Loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Một phần của tài liệu luan van cao hoc trac nghie0m-vat ly (Trang 27 - 31)

Loại câu hỏi này thường có dạng hình thức của một câu phát biểu

khơng đầy đủ hay một câu hỏi có câu dẫn được nối tiếp bằng một số câu trả lời mà học sinh phải lựa chọn.

Câu trả lời hoàn toàn đúng là câu trả lời tốt nhất trong các câu có vẻ hợp lý

28

Một câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn gồm hai bộ phận:

A Câu dẫn: Ở đầu câu kiểm tra có thể viết dưới dạng một câu hỏi trực tiếp hay một phát biểu khơng đầy đủ. Điều này có tác dộng như cách phát biểu để tạo ra một kích thích gợi ý câu trả lời cho học sinh

B Câu chọn: Thường gồm từ 3 đến 5 câu là phù hợp, câu lựa chọn khơng nên q ít (2 câu) hoặc quá nhiều (10 câu) dựa vào quy luật tâm lý và các quy luật xác suất thống kê. Trong câu chọn chia thành:

- Câu đúng: là câu đúng nhất trong các câu lựa chọn - Câu sai: Là câu kém chính xác nhất phải lựa chọn - Câu nhiễu: Là câu trả lời có vẻ hợp lý, nhưng thực tế

có chỗ sai chúng có tác động nhiều đối với học sinh có năng lực tốt và tác động thu hút đối với học sinh có năng lực kém.

Ví dụ 4 Phát biểu nào sau đây là đúng:

Véc tơ gia tốc tức thời của chất điểm là đại lượng đặc trưng cho A Sự biến thiên về hướng của véc tơ vận tốc

B Sự biến thiên về hướng và sự nhanh hay chậm của chuyển động C Độ biến thiên của véc tơ vận tốc

D Độ biến thiên nhanh hay chậm của véc tơ vận tốc • Ưu điểm

Giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau chẳng hạn như:

- Xác nhận mối tương quan nhân quả - Nhận biết các điều sai lầm

- Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau - Định nghĩa các khái niệm

- Tìm nguyên nhân của một số sự kiện

- Nhận biết điểm tương đồng hay sự khác biệt giữa hai hay nhiều vật - Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện

- Xác định thứ tự hay cách sắp đặt nhiều vật

- Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm

Độ tin cậy cao hơn: yếu tố đốn mị hay may rủi giảm đi nhiêu lần so với các loại trắc nghiệm khách quan khác nhất là khi số phương án lựa chọn tăng lên.

Tính giá trị tốt hơn: Với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời đ ể lựa chọn, người ta có thể đo được các khả năng nhớ hiểu, áp dụng các nguyên lý, định luật, tổng quát hóa, khái quát hóa.... rất hữu hiệu.

Tính khách quan cao khi chấm bài. Điểm số của bài trắc nghiệm khách quan không phụ thuộc không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của học sinh và trình độ người chấm bài.

• Nhược điểm

Loại câu này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng nhất còn những câu cịn lại gọi là câu nhiễu cũng có vẻ hợp lý. Ngồi ra phải soạn câu hỏi thế nào đó để đo được các khả năng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu.

Đối với học sinh có tư duy tốt có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy khơng thỏa mãn.

Các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể khơng đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả n ăng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng câu hỏi trắc nghiệm tự luận soạn kỹ.

Ngoài ra tốn kém giấy mực để in đề và cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi.

30 • Lưu ý

Câu hỏi loại này có thể dùng kiểm tra năng lực nhận thức ở mức biết, khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp, và ngay cả khả năng phán đốn cao vì vậy khi viết loại câu này cần lưu ý

- Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, lời văn sáng sủa, phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề. Tránh dùng các từ phủ định, nếu khơng tránh được thì cần phải nhấn mạnh để học sinh khơng bị nhầm. Câu dẫn phải là câu hỏi trọn vẹn để học sinh hiểu được mình đang được hỏi vấn đề gì

- Câu chọn cũng phải rõ ràng, dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn, có cấu trúc song song nghĩa là chúng phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn.

- Nên có 4-5 phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi. Nếu phương án trả lời ít hơn thì yếu tố đốn mị hay may rủi tăng lên. Nhưng nếu có quá nhiều phương án để chọn thì giáo viên khó soạn và học sinh mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi, các câu gây nhiễu phải có vẻ hợp lý, và có sức hấp dẫn như nhau để nhử học sinh kém lựa chọn.

- Phải chắc chắn chỉ có một phương án trả lời đúng, các phương án còn lại thực sự nhiễu.

- Không được đưa vào 2 câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nên thực sự nhiễu.

- Các câu trả lời đúng nhất phải được đặt ở những vị trí khác nhau, sắp xếp theo tứ tự ngẫu nhiên lần lượt ở vị trí A, B, C, D, E gần bằng nhau.

- Có thể có những biến thể của loại câu nhiều lựa chọn. Các biến thể này địi hỏi học sinh phải tìm hiểu sâu.

B Câu kết hợp: là loại câu cho phép có thể có nhiều câu trả lời đối với một khối lượng tư liệu hạn chế.

Một phần của tài liệu luan van cao hoc trac nghie0m-vat ly (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w