Đa dạng hóa hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng nhóm yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 74)

6. Bố cục của luận văn

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ PHỊNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG

3.2.2.1. Đa dạng hóa hoạt động tín dụng

Đa dạng hóa là việc ngân hàng cho vay với nhiều lĩnh vực, ngành nghề, nhiều đối tượng với nhiều hình thức khác nhau. Các NHTM nên đa dạng hóa các dịch vụ tín dụng và đầu tư như: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, bao thanh toán, thấu chi, cho thuê TC, tạm ứng…

Các ngân hàng nên mở rộng mạng lưới bán lẻ tại những địa bàn có tiềm năng kinh tế, các khu du lịch, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất…. Không được ép các điểm giao dịch thực hiện đầy đủ mọi nghiệp vụ có sẵn, mà chỉ nên triển khai các phần việc nào phù hợp với đặc thù của địa bàn. Việc phát huy thế mạnh tổng hợp của toàn đơn vị phải được đặt trên cơ sở phân cơng chun mơn hóa lao động. Khơng thể phát triển thẻ tín dụng quốc tế ở khu nhà tập thể công nhân lao động hay cho vay hộ nông nghiệp giữa trung tâm Tp. Hồ chí Minh.

Các ngân hàng cần đẩy mạnh thực hiện các hình thức tài trợ, đầu tư theo hướng thị trường; mở rộng cho vay có đảm bảo để hạn chế rủi ro, nhất là rủi ro đạo đức và hạn chế tổn thất, khi rủi ro xảy ra thì cần phải tăng cường mở rộng việc cho vay có tài sản đảm bảo theo hướng: không đồng nhất tất cả các dự án vay vốn cùng chung một điều kiện; yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo tiền vay nếu thấy cần thiết.

3.2.2.2. Chuyên mơn hóa hoạt động tín dụng.

Từ nhiều thập niên trước, người ta đã từ bỏ quan điểm NHTM chuyên doanh

để ngã theo quan điểm NHTM đa năng, kinh doanh đa lĩnh vực. Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa rồi, một số tập đồn tài chính-ngân hàng lớn bị xóa tên – sáp nhập hay mua lại – vì vỡ nợ. Một số đơn vị khác phải bán bớt mảng đầu tư tài chính, quay về với hoạt động NHTM thuần túy, để có tiền bù đắp tổn thất về tín dụng. Trong khi đó, tại Việt Nam, nhiều người còn vọng tưởng đến mơ hình tập đồn tài chính-ngân hàng bề thế.

Mấy năm gần đây, ngân hàng rất khó huy động nguồn vốn trung dài hạn trong khi nhu cầu cho vay đổi mới trang thiết bị, cải tiến công nghệ, mở rộng, hợp lý hóa sản xuất trong nền kinh tế rất lớn. Cung không thỏa mãn nổi cầu; việc dùng một phần nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, biện pháp tình thế tuy chưa phạm quy, nhưng đẩy ngân hàng vào rủi ro tín dụng (cụ thể là rủi ro kỳ hạn) sẽ dẩn đến rủi ro thanh khoản như mọi người từng chứng kiến trong vài năm trước. Việc chun mơn hóa hoạt động ngân hàng, trong đó chủ lực là hoạt động tín dụng, vẫn có trong thực tế dù chưa được công khai thừa nhận, tùy thuộc vào kỹ

năng chuyên môn, các mối quan hệ xã hội và định hướng kinh doanh của các nhà quản trị điều hành ngân hàng. Mọi người đều biết đến Agribank chuyên phục vụ nông nghiệp và nông thôn, Vietcombank hay Eximbank chuyên kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu và kinh doanh thẻ, Ngân hàng Đại Tín đổi tên là Ngân hàng Xây dựng… những chuyên doanh gắn liền với thương hiệu. Lịch sử có thể lặp lại theo chu kỳ xoắn ốc.

Nếu hiểu theo nghĩa, trước mắt, ngân hàng thương mại với nguồn vốn huy động ngắn hạn chỉ nên tập trung cho vay sản xuất kinh doanh, sinh hoạt tiêu dùng ngắn hạn, việc chun mơn hóa tín dụng có giúp hạn chế phần nào rủi ro tín dụng. Về phần cịn lại, rủi ro tín dụng ln gắn liền với đặc thù ở từng lĩnh vực ngành nghề, như trong cho vay tài trợ ngoại thương, rủi ro tín dụng có thể cộng hưởng với rủi ro hối đoái, rủi ro thị trường cùng rủi ro quốc gia.

3.2.3. Nâng cao chất lượng của hệ thống thơng tin tín dụng:

Xây dựng, hồn thiện hệ thống thơng tin phòng ngừa rủi ro. Để có thể triển khai có hiệu quả các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì ngân hàng phải xây dựng và khơng ngừng hồn thiện hệ thống thơng tin phịng ngừa rủi ro thông qua việc tăng cường thu thập thông tin về khách hàng, dự án, thông tin về kinh tế - xã hội; ngành hàng, thị trường … thông qua các kênh thông tin khách nhau; đồng thời phải sàng lọc, xử lý và lưu trữ thông tin cho khoa học, và phải tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, các phần mềm nghiệp vụ và khẩn trương thực hiện tốt các thanh toán cho khách hàng.

Thơng tin giúp NHTM rất nhiều để có quyết định tín dụng đúng đắn. Hệ thống thơng tin tín dụng bao gồm nguồn thông tin nội bộ cho biết về lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng. Nguồn thông tin từ bên ngoài giúp hiểu thêm về tình hình hoạt động thực tế cùng khả năng tài chính của khách hàng, tài sản bảo đảm cho món vay….Ngân hàng cần nắm bắt thêm thông tin kinh tế vĩ mô, các dự báo về tương lai của mỗi ngành nghề.

Trong thực tế, các báo cáo tín dụng từ chi nhánh gửi về hội sở thường chậm trễ, sai sót. Ngân hàng nào triển khai tốt hệ thống ngân hàng lõi (core banking) cho

phép giao dịch trực tuyến và xử lý tập trung có thể tổng hợp nhanh thơng tin tín dụng nội bộ, cịn các đơn vị chưa hiện đại hóa xong đành chấp nhận tình trạng cung cấp thông tin chậm trễ với sai lệch.

Các NHTM gần đây mới chú trọng đến việc xếp hạng tín dụng các khách hàng theo mơ hình do các Cơng ty Kiểm tốn nước ngồi tư vấn giúp đở thiết lập. Họ rất ít quan tâm đến việc xếp hạng các tổ chức tín dụng trong hay ngồi nước để chuẩn bị tốt cho quan hệ đại lý trước mắt và sau này. Có một nghịch lý đáng xem xét là trong lúc các ngân hàng chê trách thơng tin tín dụng của Trung tâm Rủi ro C.I.C. cịn thiếu sót, bản thân họ khơng hợp tác báo cáo trung thực diễn biến các hoạt động tín dụng tại chính cơ sở của họ. Họ ngại để các ngân hàng khác nhất là Thanh tra NHNN biết được hoạt động tín dụng với chất lượng khơng tốt của bản thân họ.

Để nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng, các nhân viên tín dụng khơng nên chỉ lấy thông tin một chiều từ phía khách hàng cung cấp có thể thiếu chính xác, thiếu khách quan, lại không đầy đủ. Việc đến thăm giúp vừa tạo mối liên hệ, vừa quan sát trực tiếp tình hình hoạt động của khách hàng, đồng thời tiếp cận luôn với những người thường xuyên giao dịch với họ. Các thơng tin này chỉ mang tính tham khảo thêm.

3.2.4. Tăng cường kiểm tra, kiểm sốt các món cho vay.

Đây là một giải pháp cơ bản, tuy không mới nhưng, vẫn cứ phải nói đến khi chất lượng kiểm tra kiểm soát chưa đạt chất lượng như mong muốn. Hơn nữa, khiếm khuyết về chất lượng kiểm tra, kiểm sốt khơng chỉ là nét riêng của Việt Nam. Trên khắp thế giới, trong các vụ sụp đổ ngân hàng, đặc biệt là trong đợt khủng hoảng tài chính vừa qua khởi nguồn từ nước Mỹ có sự bng lỏng, chưa trịn trách nhiệm của khâu kiểm tra, kiểm soát.

Ngồi khâu tự kiểm sốt từ nội ngân hàng, việc kiểm tra khoản vay bao gồm việc kiểm toán định kỳ bắt buộc của Nhà nước, của các đơn vị kiểm toán quốc tế độc lập, các đợt thanh tra của NHNN. Việc kết hợp tốt 3 loại kiểm tra trên giúp ngân hàng giảm rủi ro tín dụng một cách hữu hiệu qua việc phát hiện sớm những khoản cho vay có vấn đề và tìm cách giải quyết.

Dư luận hay thắc mắc vì sao bao nhiêu vụ thất thốt kinh khủng cứ như đột ngột nổ ra một cách vơ lý khó hiểu vì nó đã phải manh nha tích tụ qua thời gian. Trong vấn đề này, có sự tiếp tay vơ tình hay cố ý của các vị thanh kiểm tra thờ ơ, thiếu trách nhiệm hay thiếu liêm khiết. Các cơng ty kiểm tốn dù là quốc tế cũng chỉ là doanh nghiệp; nếu phát hiện khả năng tổn thất, trong phạm vi chức năng nghề nghiệp, họ phạm giữ bí mật cho đơn vị bị kiểm tốn, khác với chức năng của Kiểm toán Nhà. Trong kết luận kiểm toán thường kèm theo vơ số khoản dự phịng miễn trừ mà các ngân hàng được kiểm toán thường bỏ qua (họ chỉ công bố ngắn gọn là ngân hàng chúng tôi đã được Cơng ty XXX kiểm tốn xong kèm theo con dấu và chữ ký của Công ty XXX ở trang cuối của báo cáo) như một thủ tục hành chính đơn thuần.

Các nghiên cứu hay báo cáo thường đề nghị nâng cao năng lực chuyên môn của bộ phận kiểm toán kiểm soát nội bộ trong ngân hàng. Đây chỉ mới là điều kiện cần. Khi nhân sự ở bộ phận này còn do lãnh đạo chi nhánh đánh giá về chất lượng chun mơn và trả lương, họ khó phanh phui các sai phạm của lãnh đạo về mặt tín dụng. Một vị trí cơng việc chịu nhiều áp lực tâm lý như vậy không thể hấp dẩn người thực sự trung thực, tâm huyết và có năng lực. Đây mới là điều kiện đủ để người kiểm tốn, kiểm sốt nội bộ hồn thành tốt chức trách của mình.

3.2.5. Cải tiến cơ chế quản lý tín dụng.

Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống này là một phương pháp chấm điểm nhất quán dựa trên các chỉ số tài chính và các nhân tố phi tài chính trong hồn cảnh thực tế hiện tại của ngân hàng theo các loại hình khách hàng khác nhau nhằm đánh giá rủi ro liên quan đến khách hàng vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm: (i) Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng; (ii) Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết; (iii) Uy tín với các tổ chức tín dụng đã giao dịch trước đây; (iv) Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề, địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng. Kết quả xếp hạng tín

dụng nội bộ là cơ sở để NHTW xác định giới hạn tín dụng, xác định các điều kiện tín dụng thích hợp với khách hàng; tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo quy định.

Cải tiến cơ chế quản lý tín dụng tức là tinh gọn bộ máy gọn nhẹ nhưng vẫn hoạt động hiệu quả, linh hoạt. Hiện nay, tại các NHTM, các bộ phận tác nghiệp chưa phối kết hợp tốt với nhau, phân công phân nhiệm cho cá nhân, bộ phận còn chồng chéo, chưa rõ ràng.

Nếu để chính cán bộ tín dụng vừa cho vay vừa kiểm tra món vayvừa giải ngân, sẽ khó đạt mức khách quan như mong muốn. Ngân hàng sẽ khó phát hiện tình trạng cấu kết móc ngoặt giữa khách hàng với cán bộ tín dụng để giải quyết cho vay các hồ sơ không đũ chuẩn. Nhưng nếu để bộ phận khác đi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, ngân hàng cũng ngại làm phật ý khách hàng khi cho phổ biến các thông tin riêng tư của họ.

Trước mắt, ngân hàng cần tách bạch các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng với thẩm định rủi ro, quyết định tín dụng với theo dõi chất lượng các món cho vay, đồng thời, phân định rõ trách nhiệm cho các phòng ban, cá nhân, đảm bảo khách quan và độc lập. Hành động này, bước đầu sẽ mang lại một số hiệu quả nhất định, nhưng sẽ sớm bị vô hiệu. Cán bộ ngân hàng dù ở bộ phận nào vẫn mang các tố chất ngang nhau. Sự cấu kết với khách hàng sẽ mang tính hệ thống – khơng cịn đơn lẻ - sẵn sàng che chắn bọc lót cho nhau, lại càng nguy hiểm và khó phát hiện hơn. Việc chầm điểm, đánh giá, xếp hạng tín nhiệm khách hàng vay vốn tuy mang tính định lượng, minh bạch, khách quan nhưng đơi khi q máy móc loại bỏ đáng tiếc khách hàng tiềm năng tốt. Mơ hình nào dù khoa học đến đâu, về thống kê học, chỉ đảm bảo độ chính xác đến mức 95% là tốt, tức là vẫn còn 5% sai lầm loại bỏ khách hàng tốt. Hơn nữa, trong thực tế, nhiều khi nhu cầu vay của họ khá đơn giản, giá trị không lớn, thủ tục đánh giá, chấm điểm, xếp hạng rườm rà kéo dài làm nản lòng khách hàng khiến ngân hàng bị vuột mất cơ hội kinh doanh kiếm lời.

3.2.6. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng:

Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của việc thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng. Để có thể tạo dựng nguồn nhân lực đủ mạnh, đáp ứng được yêu cầu, nhất là trong cơng tác quản lý rủi ro tín dụng, ngân hàng phải tập trung giải quyết một số nhiệm vụ trọng tâm: chuẩn hố đội ngũ cán bộ tín dụng; có chính sách đào tạo và đãi ngộ hợp lý thông qua chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ đào tạo, cơ hội thăng tiến… đối với những cán bộ làm cơng tác tín dụng, thẩm định, quản lý rủi ro. Đồng thời, ngân hàng cũng cần phải ban hành qui định liên quan đến vấn đề trách nhiệm cá nhân (nhất là trách nhiệm vật chất) trong việc để xaỷ ra rủi ro gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng.

Con người ln đóng vai trị quyết định đến sự thành bại của NHTM, nhất là trong hoạt động tín dụng. Những cán bộ tín dụng sẽ quyết định chất lượng cho vay, nếu phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro, nâng cao lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng, thậm chí cịn nâng cao hình ảnh của ngân hàng trên thị trường tài chính. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng của cán bộ tín dụng là việc làm thường xuyên và lâu dài, vừa nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, vừa bồi dưỡng về đạo đức, về sự tâm huyết, nhiệt tình, tận tâm với cơng việc.

Đất nước đang chuyển mình vươn lên, ngân hàng liên tục tiếp cận công nghệ mới để rút ngắn dần khoảng cách với thế giới. Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức tập huấn đào tạo, đào tạo lại cho cả người cũ lâu năm lẫn nhân viên mới tuyển dụng; các buổi tập huấn cần được phân chia thành nhiều cấp độ khác nhau tương ứng với trình độ chun mơn của nhân viên. Ngồi ra, cần tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm… giúp các nhân viên vừa trao đổi nghiệp vụ, vừa cập nhật tri thức mới để nâng cao hiểu biết cùng kỹ năng chuyên môn.

Lãnh đạo ngân hàng cần nhận thức rằng muốn trẻ hóa đội ngủ, đặc biệt là đội ngủ làm tín dụng, để tạo sức bật mạnh cho toàn đơn vị, phải chấp nhận người thiếu kinh nghiệm. Đất nước hiện tại chưa đủ khả năng đào tạo người toàn tài vừa trẻ vừa đủ bản lĩnh và giàu kinh nghiệm làm việc.

3.2.7. Giám sát, kiểm tra khoản cho vay:

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định năng lực chủ đầu tư, thẩm định dự án vay vốn. Công tác thẩm định cần được thay đổi căn bản trên cơ sở việc quản lý tín dụng theo khách hàng chứ không phải chỉ quản lý theo dự án. Để nâng cao chất lượng thẩm định, cần bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm trong công tác thẩm định, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định. Đồng thời khi thẩm định cần chú trọng công tác thu thập, xử lý thông tin về dự án, khoản vay; và cần đặc biệt lưu ý việc thẩm định năng lực, uy tín, khả năng tài chính của khách hàng/chủ đầu tư…

Tăng cường kiểm tra giám sát, quản lý nợ vay. Việc tăng cương kiểm tra, giám sát, quản lý nợ vay là biện pháp quan trọng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, nhất là rủi ro đạo đức khi khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Để thực hiện tốt cơng tác này đòi hỏi tiền vay phải được chuyển trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng. Việc giải ngân phải được thực hiện qua hệ thống thanh toán của ngân hàng; định kỳ (q) phải phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng nhóm yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)