Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Những kết quả chính
Đây là một trong những số ít nghiên cứu chính thức đầu tiên tại Việt Nam về trách nhiệm xã hội, và là nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến tin tưởng thương hiệu và ý định mua hàng của khách hàng, trường hợp nghiên cứu trong ngành thực phẩm với hai thương hiệu Vinamilk và Coca-cola.
Nghiên cứu đã tổng kết một số lý thuyết khác nhau về khái niệm trách nhiệm xã hội, cung cấp một cái nhìn tổng thể về khái niệm này. Qua nghiên cứu tổng kết lý thuyết nghiên cứu xây dựng mơ hình đo lường trách nhiệm xã hội, phát triển từ mơ hình của Caroll (1979) và bổ sung thêm thành phần trách nhiệm mơi trường. Mơ hình trách nhiệm xã hội trong nghiên cứu gồm 5 thành phần: (1) trách nhiệm kinh tế, (2) trách nhiệm pháp lý, (3) trách nhiệm đạo đức, (4) trách nhiệm từ thiện, (5) trách nhiệm mơi trường Thang đo và mơ hình đo lường cảm nhận trách nhiệm xã hội đã được đánh giá độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA) kiểm định đạt được độ tin cậy cao và phù hợp với dữ liệu thị trường.
Mơ hình nghiên cứu tác động của các thành phần trách nhiệm xã hội đối với tin tưởng thương hiệu và ý định mua hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các thành phần cảm nhận trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm từ thiện trách nhiệm môi trường ảnh hưởng đến tin tưởng thương hiệu;
và các yếu tố cảm nhận trách nhiệm kinh tế, đạo đức, từ thiện tác động đến ý định mua hàng. Nghiên cứu cũng cho thấy, tin tưởng thương hiệu có tác động rất mạnh mẽ đến ý định mua hàng của khách hàng.
Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được mơ hình đo lường khái niệm trách nhiệm xã hội tương đối đầy đủ và được kiểm định có ý nghĩa và phù hợp với dữ liệu thị trường. Mơ hình đo lường trách nhiệm xã hội có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu về khai niệm này và là cơ sở để tiếp tục phát triển và đo lường khái niệm trách nhiệm xã hội trong các nghiên cứu tiếp theo.
Nghiên cứu cũng cho thấy một kết quả rõ ràng là thực hiện trách nhiệm xã hội không phải là việc tiêu tốn chi phí một cách vơ ích mà điều này là một khoảng đầu tư có lợi cho doanh nghiệp. Việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sẽ tạo dựng được niềm tin với khách hàng, nâng cao giá trị thương hiệu, và đặc biệt là tăng cường khả năng mua hàng của thương hiệu từ đó giúp gia tăng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao giá trị cho doanh nghiệp. Qua tổng hợp một số nghiên cứu liên quan cũng cho thấy, với trình độ học vấn ngày càng nâng cao trong dân chúng, khách hàng sẽ có ý thức về các yêu cầu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày càng cao hơn trong việc thực hiện ý định mua hàng của mình Đây là một động lực mạnh mẽ để yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện ngày càng tốt hơn các hoạt động trách nhiệm xã hội, góp phần xây dựng một mơi trường kinh doanh xanh, bền vừng và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.