Quy trình biên soạn đề kiểm tra trắc nghiệm (1) Xác định mục đích yêu cầu cần kiểm tra

Một phần của tài liệu luan van cao hoc trac nghie0m-vat ly (Trang 33 - 36)

(1) Xác định mục đích yêu cầu cần kiểm tra

Là phương tiện để xác định mức đ ộ đạt hệ thống mục tiêu học tập của mỗi học sinh từ đó đánh giá kết quả học tập sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, hay tồn bộ chương trình của một lớp, một cấp học nào đó.

34

(2) Xác định các mục tiêu cần đo:

Để xây dựng một đề kiểm tra tốt cần liệt kê chi tiết các mục tiêu giảng dạy thể hiện ở các hành vi hay năng lực cần phát triển của học sinh như là kết quả của việc dạy học.

(3.) Thiết lập ma trận hai chiều

Sau khi nắm vững mục đích của bài trắc nghiệm và phân tích nội dung môn

học người soạn thảo thiết lập một ma trận hai chiều, một chiều biểu thị nội dung hay mạch kiến thức cần đánh giá và chiều kia biểu thị cho các mức độ nhận thức của học sinh (thường được đánh giá theo sát mức độ nhận thức trong thang phân loại của Bloom) mà bài trắc nghiệm muốn khảo sát

Bài trắc nghiệm môn

Đề mục…………

Chủ đề Mục tiêu Tổng

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1.Chương I 2 1 1 0.5 3 1.5 2.Chương II 1 0,5 1 1 1 0,5 3 2 3.Chương III 2 1,5 1 0.5 3 2 4.Chương IV 1 0,5 1 2 1 2 3 4,5 Tổng 6 3 3 12

3,5 3,5 3 10

Chữ số bên trên, góc trái mỗi ơ: là số câu hỏi.

Chữ số bên dưới góc phải mỗi ơ: là số điểm của các câu hỏi trong mỗi ơ.

Nếu một chiều của ma trận có m nội dung kiến thức cần kiểm tra, chiều kia có n mức độ nhận thức cần đành giá thì ma trận sẽ có m.n ơ. Trong mỗi ơ của ma trận là số lượng câu hỏi và trọng số điểm dành cho các câu hỏi có trong ơ đó. Quyết định số lượng câu hỏi cho từng mục tiêu tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của từng mục tiêu đó. Thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm qui định cho từng mạch kiến thức, từng mức độ nhận thức. Công đoạn trên được tiến hành qua các bước cơ bản sau:

• Xác định trọng số điểm cho từng mạch kiến thức: căn cứ số tiết qui định trong phân phối chương trình, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi mạch kiến thức trong chương trình mà xác định số điểm tương ứng cho từng phần kiến thức.

• Xác định trọng số điểm cho từng mức độ nhận thức: mức độ nhận thức trung bình có trọng số điểm khơng ít hơn các mức nhận thức khác.

• Xác định số lượng câu hỏi cho từng ô trong ma trận căn cứ vào các trọng số điểm đã xác định ở trên mà định số câu hỏi tương ứng, trong đó lưu ý rằng mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có trọng số điểm như nhau.

(4) Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm theo ma trận hai chiều

Căn cứ vào ma trận và mục tiêu đã xác định ở bước 2 và 3 thiết kế nội dung hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo ở học sinh qua từng câu hỏi và toàn bộ bài trắc nghiệm.

36

(5) Xây dựng đáp án và biểu điểm

Theo qui chế của Bộ giáo dục và đào tạo thang đánh giá gồm 11 bậc:0, 1,2, 3,4, 5,6,7,8,9,10. Chúng ta có thể tính điểm cho mỗi câu hỏi trắc nghiệm bằng cách lấy điểm tối đa toàn bài là 10 chia đều cho số câu hỏi toàn bài

Một phần của tài liệu luan van cao hoc trac nghie0m-vat ly (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w