuối năm 2011,

nhóm NHTM nhà nước và NH chính sách xã hội có thị phần huy động vốn chiếm 43,92%, giảm so với mức 45,29% của năm 2010; nhóm TCTD khác chiếm 56,08%, tăng cao so với mức 54,71% cuốinăm 2010.

Tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng đến cuối năm 2011 khoảng 2.580 nghìn tỷ đồng. Dựa vào số liệu dư nợ tín dụng đến 31/12/2011 của các ngân hàng được công bố trên báo cáo tài chính hợp nhất, có thể tính được thị phần dư nợ tín

dụng của một số ngân hàng; trong đó, VietinBank (mã CTG) chiếm thị phần lớn nhất trong các ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán với 11,4%, đứng sau Agribank và tương đương với BIDV. Tổng thị phần của 4 ngân hàng TMCP Nhà

nước và Nhà nước nắm cổ phần chi phối cuối năm 2011 là 48,8%, tăng nhẹ so với mức 47,5% cuối năm 2010. Như vậy, 4 ngân hàng này đang thống lĩnh thị trường cho vay, khi mà tổng số ngân hàng của Việt Nam hiện khoảng 40 ngân hàng và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước).

8,91% là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ước tính cả năm 2012, chỉ bằng phân nửa so với chỉ tiêu đưa ra đầu năm là từ 15 - 17%. Đây cũng là “kỷ lục” ngược trong nhiều năm qua. Tín dụng năm 2012 tăng rất thấp, 7 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế vẫn gần như bằng 0%, sau 11 tháng tín dụng mới nhích lên được hơn 4%. Điểm bất ngờ là tín dụng đã tăng mạnh vào cuối năm 2012, khiến cả năm tăng trưởng 8.91%. Trong đó, tín dụng VNĐ tăng 11.51%, tín dụng ngoại tệ giảm 1.56% so với cuối năm 2011. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng

khoảng 6.15%. Dư nợ cho vay các lĩnh vực khơng khuyến khích giảm và chiếm tỷ trọng khoảng 4.4% so tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Tín dụng năm 2012 tăng trưởng ở mức thấp kỷ lục, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ

sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều DN không đủ điều kiện vay vốn; các TCTD phải kiểm sốt chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 44)