Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu
Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, và số biến quan sát. Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích hồi quy tuyến tính.
Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều đồng ý là phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) địi hỏi phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov và Widaman, 1995). Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng ơn nữa kích thước mẫu cịn tùy thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng (ví dụ, ML, GL hay AD ) Trong E A, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair và các cộng sự (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tổi thiểu là 5 quan sát. Thang đo trách nhiệm gồm 5 thành phầm với 20 biến, như vậy để tiến hành EFA, cỡ mẫu ít nhất của đề tài là 20 x 5 = 100. Nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelihood) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair và các cộng sự, 1998). Gorsuch (1983) lại cho rằng khi tiến hành phân tích E A thì kích thước mẫu tối thiểu là 200 Như vậy cỡ mẫu để thỏa mãn điều kiện tiến hành phân tích EFA có thể nằm trong khoảng 100 đến 200.
Thọ và Trang (2011) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu cần thiết khi tiến hành phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mơ hình cấu trúc tuyến
tính (SEM) là bằng 5 lần số tham số cần ước lượng. Trong phân tích nhân tố khẳng định (CFA), số tham số cần ước lượng là 30 Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần thiết khi tiến hành phần tích nhân tố khẳng định (CFA) 150 (30 x 5).
Theo Thọ (2011) để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất, thì kích cỡmẫu phải thỏa mãn công thức:
n ≥ k + 0
Trong đó, n là kích cỡ mẫu
k là số biến độc lập của mơ hình.
Trong nghiên cứu thực hiện 2 phân tích hồi quy, có số biến độc lập như nhau là 5 biến của 5 thành phần cảm nhận trách nhiệm xã hội ích thước mẫu cần thiết theo cơng thức trên là 90 (8.5 + 50).
Chọn kích thước mẫu cho nghiên cứu là 200. Nghiên cứu được thực hiện khảo sát với hai thương hiệu Coca-cola và Vinamilk. Để đảm bảo kích thước mẫu 200 cho mỗi thương hiệu, thực hiện khảo sát 250 khách hàng cho mỗi thương hiệu. Như vậy, tổng số bảng câu hỏi khảo sát được phát ra là 500, 250 bảng câu hỏi cho mỗi thương hiệu.
Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi, gặp trực tiếp khách hàng phát phiếu khảo sát và thu lại ngay sau khi trả lời xong. Để đạt được kích thước mẫu như trên, 00 bảng câu hỏi được phát ra, mỗi thương hiệu được khảo sát với 250 bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi do đối tượng nghiên cứu tự trả lời là cơng cụ chính để thu thập dữ liệu.
Bảng câu hỏi bao gồm 39 phát biểu, trong đó có 32 phát biểu về trách nhiệm xã hội, tin tưởng thương hiệu, ý định mua hàng gồm 22 phát biểu về trách nhiệm xã hội, 5 phát biểu về tin tưởng thương hiệu và 5 phát biểu về ý định mua hàng. Mỗi câu hỏi được đo lường dựa trên thang đo Likert gồm 5 điểm. Cuộc khảo sát được thực hiện từ đầu tháng 08 năm 2013. Sau 02 tháng
tiến hành thu thập dữ liệu, sẽ chọn ra các mẫu trả lời hữu ích để nhập vào chương trình SPSS 20.0 và Amos 21 0 để phân tích dữ liệu.