Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Thiết kế thang đo
3.2.1 Thang đo cảm nhận trách nhiệm xã hội
Như trình bày ở chương 2, trách nhiệm xã hội gồm 5 thành phần (1) trách nhiệm kinh tế, (2) trách nhiệm pháp lý, (3) trách nhiệm đạo đức, (4) trách nhiệm từ thiện, và (5) trách nhiệm môi trường. Các thành phần trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện được lấy từ mơ hình Kim tự tháp của Carroll (1 , 1 1, 1 ) Do đó, thang đo của các thành phần cảm nhận trách nhiệm xã hội cũng được xây dựng theo khái niệm trong các thành được Carroll nêu ra. Thành phần trách nhiệm môi trường được tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian gần đây, do đó, các thang đo của cảm nhận trách nhiệm môi trường cũng được tổng hợp từ các nghiên cứu liên quan Thang đo cụ thể của từng thành phần được trình bày dưới đây
Thang đo thành phần cảm nhận trách nhiệm kinh tế:
Thành phần trách nhiệm kinh tế là thành phần cơ bản trong mơ hình Kim tự tháp trách nhiệm xã hội của Carroll. Theo Carroll, trách nhiệm kinh tế là trách nhiệm liên quan đến các nhà đầu tư và khách hàng Nội dung cơ bản của nó đề cập đến việc (1) tạo ra và tối đa hóa lợi nhuận của tổ chức, (2) vị thế trên cạnh tranh trên thị trường, (3) hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững. Trong nghiên cứu của Turkey (200 ), thang đo thành phần trách nhiệm kinh tế cũng đề cập đến các nội dung phù hợp với nội dung của Carroll gồm (1) lợi nhuận, (2) vị thế cạnh tranh, (3) hoạt động hiệu quả và (4) phát triển bền vững Thang đo của Turkey (200 ) cũng được Aimie-Jade (2011) sử dụng lại trong nghiên cứu của mình. Tại thị trường Việt Nam trong nghiên cứu của Châu và Nguyễn (2012) cũng xây dựng thang đo với những nội dung phù hợp với khái niệm của Carroll và đạt được giá trị hội tụ, độ tin cậy cao. Các thành phần trong thang đo về trách nhiệm kinh tế của Châu và Nguyễn (2012) bao gồm (1) tối đa hóa lợi nhuận, (2) năng lực cạnh tranh, (3) hiệu quả
kinh doanh, (3) kiểm sốt rủi ro và chi phí, ( ) đáp ứng yêu cầu khách hàng, ( ) đáp ứng yêu cầu của đối tác.
Như vậy, nội dung cơ bản của trách nhiệm kinh tế tập trung vào 4 yếu tố (1) lợi nhuận, (2) vị thế cạnh tranh, (3) hoạt động hiệu quả và (4) phát triển bền vững. Những nội dung này phù hợp với khái niệm của Carroll và các nghiên cứu gần đây cũng tập trung vào các nội dung này khi đề cập đến trách nhiệm kinh tế Do đó, nghiên cứu cũng tập trung vào các nội dung này và đề xuất thang đo thành phần cảm nhận trách nhiệm kinh tế gồm bốn biến được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Thang đo thành phần cảm nhận trách nhiệm kinh tế.
Tham khảo Thang đo
Carroll (1979, 1991, 1999);
Turkey (2009);
Châu và Nguyễn (2012)
1. Cơng ty hoạt động có lợi nhuận.
2. Cơng ty có vị thế cạnh tranh mạnh mẽ. 3. Công ty hoạt động hiệu quả.
4. Cơng ty có những chính sách phát triển kinh tế bền vững.
Thang đo thành phần cảm nhận trách nhiệm pháp lý:
Trong mơ hình Kim tự tháp của Carroll, trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm với chính quyền/ pháp luật. Nội dung cơ bản của nó đề cấp đến việc việc tuân thủ pháp luật và thành công trong việc tuân thủ pháp luật trong cạnh tranh trên thị trường. Trong nghiên cứu của Turkey (200 ), thang đo thành phần trách nhiệm pháp lý gồm (1) cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật, (2) thực hiện đúng quy định của pháp luật, (3) thực hiện nghĩa vụ thuế thường xuyên và liên tục và (4) sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu theo quy định của pháp luật. Thang đo thành phần trách nhiệm pháp lý của Turkey (2009) khá phù hợp với khái niệm trong mơ hình Kim tự tháp của
Carroll. Do đó, nghiên cứu cũng tập trung vào các nội dung này và sử dụng thang đo thành phần cảm nhận trách nhiệm pháp lý của Turkey (2009) gồm bốn biến được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Thang đo thành phần cảm nhận trách nhiệm pháp lý.
Tham khảo Thang đo
Carroll (1979, 1991, 1999); Turkey (2009)
1. Công ty tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật.
2. Công ty thực hiện nghĩa vụ thuế thường xuyên và liên tục.
3. Công ty cạnh tranh lành mạnh theo khuôn khổ pháp luật.
4. Cơng ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý.
Thang đo thành phần cảm nhận trách nhiệm đạo đức:
Trong mơ hình của Carroll, trách nhiệm đạo đức là nội dung yêu cầu tổ chức phải thực hiện theo các quy tắc và các giá trị của xã hội được chấp nhận nhưng chưa được đưa vào văn bản luật. Những yêu cầu của trách nhiệm đạo đức bao gồm (1) xây dựng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức, (2) công nhận, tôn trọng các chuẩn mực đạo đức, và (3) đề cao, không được thỏa hiệp các chuẩn mực đạo đức với mục tiêu của cơng ty. Với mục đích của nghiên cứu là đo tác tác động của trách nhiệm xã hội đối với tin tưởng thương hiệu và ý định mua hàng của khách hàng, đứng ở vai trò của khách hàng, các chuẩn mực đạo đức mà khách hàng có thể thấy được là những nội dung liên quan trực tiếp đối với họ như sự tôn trọng, trung thực, đối với người tiêu dùng. Trong nghiên cứu của Eun và các cộng sự (2013), thang đo thành phần trách nhiệm đạo đức bao gồm các nội dung (1) quan tâm và tôn trọng vấn đề đạo đức, (2) tổ chức các chương trình đào tạo đạo đức cho nhân viên, (3) cung cấp
thơng tin đầy đủ và chính xác cho khách hàng, (4) có một chuẩn mực đạo đức tồn diện, ( ) được cơng nhận là đáng tin cậy Trong khi đó, thang đo trách nhiệm đạo đức của Aimie-Jade (2011) bao gồm (1) nhấn mạnh tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội, (2) thúc đẩy sự thịnh vượng của xã hội, (3) cung cấp đầy đủ và chính xác thơng tin về sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, (4) tơn trọng quyền của người tiêu dùng. Những yếu tố trong thang đo trách nhiệm đạo đức của hai nghiên cứu trên điều xoáy quanh nội dung đã được Carroll nêu ra trong mơ hình Kim tự tháp trách nhiệm xã hội. Với mục đích của nghiên cứu và đối tượng khảo sát là các khách hàng sử dụng sản phẩm, nghiên cứu đề xuất nội dung trong thành phần cảm nhận trách nhiệm đạo đức gồm (1) quan tâm và tôn trọng vấn đề đạo đức, (2) cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực và (3) tôn trọng quyền của người tiêu dùng Thang đo cảm nhận trách nhiệm đạo đức đề xuất được nêu ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Thang đo thành phần cảm nhận trách nhiệm đạo đức.
Tham khảo Thang đo
Carroll (1979, 1991, 1999);
Eun và các cộng sự (2013);
Aimie-Jade (2011)
1. Công ty luôn quan tâm và tôn trọng vấn đề đạo đức trong kinh doanh.
2. Các chương trình quảng cáo của công ty cung cấp những thông tin trung thực.
3. Công ty cung cấp thông tin về sản phẩm một cách đầy đủ và chính xác trên nhãn mác sản phẩm.
4. Công ty đề cao và tôn trọng các quyền của người tiêu dùng.
Thang đo cảm nhận trách nhiệm từ thiện:
Trong mơ hình Kim tự tháp của Carroll, trách nhiệm từ thiện là trách nhiệm đối với cộng đồng, hay cịn gọi là đóng góp cộng đồng. Nó bao gồm những hành vi của doanh nghiệp được xã hội trơng đợi như qun góp ủng hộ người khó khăn, tài trợ học bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng... Những tiêu chí của trách nhiệm từ thiện bao gồm (1) tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện và từ thiện cho cộng đồng địa phương, (2) cung cấp và hỗ trợ cho các tổ chức giáo dục địa phương, (3) đóng góp cải thiện chất lượng của sống ở địa phương Thang đo trách nhiệm từ thiện trong nghiên cứu Eun và các cộng sự (2013) bao gồm (1) giải quyết vấn đề xã hội, (2) đóng góp đầy đủ cho cộng đồng địa phương, (3) phân bổ nguồn lực để hoạt động từ thiện, (4) khuyến khích nhân viên tham gia hoạt động từ thiện. Tổng hợp từ nội dung và tiêu chí trong mơ hình của Carroll, để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và đối tượng khảo sát, nghiên cứu đề xuất thang đo thành phần cảm nhận trách nhiệm từ thiện bao gồm các yếu tố: (1) tích cực tham gia vào hoạt động tình nguyện và từ thiện trong cộng đồng, (2) cung cấp hỗ trợ các chương tình khuyến học và nâng cao tri thức, (3) đóng góp cải thiện "chất lượng cuộc sống" của cộng đồng, (4) có những chương trình hoạt động vì trẻ em. Thang đo của thành phần cảm nhận trách nhiệm đạo đức được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Thang đo thành phần cảm nhận trách nhiệm từ thiện.
Nghiên cứu Thang đo
Carroll (1979, 1991, 1999); Eun và các
cộng sự
(2013);
1. Cơng ty tích cực tham gia vào hoạt động tình nguyện và từ thiện trong cộng đồng.
2. Công ty cung cấp hỗ trợ các chương tình khuyến học và nâng cao tri thức.
3. Công ty đóng góp cải thiện "chất lượng cuộc sống" của cộng đồng.
Thang đo trách nhiệm môi trường:
Trách nhiệm mơi trường là thành phần khơng nằm trong mơ hình Kim tự tháp trách nhiệm xã hội của Carroll. Trách nhiệm môi trường là nội dung trách nhiệm của doanh nghiệp liên quan đến việc nổ lực để duy trì và bảo vệ mơi trường tự nhiên, kiểm sốt và xử lý chất thải ra môi trường tự nhiên, giảm thiểu các tác động từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với môi trường và cung cấp sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường (Eun và các cộng sự, 2013). Nội dung của nó chính là nổ lực để khơng gây tổn hại đến môi trường và cải thiện môi trường để ngày một tốt hơn Eun và các cộng sự (2013) xây dựng thang đo thành phần trách nhiệm môi trường bao gồm (1) cung cấp sản phẩm thân thiện với môi trường, (2) nhiệm vụ cải thiện môi trường tự nhiên, (3) nổ lực để duy trì và bảo tồn mơi trường. Nghiên cứu cũng tập trung vào những nội dung này và đề xuất thang đo thành phần cảm nhận trách nhiệm mơi trường được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Thang đo thành phần cảm nhận trách nhiệm môi trường.
Tham khảo Thang đo
Eun và các cộng sự (2013)
1. Sản phẩm và dịch vụ của công ty thân thiện với môi trường.
2. Cơng ty kiểm sốt và xử lý hiệu quả các chất thải ra mơi trường.
3. Cơng ty thực hiện chương trình đặc biệt để giảm thiểu tác động tiêu cực của nó đối với mơi trường tự nhiên.
4. Công ty tham gia vào các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên.
Bảng 3.6 Tổng hợp thang đo các thành phần cảm nhận trách nhiệm xã hội trong nghiên cứu và tên biến được sử dụng trong nghiên cứu.
Bảng 3.6: Thang đo các thành phần cảm nhận trách nhiệm xã hội.
Tên biến Thành phần Thang đo
TNKT Cảm nhận trách nhiệm kinh tế
TNKT1 1. Cơng ty hoạt động có lợi nhuận.
TNKT2 2. Cơng ty có vị thế cạnh tranh mạnh mẽ. TNKT3 3. Công ty hoạt động hiệu quả.
TNKT4 4. Cơng ty có những chính sách phát triển kinh tế bền vững.
TNPL Cảm nhận trách nhiệm pháp lý
TNPL1 1. Công ty tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật. TNPL2 2. Công ty thực hiện nghĩa vụ thuế thường xuyên và
liên tục.
TNPL3 3. Công ty cạnh tranh lành mạnh theo khuôn khổ pháp luật.
TNPL4 4. Cơng ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý.
TNDD Cảm nhận trách nhiệm đạo đức
TNDD1 1. Công ty luôn quan tâm và tôn trọng vấn đề đạo đức trong kinh doanh.
TNDD2 2. Các chương trình quảng cáo của công ty cung cấp những thông tin trung thực.
TNDD3
3. Công ty cung cấp thông tin về sản phẩm một cách đầy đủ và chính xác trên nhãn mác sản phẩm.
TNDD4 4. Công ty đề cao và tôn trọng các quyền của người tiêu dùng.
TNTT Cảm nhận trách nhiệm từ thiện
TNTT1 1. Cơng ty tích cực tham gia vào hoạt động tình nguyện và từ thiện trong cộng đồng.
TNTT2 2. Công ty cung cấp hỗ trợ các chương tình khuyến học và nâng cao tri thức.
TNTT3 3. Cơng ty đóng góp cải thiện "chất lượng cuộc sống" của cộng đồng.
TNTT4 4. Cơng ty có những chương trình hoạt động vì trẻ em.
TNMT Cảm nhận trách nhiệm môi trường
TNMT1 1. Sản phẩm và dịch vụ của công ty thân thiện với môi trường.
TNMT2 2. Cơng ty kiểm sốt và xử lý hiệu quả các chất thải ra môi trường.
TNMT3
3. Công ty thực hiện chương trình đặc biệt để giảm thiểu tác động tiêu cực của nó đối với mơi trường tự nhiên.
TNMT4
4. Công ty tham gia vào các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên.