Hoạt động xem xét báo cáo của cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu Ths CTH hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long hiện nay (Trang 38 - 42)

2015 đạt hiệu quả, cụ thể: Diện tích xuống giống vụ lúa Đơng Xn 201 4 , Hè

2.2.1.1. Hoạt động xem xét báo cáo của cơ quan Nhà nước

Tại kỳ họp, HĐND xem xét, thảo luận báo cáo công tác của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, UBND. Hoạt động xem xét báo cáo tại kỳ họp đã có nhiều đổi mới. Số đại biểu tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận, tranh luận ngày càng nhiều. Chất lượng thảo luận cũng được nâng lên. Bước đầu khắc phục tình trạng qua loa, đại khái, hình thức.

- Thời gian thảo luận, xem xét các báo cáo công tác của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, UBND rất ít. Thậm chí, khi trình bày báo cáo khơng một đại biểu nào có ý kiến, đặt câu hỏi, thảo luận thêm về các báo cáo này.

Một số đại biểu chưa phát huy hết vai trị, quyền lực nhân dân giao phó. Thảo luận qua loa, hình thức, một phần vì khơng nắm được vấn đề, thiếu thơng tin; phần khác, có thể biết nhưng khơng nói, bởi đó là những vấn đề đụng chạm tới nhiều người, nhiều cơ quan khác nhau. Nhiều đại biểu nắm không kỹ vấn đề nên khi tham gia thảo luận còn lúng túng; kỹ năng thảo luận, phương pháp thuyết trình vấn đề chưa thật sự lơi cuốn, thuyết phục người nghe.

Theo xu thế hiện nay, sự lãnh đạo của cấp ủy đối với hoạt động của HĐND đã có nhiều tiến bộ. Song khơng ít đại biểu HĐND quan niệm rằng, cấp ủy đã bàn bạc kỹ rồi, nên khi đưa ra HĐND thường rất dễ thống nhất theo kiểu thuận chiều, hoặc bàn bạc, thảo luận qua loa. Đây là trình trạng khá phổ biến ở các xã. Cụ thể, qua nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và tiếp cận thực tế tại các xã Xuân Hiệp, Nhơn Bình, Lục Sỹ Thành và xã Phú Thành thuộc huyện Trà Ơn, thì việc đại biểu HĐND xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND, các báo cáo của các ban thuộc HĐND và UBND xã tại các kỳ họp trong thời gian qua khá đơn giản và mờ nhạt. Theo quy định chung, tại kỳ họp, HĐND phải xem xét các báo cáo như: báo cáo của Thường trực HĐND, báo cáo của các ban của HĐND. Báo cáo của UBND xã gồm báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, về ngân sách, quyết tốn ngân sách, về phịng chống tham nhũng, về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, về phịng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về giải quyết khiếu nại tố cáo và các báo cáo chuyên đề theo đề nghị của Thường trực HĐND... Mặt khác, thời gian gửi báo cáo đến đại biểu cũng chưa đảm bảo thời gian theo quy định là tối thiểu 5 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, có xã khi khai mạc kỳ họp mới phát tài liệu cho đại biểu, và thời gian ở những xã này tổ chức kỳ

họp 6 tháng đầu năm thường là chỉ trong một buổi (Từ 7 giờ 30 đến 12 giờ) là bế mạc. Ở kỳ họp cuối năm thì có xã tổ chức được một ngày, về tài liệu thông qua tại kỳ họp thì chỉ thơng qua tóm tắt một số báo cáo lớn ví vụ như báo cáo kinh tế- xã hội; báo cáo về thu chi ngân sách.. còn các báo cáo khác thì đại biểu tự nghiên cứu, trong phần thảo luận thường đại biểu thường phát biểu như chất vấn một số vấn đề nhỏ lẻ xảy ra ở địa phương như vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, việc xét nhà cho hộ nghèo... mà ít qua tâm thảo luận sâu các vấn đề kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh của xã.

Những giải pháp hướng tới để chính quyền điều hành cho phù hợp tình hình của xã, ít thảo luận xem xét đặt vấn đề làm rõ kết quả đều hành thực hiện các nhiệm vụ của UBND cùng cấp. Đặc biệt, qua nghiên cứu tại 4 xã nêu trên, khơng có một ý kiến nào phát biểu về các báo cáo của thường trực HĐND và ban của HĐND. Việc bố trí thời gian họp, và phát tài liệu như đã trình bày ở trên thì khơng thể phát huy được sức mạnh và trí tuệ của HĐND và việc tổ chức kỳ họp dường như chỉ là thủ tục mang tính hình thức, chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Các cuộc họp của HĐND có rất ít đại biểu phát biểu đóng góp ý kiến. Đặc biệt, cấp ủy còn chưa thực sự phát huy vai trò, cịn xem nhẹ tính quyền lực của HĐND xã. Trên thực tế, HĐND cấp xã chỉ ban hành nghị quyết về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội hàng năm, các chỉ tiêu nhiệm vụ kinh tế, xã hội của năm sau và báo cáo tình hình thu chi ngân sách hàng năm và dự toán thu chi ngân sách của năm sau.

Có thể thấy rằng hoạt động giám sát bằng hình thức xem xét báo cáo cơng tác qua nghiên cứu thực tế hoạt động của HĐND cấp xã tại huyện Trà Ôn và cụ thể tại 4 xã đã nêu ở phần trên, không đem lại nhiều kết quả về yêu cầu kiểm soát

hoạt động của các cơ quan. Do vậy, HĐND khó có điều kiện kiểm sốt được quyền lực đối với UBND cùng cấp.

2.2.1.2.Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

HĐND cấp xã tại huyện Trà Ôn quan tâm thực hiện chất vấn và giám sát trả lời chất vấn của đại biểu HĐND, coi đây là một công cụ giám sát trực tiếp, nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động của HĐND. Nội dung chất vấn và trả lời chất vấn là những vấn đề đang bức xúc ở địa phương. Việc trả lời chất vấn của Chủ tịch, Phó chủ tịch và Ủy viên UBND xã nhìn chung được chuẩn bị khá chu đáo, nghiêm túc. Thực hiện việc chất vấn đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan tổ chức và cá nhân có liên quan trong thực thi cơng vụ, trong thực hiện trách nhiệm của mình đối với nhân dân.

Tuy nhiên, hoạt động chất vấn vẫn còn một số mặt hạn chế, bất cập. Không phải kỳ họp nào HĐND xã cũng tổ chức được hoạt động chất vấn. Đối tượng chất vấn chủ yếu là Chủ tịch UBND xã và một số cơng chức chun mơn của xã như Địa Chính - Xây dựng, Cơng an, Tư pháp – Hộ tịch thuộc UBND. Nội dung chất vấn có những vấn đề chưa thiết thực, có những câu hỏi chất vấn chưa sát với tình hình thực tế, chưa phản ánh được những bức xúc của cử tri, nhiều khi cịn mang tính sự vụ. Số đại biểu tham gia chất vấn ít, một phần do tâm lý nể nang, ngại va chạm hoặc ít thơng tin do khơng nắm bắt được tình hình thực tế. Một số đối tượng chịu trách nhiệm chất vấn tại diễn đàn HĐND cịn biểu hiện lúng túng khi giải trình, quanh co phân trần thiếu mạch lạc, viện dẫn nhiều lý do đổ lỗi cho khách quan… Hạn chế trên diễn ra ở nhiều địa phương.

Kết thúc chất vấn và trả lời chất vấn, HĐND không ban hành nghị quyết mà đưa vào kết luận của chủ tọa kỳ họp.

Trên địa bàn huyện Trà Ơn có 13 xã và 1 thị trấn. Nhìn chung tại thị trấn hoạt động chất vấn tại kỳ họp tuy chưa phải là hiệu quả nhưng phần nào cũng có

thể hiện tương đối tốt, việc chất vấn được thực hiện khá nghiêm túc. Tuy không ban hành nghị quyết về chất vấn, nhưng các vấn đề liên quan đến điều hành của UBND cùng cấp được mổ sẻ tại kỳ họp khá rõ nét, đặc biệt là trên lĩnh vực quản lý đô thị, trật tự xây dựng và vệ sinh môi trường, được đại biểu quan tâm đặt ra. Nhiều vấn đề Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND trả lời giải trình được các đại biểu tương đối đồng tình.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc thực hiện vai trò trách trách nhiệm của người đại biểu dân cử cũng như chủ tọa kỳ họp của cấp xã trên địa bàn huyện thời gian qua chưa thật sự tốt, dường như các ý kiến chất vấn của đại biểu các cán bộ công chức cấp xã khi trả lời thì cịn đại biểu giơ tay hỏi tiếp, hoặc tranh luận, còn khi chủ tịch UBND xã lên trả lời, thì dường như khơng đại biểu nào hỏi tiếp hoặc tranh luận, mà thời gian dành cho phiên chất vấn củng rất ít, trung bình khồng 2 giờ trở lại. Chưa có xã nào dành thời gian được một buổi cho chất vấn. Hơn nữa, ý kiến chất vấn cũng rất ít, chỉ tập trung vào các đại biểu là cấp ủy viên ở các đoàn thể và ban Đảng của xã và số ít là Bí thư kiêm trưởng ấp số cịn lợi dường như khơng ý kiến, khi kỳ họp kết thúc việc trả lời chất vấn đôi khi khơng thực hiện mà chưa có đại biểu nào nhắc lại tại kỳ họp sau hoặc kiến nghị tiếp. Chính vì vậy, chất lượng chất vấn và hiệu lực hiệu quả của cơ quan quyền lực cấp xã tại huyện thời gian qua rất mờ nhạt.

Một phần của tài liệu Ths CTH hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long hiện nay (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w