3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHLD Việt Thái
3.2.4 Về hoạt động cấp tín dụng
¾ Tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng hiện tại:
o Quan tâm và thực hiện các ưu đãi về lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi, ưu tiên phục vụ các dịch vụ… cho các khách hàng có quan hệ nhiều năm liền để tiếp tục tài trợ cho các dự án mới của khách hàng nhằm giữ vững dư nợ của các khách hàng hiện hữu.
o Thường xuyên theo dõi tình hình trả lãi, nợ gốc và tái tục kịp thời các hợp đồng hạn mức gần đến hạn để phục vụ kịp thời cho hoạt động kinh doanh của khách hàng.
o Giới thiệu các dịch vụ mới, tư vấn các biện pháp hạn chế rủi ro về lãi suất, tỷ giá hối đoái để các doanh nghiệp kinh doanh và sử dụng vốn vay hiệu quả hơn.
¾ Với khách hàng mới:
o Tranh thủ các đối tượng khách hàng do SCB giới thiệu để mở rộng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và cho vay bằng ngoại tệ. Đối với các khách hàng của CP VINA, NHLD Việt Thái sẽ mở rộng cho vay bao thanh toán, vừa tăng cường hoạt động cho vay, vừa có nguồn thu nợ được bảo đảm do đơn vị thanh toán là CP VINA, khách hàng của CP VINA cũng được lợi ích là họ giải quyết được nhu cầu vốn tức thời mà không phải chờ đợi thời gian thanh toán tiền hàng của CP VINA.
o Tăng cường hình thức cho vay đồng tài trợ với các ngân hàng bạn đối với các dự án lớn, đặc biệt là các dự án xuất nhập khẩu do trong việc tiếp cận cho vay các dự án lớn mà nguồn vốn VIB chưa đủ đáp ứng hết nhu cầu vay của khách hàng
¾ Tái cơ cấu danh mục đầu tư cho vay khách hàng và tập trung vào cho vay đối với khách hàng tốt có khả năng tài chính tốt hay tiềm năng phát triển và bảo tồn vốn cho vay, thu lãi cho vay
o Ưu tiên tập trung vào cho vay đối với khách hàng tốt có tiềm năng thanh toán và tỷ lệ nợ xấu, chẳng hạn như: khách hàng CP, tất cả khách hàng Thái Lan (bao gồm CP), khách hàng của Agribank và các doanh nghiệp nhà nước.
o Tăng cường tìm kiếm những khách hàng mới, những người cần vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh của họ. Giám đốc chi nhánh nên chia sẻ mục tiêu kinh doanh cho nhân viên kinh doanh tại chi nhánh để phát triển kinh doanh và nâng cao chất lượng tín dụng.
¾ Sửa đổi và cải tiến quy trình tín dụng bao gồm:
o Chuẩn hóa tất cả các văn bản pháp lý / hợp đồng;
o Đẩy nhanh tốc độ phê duyệt tín dụng đối với những khoản vay nhỏ bằng cách đưa ra thời gian phê duyệt và giám sát thời gian phê duyệt cụ thể cho cấp phê duyệt.
o Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng bằng cách thiết lập một mơ hình tín dụng có hiệu quả an tồn, tập trung vào phân tích vay trước khi cho vay và giám sát người vay sau khi cho vay, chẳng hạn như:
+ Xây dựng các chương trình cảnh báo rủi ro tín dụng
+ Tăng cường cơng tác giám sát, hồn thiện quy trình cho vay để giảm thiểu rủi ro tín dụng, và từng bước đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng;
+ Quản lý tập trung hoạt động tín dụng để đảm bảo một tiêu chuẩn phù hợp và tốt nhất cho toàn bộ hệ thống;
+ Tách riêng chức năng tín dụng và tiếp thị
+ Rà sốt, sửa đổi quy trình tín dụng để tăng cường kiểm soát rủi ro
+ Thúc đẩy một "nền văn hóa tín dụng", mà trong đó tập trung vào cho vay dựa trên dòng tiền
+ Chủ động xác định và giải quyết vấn đề cho vay
o Tập trung vào tiến trình giải ngân của các dự án có tài sản tương lai được tạo ra bởi các khoản vay;
o Tập trung thẩm định tài sản thế chấp được phê duyệt bởi Hội Sở;
o Tăng cường việc tuyển dụng và đào tạo thường xuyên nhân viên kinh doanh tại Trụ sở chính và các chi nhánh.
¾ Kiểm sốt q trình giải quyết nợ quá hạn /nợ xấu. Ban Kinh doanh & Tiếp thị Hội Sở cần tập trung vào giám sát khách hàng cho vay sau khi giải ngân và thu lãi cho vay để hạn chế nợ quá hạn/nợ xấu tăng
o Xem xét tất cả các khoản vay (bao gồm cả khoản vay nhóm 1) và tìm giải pháp thích hợp cho những khoản vay có dấu hiệu xấu; khuyến khích và hỗ trợ các khách hàng vay sẵn sàng trả nợ nhưng đang gặp khó khăn tạm thời, ví
o Cơng nhận và có chính sách khen thưởng cho nhân viên, phịng ban đã có nhiều đóng góp đáng kể trong việc giảm nợ xấu, khen thưởng những chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn thấp.
o Có sự phản ứng kịp thời và đúng đắn cho những khách hàng vay có vấn đề, tức giám sát chặt chẽ, gia hạn nợ, cơ cấu nợ hoặc có những hành động pháp lý thích hợp.
o Cẩn thận xem xét và theo các tiêu chí được xác định trước để sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng cho những khoản nợ xấu, tạm thời dừng cho vay mới tại các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao.
o Tích cực thu hồi một số khoản vay có vấn đề và giải quyết nợ xấu bằng cách sử dụng phương cách hiệu quả bao gồm gia hạn, tái cơ cấu, phân lại lịch thu nợ theo chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước.
o Yêu cầu hàng tuần các đơn vị gửi báo cáo nợ xấu và tiến hạnh theo dõi chặt chẽ.
o Tổ chức các cuộc họp thường xuyên với các chi nhánh để tìm giải pháp thích hợp để xử lý nợ xấu, chẳng hạn như: khởi kiện một số khách hàng để tăng tốc độ bán tài sản đảm bảo, đánh giá lại các vụ việc để có những hành động pháp lý đối với cựu Giám đốc chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật.