6. Bố cục của luận văn
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ PHỊNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG
3.2.8. Quy định người vay phải mua bảo hiểm trên các khoản tín dụng
Để đảm bảo an tồn cho các khoản tín dụng, người ta thường mua bảo hiểm. Rủi ro tín dụng là điều khơng mong muốn của các bên tham gia khi họ khó lường trước được mọi yếu tố khách quan xảy ra như lạm phát, kinh tế suy thoái….
Một khách hàng vay rất có uy tín cũng có thể gặp rủi ro tín dụng khi bị chết hoặc tàn phế sau tai nạn đột ngột. Hỏa hoạn, thiên tai có thể làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp. Trong những trường hợp như vậy, nếu có mua bảo hiểm, Công ty bảo hiểm sẽ trả cho ngân hàng khoản nợ thay cho khách hàng giúp ngân hàng khỏi mất nợ, đồng thời chia sẻ thiệt hại với khách hàng (khách hàng vừa bị tổn thất trong thiên tai còn phải trả nợ cho ngân hàng). Ngân hàng cần xác định các loại hình người vay phải được bảo hiểm.
Bảo hiểm nhân thọ là loại hình ngày càng phổ biến; bảo hiểm sẽ thanh tốn nốt số tiền cịn nợ ngân hàng khi người vay chết. Giá trị bồi thường theo Hợp đồng Bảo hiểm Nhân thọ cũng được dùng làm tài sản bảo đảm; hợp đồng bảo hiểm là một trái
quyền có thể được chuyển nhượng, ngân hàng có thể đứng hưởng trực tiếp trái quyền này hay được chính thức chuyển nhượng từ người thụ hường của Hợp đồng bảo hiểm.
Khi tham gia tài trợ xuất nhập khẩu, ngân hàng thường buộc lô hàng xuất nhập khẩu phải được bảo hiểm đối với mọi rủi ro. Khi cho vay mua sắm tài sản có giá trị lớn như nhà, xưởng, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận chuyển đường dài, có thời gian khai thác khá dài dễ gặp nhiều rủi ro, ngân hàng buộc chủ tài sản phải mua bảo hiểm rủi ro nhằm hạn chế thiệt hại khi phát sinh.
Khi nghi ngờ về khả năng thanh tốn của Cơng ty Bào hiểm, người ta có thể yêu cầu tái bảo hiểm để được yên tâm hơn. Khi rủi ro phát sinh, bên vay, Công ty Bảo hiểm và Công ty Tái bảo hiểm liên đới bồi thường ngay cho ngân hàng. Chi phí điều hành sẽ tăng cao nên khách vay thường né tránh trừ trường hợp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Tóm lại, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM khơng chỉ là mong muốn mà cịn là cố gắng nghiên cứu ứng dụng không ngừng của các nhà quản trị ngân hàng. Tác giả mong là các giải pháp trên đây kết hợp với các mơ hình lượng hóa rủi ro sẽ giúp NHTM nâng cao năng lực canh tranh trên TTTC.