6. Bố cục của luận văn
2.2 MỘT SỐ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
2.2.1 Nghiên cứu của Hess, Grimes và Holmes (2008).
Rủi ro tín dụng được Hess và cộng sự (2008) nghiên cứu tại 32 ngân hàng Australia từ 1980 – 2005. Để đo lường rủi ro tín dụng, các tác giả dùng chỉ tiêu tỷ lệ chi phí dự phịng/dư nợ cho vay và đề xuất mơ hình gồm 5 nhóm yếu tố tác động: Nhóm 1 (các yếu tố vĩ mô): Tăng trưởng GDP (GDPGRW), mức thất nghiệp (UNEMP) và thay đổi mức thất nghiệp (∆UNEMP);
Nhóm 2 (các chỉ tiêu biến động tài sản): Chỉ số chứng khoán (RET_SHINDX) và chỉ số giá bất động sản (HPGRW);
Nhóm 3 (yếu tố tài chính/vĩ mơ): chỉ số lạm phát (CPIGRW)
Nhóm 4 (các chỉ tiêu từng ngân hàng): Tổng dư nợ vay (SH_SYSLNS), lãi biên (NIM), tỷ lệ chi phí – thu nhập (CIR) và tỷ lệ tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và dự phòng/tổng tài sản (EBTP_AS);
Nhóm 5 (chỉ tiêu tăng trưởng): tỷ lệ tăng trưởng tài sản (ASGRW).
Mơ hình cụ thể như sau:
IAE_LN=const
+β1.0GDPGRWi,t+ β1.1GDPGRWi,t-1+ β1.2GDPGRWi,t-2 +β2.0∆UNEMPi,t+ β2.1∆UNEMPi,t-1+ β2.2∆UNEMPi,t-2 +β3.0UNEMPi,t+ β3.1UNEMPi,t-1+ β3.2UNEMPi,t-2
Yếu tố vĩ mô +β4.0RET_SHINDXi,t+β4.1RET_SHINDXi,t-1+ β4.2RET_SHINDXi,t-2+β5.0HPGRWi,t+ β5.1HPGRWi,t-1+ β5.2HPGRWi,t-2 Chỉ tiêu biến động tài sản
+β6.0CPIGRWi,t+ β6.1CPIGRWi,t-1+ β6.2CPIGRWi,t-2 Yếu tố tài chính/vĩ mơ
+β7SH_SYSLNSi,t
+β8.0NIMi,t+ β8.1NIMi,t-1+ β8.2NIMi,t-2 +β9.0CIRi,t+ β9.1CIRi,t-1+ β9.2CIRi,t-2
+β10.0EBTP_ASi,t+ β10.1EBTP_ASi,t-1+ β10.2EBTP_ASi,t-2
Chỉ tiêu từng ngân hàng
+β11.0ASGRWi,t+ β11.1ASGRWi,t-1+ β11.2ASGRWi,t-2 +β11.3ASGRWi,t-3+ β11.4ASGRWi,t-4
+ui,t
Chỉ tiêu tăng trưởng
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Tăng trưởng GDP, thay đổi thất nghiệp và mức độ thất nghiệp có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng với độ trễ 1 năm.
- Tăng trưởng CPI có tác động âm với rủi ro tín dụng nhưng mức ý nghĩa rất hạn chế.
- Các ngân hàng lớn và các ngân hàng có lãi biên lớn có mức rủi ro tín dụng thấp. Các ngân hàng khơng hiệu quả với tỷ lệ giữa chi phí và thu nhập lớn cũng có mức rủi ro tín dụng lớn.
- Kết quả quan trọng nhất là ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng trong quá khứ. Các tác giả thấy là tăng trưởng tín dụng nhanh làm giảm chất lượng tín dụng với độ trễ 2-4 năm.
2.2.2 Nghiên cứu của Foos và các cộng sự (2010).
Foos và các cộng sự (2010) nghiên cứu tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro của ngân hàng tư nhân dành cho khách hàng cá nhân trên 16 quốc gia có ngành tài chính phát triển (Mỹ, Canada, Nhật và 13 nước Châu Âu), sử dụng số liệu báo cáo tài chính của hơn 16.000 ngân hàng trong khoảng thời gian 1997-2007. Bài ng
hiên cứu không chọn các quốc gia đang phát triển và nền kinh tế đang chuyển đổi vì mơi trường kinh tế khơng ổn định và chất lượng báo cáo không đáng tin cậy. Các tác giả chỉ xem xét các khoản tăng trưởng bất thường nghĩa là tăng trưởng cao hơn trung bình mẫu. Rủi ro ngân hàng được chia làm 3 phần: rủi ro tài sản, khả năng sinh lợi và thanh khoản của ngân hàng.
Rủi ro tài sản (LL) được tính bằng tỷ số dự phịng rủi ro tín dụng năm t/tổng
dư nợ cho vay năm t-1. Tác giả cho là khách hàng không bị phá sản trong năm đầu tiên vay vốn, nên để đảm bảo tính phù hợp của tỷ số, tác giả đã tính khoản dự phòng với độ trễ 1 năm so với tổng dư nợ vay.
Khả năng sinh lời (RII) được tính bằng tỷ lệ thu nhập gộp từ lãi cho vay trên
toàn bộ khoản vay. Thu nhập gộp từ lãi cho vay được tính từ tổng thu từ lãi cho vay và khơng trừ chi phí huy động vốn, vì mục đích nghiên cứu là hiệu quả của hoạt động cho vay. Lãi từ các khoản cho vay trong năm đầu tiên thường thấp hơn lãi từ các khoản cho vay từ năm thứ hai trở đi vì các khoản vay thường được giải ngân
dàn trải trong năm, nên lãi được tính từ thời điểm giải ngân đến cuối năm. Các tác giả sử dụng giá trị trung bình của các khoản vay trong năm t và t-1 làm bội số của RIIt.
Tính thanh khoản của ngân hàng được tính bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài
sản, phản ánh khả năng đảm bảo các khoản thất thốt ngồi mong đợi. Các ngân hàng thường được yêu cầu đảm bảo tỷ lệ vốn tối thiểu 8% theo quy định về mức vốn trong Basel I và Basel II.
Các tác giả đưa ra mơ hình để đánh giá rủi ro tài sản như sau: LOGLLi,t = α + β1LOGLLi,t-1 + 4 k 1 i,t k 1 ALG k + β 6SIZEi,t + β7EQASSETSi,t + γ Biến giả phân loại + δ Biến giả quốc gia-năm + εi,t
Trong đó:
LOGLLi,t: Logarit của tỷ lệ rủi ro tín dụng của ngân hàng i, năm t. Tỷ lệ rủi ro tín dụng được tính bằng tỷ số dự phịng rủi ro tín dụng năm t/tổng dư nợ cho vay năm t-1. Vì theo tác giả, khách hàng thường khơng phá sản ngay trong năm đầu vay vốn.
ALGi,t: tỷ lệ tăng trưởng dư nợ vay vượt trên mức trung bình của ngân hàng i, năm t.
SIZEi,t: được tính bằng logarit của tổng dư nợ cho vay của ngân hàng i, năm t. EQASSETSi,t: tính bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữutrên tổng tài sản của ngân hàng i, năm t.
Biến giả phân loại: các ngân hàng thu thập được số liệu sẽ phân thành 5 loại: Ngân hàng do các công ty sở hữu (Bank Holdings and holding companies), ngân hàng hợp tác (cooperative banks), ngân hàng cho vay trung và dài hạn (medium and long term credit banks), ngân hàng cho vay có thế chấp bất động sản (Real estate/mortgage banks) và ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm (savings banks).
Biến giả quốc gia-năm: dùng để phân tách tác động của điều kiện kinh tế vĩ mô theo từng năm tại từng quốc gia.
Bài nghiên cứu dùng 2 kỹ thuật để ước lượng mơ hình: Hồi quy bình phương bé nhất và ước tính bảng GMM theo hệ thống 2 bước năng động.
Khi đưa số liệu vào phân tích theo mơ hình trên, Foos và các tác giả thấy tăng trưởng tín dụng bất thường có tác động dương và tác động rất mạnh đến rủi ro tín dụng. Họ có tính đến độ trễ của tác động này trong bài nghiên cứu và thấy tăng trưởng tín dụng tác động mạnh nhất đến rủi ro tín dụng sau 3 năm. Các tác giả khơng tìm thấy mối quan hệ giữa biến rủi ro tín dụng với biến quy mô (SIZE) và biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (EQASSETS).
Kết quả nghiên cứu cũng thấy mối quan hệ âm (-) giữa tăng trưởng tín dụng (LG) và chênh lệch tỷ lệ từ lãi cho vay trên toàn bộ khoản vay (∆RIIt=RIIt-RIIt-1). Bên cạnh đó, là mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng tín dụng và chênh lệch tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (∆ETAt=ETAt-ETAt-1).
2.2.3 Tổng hợp kết quả các bài nghiên cứu có liên quan.
Bài nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu Các biến ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng
Hess và cộng sự (2008) 32 ngân hàng Australia trong giai đoạn 1980 - 2005
GDP, CPI, thất nghiệp, qui mô, tỷ lệ chi phí họat động/thu nhập hoạt động, tăng trưởng tín dụng. Foos và cộng sự (2010) 16.000 ngân hàng của 16
quốc gia có nền tài chính phát triển giai đoạn 1997 – 2007.
Tăng trưởng tín dụng, chênh lệch lãi cho vay trên tổng dư nợ.
Qua tham khảo các bài nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận thấy có 7 biến tác động đến rủi ro tín dụng là: Tăng trưởng GDP, tăng trưởng tín dụng, thu nhập trước
thuế và dự phòng trên tổng dư nợ, mức độ cạnh tranh, tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập họat động, chênh lệch lãi cho vay trên tổng dư nợ. Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu các yếu tố thuộc đặc điểm riêng của từng ngân hàng tác động đến rủi ro tín dụng mà khơng quan tâm đến những biến vĩ mô ảnh hưởng chung đến mọi ngân hàng. Vì vậy, các biến Tăng trưởng GDP, CPI, thất nghiệp không được thu thập để đưa vào nghiên cứu. Trong các biến còn lại, biến mức độ cạnh tranh chưa được thống kê tại Việt Nam nên tác giả không thể thu thập cho nghiên cứu ở Việt Nam; biến chênh lệch lãi cho vay trên tổng dư nợ cũng khó xác định tại Việt Nam vì lãi suất cơ bản do NHNNVN công bố không phù hợp, trong thực tế các NHTM phải lách sàn, vượt trần, biến tướng theo nhiều kiểu khác nhau, khó thu thập thông tin trung thực.
Luận văn chọn được 3 biến phù hợp với dữ liệu của Việt Nam để thu thập số liệu và phân tích tác động đến rủi ro tín dụng tại Việt Nam. Ngồi các biến có tác động đến rủi ro tín dụng như trên, tác giả kỳ vọng biến quy mơ ngân hàng có tác động đến rủi ro tín dụng. Ở Việt Nam, các ngân hàng lớn thường giao dịch với Tổng Cơng ty hay tập đồn lớn. Các đơn vị này thường có ưu thế khi vay vốn, buộc các ngân hàng nhỏ nới lỏng điều kiện cho vay nhằm lôi kéo khách hàng. Thực tế này dễ gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
2.2.4 Các biến nghiên cứu được chọn.
Cuối cùng, tác giả chọn được 4 biến cho nghiên cứu của mình là: Tăng trưởng
tín dụng, qui mơ ngân hàng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động và tỷ lệ thu nhập trước dự phịng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ cho vay.