KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu luan van cao hoc trac nghie0m-vat ly (Trang 105 - 109)

D Là đại lượng đại số có thể thay đổi được tùy theo việc chọn mốc tính thế năng.

01 89 10 Khai thác 16E 54 0 0 0 0 3 5 21 20 3 2

KẾT LUẬN CHUNG

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài căn cứ nhiệm vụ đã đề ra chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề sau:

106 1. Về lý luận:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về mục tiêu dạy học và mối quan hệ giữa mục tiêu dạy học với kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trên cơ sở về chức năng của KTĐG và các yêu cầu sư phạm về kiểm tra đánh giá chúng tơi tìm hiểu các nguyên tắc chung cần quán triệt trong KTĐG.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp trắc nghiệm. Những ưu điểm và nhược điểm của TNKQ và TNTL. Ưu điểm và nhược điểm của từng loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

- Tổng kết những chỉ dẫn quan trọng về kỹ thuật và phương pháp soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, các chỉ số để đánh giá câu hỏi trắc nghiệm, đánh giá một bài trắc nghiệm.

2. Nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc nội dung phần cơ học –Vật lý đại cương. Trên cơ sở đó xây dựng mục tiêu chi tiết về kiến thức, kỹ năng cho từng nội dung giảng dạy. Xây dựng ma trận hai chiều cho từng ngành học của trường đào tạo.

- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng kỹ thuật Mỏ Quảng Ninh.

- Số lượng: chúng tôi xây dựng được hệ thống gồm 150 câu trắc nghiệm khách quan.

- Nội dung gồm 4 chương của phần cơ học thuộc vật lý đại cương. Hệ thống câu hỏi được xây dựng với nội dung bám sát mục tiêu cần kiểm tra ở cả ba trình độ nhận thức của học sinh: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

107

3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 5 lớp với 4 đề kiểm tra. Kết quả thực nghiệm ban đầu cho thấy hệ thống câu hỏi khách quan được xây dựng tương đối phù hợp với trình độ của sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng kỹ thuật Mỏ Quảng Ninh.

Qua kết quả đạt được trên chúng tơi đưa ra nhận định về tính ưu việt khi kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan như sau:

Đánh giá chính xác kết quả học tập của người học thể hiện ở các mặt: Nội dung kiểm tra bao qt tồn bộ chương trình, đảm bảo tính khách quan, phân biệt được đối tượng giỏi -khá- kém, hạn chế được tình trạng học tủ của học sinh.

Kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan cho phép đánh gía đầy đủ các mức độ đạt mục tiêu giảng dạy.Từ đó làm cơ sở cho cho việc cải tiến nội dung, phương pháp dạy học một cách tích cực, kích thích tính tích cực hoạt động tự học của học sinh. Về phía giáo viên tốn ít thời gian trong việc chấm bài.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài và thực nghiệm sư phạm chúng tôi đưa ra một số đề xuất sau:

Giáo viên giảng dạy cần tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng TNKQ.

Nên xây dựng và hoàn thiện hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho tồn bộ chương trình vật lý đại cương nói riêng và các mơn học khác ở nhà trường.

Việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan là cơng việc địi hỏi rất nhiều công sức và kinh nghiệm chuyên môn sâu, kiến thức về đo lường

108

trong giáo dục. Vì vậy đề nghị nhà trường có chính sách đãi ngỗ thích đáng đối với cơng việc này của giáo viên.

Do hạn chế về mặt thời gian tiến hành thực nghiệm nên đây chỉ là kết quả ban đầu. Nếu có điều kiện chúng tơi sẽ tiến hành thực nghiệm trên quy mô rộng hơn để thu được kết quả đáng tin cậy hơn.

Một phần của tài liệu luan van cao hoc trac nghie0m-vat ly (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w