Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Ths CTH hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long hiện nay (Trang 49 - 60)

2015 đạt hiệu quả, cụ thể: Diện tích xuống giống vụ lúa Đơng Xn 201 4 , Hè

2.2.2.1. Những kết quả đã đạt được

Thời gian qua, hoạt động giám sát của HĐND xã tại huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng lên rõ rệt, góp phần tích cực vào việc giải quyết nhiều vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý của địa phương đến nay tồn huyện Trà Ơn có 5/14 xã đạt chuẩn nơng thơn mới đó là Xã Hưu Thành, Hồ Bình, Thới Hịa, Tích Thiện và xã Thiện Mỹ.

Từ năm 2010 đến nay, Thường trực HĐND, các ban HĐND, các đại biểu HĐND của 13 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Trà Ơn, đã chủ động, tích cực thực hiện hồn thành 448 cuộc giám sát theo chương trình giám sát đề ra. Việc lựa chọn nội dung chất vấn, nội dung chương trình giám sát, thực hiện các hoạt động thẩm tra các báo cáo của UBND xã nhìn chung phù hợp với tình hình và yêu cầu phát triển địa phương, bao gồm những vấn đề bức xúc được các đại biểu HĐND và cử tri ở xã quan tâm như :Trật tự xây dựng, vệ sinh mơi trượng, an tồn thực phẩm, đất đai, hộ nghèo, lao động việc làm, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội.... Việc ban hành nghị quyết được chú trọng, hồn thiện từ quy trình,

thủ tục đến chất lượng. Quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương giảm dần tính hình thức, bước đầu đáp ứng được nguyện vọng của cử tri. Chất lượng, hiệu quả kỳ họp HĐND đã từng bước được nâng lên.

Hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tiếp tục được đẩy mạnh, dần đi vào trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề bức xúc, nhiều cử tri quan tâm; đổi mới phương pháp giám sát, sâu sát, cụ thể, hiệu quả hơn, tích cực theo dõi, đơn đốc thực hiện kiến nghị sau giám sát và đạt được những kết quả nhất định.

Giám sát chuyên đề, giám sát bằng hình thức chất vấn, thẩm tra được cải tiến, nâng cao hiệu quả, có tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Vai trị, vị trí và mối quan hệ của HĐND xã trong bộ máy chính quyền được nâng lên. Các cơ quan, các lĩnh vực chịu sự giám sát đã có sự phối hợp ngày càng chặt chẽ, tạo điều kiện để Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các đại biểu HĐND tiến hành giám sát, thẩm tra các báo cáo của UBND cùng cấp.

Một là, hoạt động giám sát của HĐND xã tại huyện Trà Ơn góp phần hồn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội quốc phòng an ninh ở địa phương. Kịp điều chỉnh, bổ sung những chỉ tiêu những nhiệm vụ chưa phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý điều hành ở xã. Hoạt động giám sát của HĐND xã đã góp phần minh bạch hố q trình thực hiện các chủ trương cuả Đảng chính sách pháp luật của nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương; kịp thời phát hiện ra một số sai trái, vi phạm pháp luật trong việc thực thi nhiệm vụ ở một số lĩnh vực được giám sát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. UBND xã, các ban, ngành, các cán bộ, công chức cấp xã đã nghiêm túc rút kinh nghiệm, nêu cao trách nhiệm của mình trong chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo kế hoạch đề ra.

Hai là, nội dung giám sát tập đã trung vào những vấn đề khá cụ thể, bức xúc của xã trong các lĩnh vực và được đơng đảo cử tri ủng hộ.

Ba là, hình thức giám sát tiếp tục được cải tiến theo hướng tăng cường nghe báo cáo, làm việc với các ban, ngành, các cán bộ, công chức phụ trách, kết hợp khảo sát thực tế tại xã, lắng nghe ý kiến phản ánh của cử tri. Quy trình giám sát cơ bản được thực hiện đúng trình tự, luật định. Các kiến nghị sau giám sát của HĐND cơ bản đã được các đơn vị, các bộ phận phụ trách tiếp thu, nghiêm túc thực hiện.

Bốn là, chất lượng bộ máy HĐND nói chung và thành viên các ban, Đồn giám sát nói riêng từng bước được nâng lên; công tác tập huấn về nghiệp vụ hoạt động HĐND nói chung và hoạt động giám sát đối với xã tại Trà Ơn nói riêng đã được chú trọng.

Có thể nói, trong những năm gần đây, mà đặc biệt từ khi luật tổ chức chính quyền địa phương và luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp năm 2015 có hiện lực thi hành, HĐND đã chú trọng và chủ động hơn trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương. HĐND ngày càng thể hiện rõ là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong việc ban hành các chính sách, chế độ sát thực tế, thực hiện quyền giám sát đối với toàn bộ hoạt động của cơ quan hành pháp. HĐND tiến hành giám sát khá toàn diện việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng được thể chế hố trong các Nghị quyết của HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Quốc phòng an ninh. Những vấn đề ở địa phương được HĐND quyết định và giám sát góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, đóng góp tích cực vào việc kiện tồn bộ máy nhà nước, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan của HĐND với các cơ quan chức năng, nhất là trong việc thảo luận, tìm giải pháp giải quyết các vấn đề phát triển ở địa phương.

Ngun nhân của những thành cơng có thể kể đến một số yếu tố như: Một là cơ chế chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước ban hành đồng bộ và kịp thời tạo điều kiện cho các ngành, các cấp, cụ thể hóa áp dụng thực hiện.

Hai là sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy tạo điều kiện thuận lợi cho HĐND cấp xã hoạt động.

Ba là HĐND xác định đúng chức năng nhiệm vụ của mình trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bốn là từng đại biểu thể hiện được vai trị trách nhiệm của mình đối với nhân dân.

2.2.2.2. Hạn chế

Một là, HĐND xã tại huyện Trà Ôn chưa tổ chức được nhiều cuộc giám sát chuyên đề đi sâu vào những vấn đề nổi cộm trong quá trình quản lý điều hành của UBND cùng cấp. Nội dung giám sát chuyên đề thường tập trung vào một số lĩnh vực chính như: cơng tác đảm bảo an ninh trật tự, công tác giảm nghèo, công tác xây dựng nông thôn mới...

Hai là, phương thức thực hiện giám sát tình hình thực hiện nghị quyết của HĐND thông qua việc tổ chức các cuộc giám sát của Thường trực HĐND, các ban HĐND vẫn nặng về xem xét các báo cáo chưa đi sâu nghiên cứu hồ sơ, khảo sát thực tế. Hoạt động giám sát tuy được tiến hành thường xuyên nhưng thời gian dành cho mỗi cuộc giám sát thường ngắn (khoảng 02 giờ), giám sát chưa sâu sát cịn hình thức, chưa phát hiện những vấn đề quan trọng đặt ra trong thực tế.

Ba là, thảo luận báo cáo chưa đủ sự quyết liệt để làm rõ trách nhiệm trong quản lý, điều hành trên các lĩnh vực ở địa phương thậm chí rất ít ý kiến thảo luận; các kiến nghị sau giám sát còn chung chung, chưa rõ ràng, thiếu định lượng; một số cơ quan, đơn vị và cán bộ phụ trách, được giám sát chưa tôn trọng

và chấp hành nghiêm các kết luận của HĐND. Đặc biệt hiệu lực, hiệu quả của giám sát còn yếu, hệ quả pháp lý sau giám sát chưa được quan tâm thực hiện thậm chí bn lỏng. Việc đơn đốc thực hiện kết luận giám sát thiếu kiên quyết.

Bốn là, việc thu thập thơng tin trước mỗi đợt, hình thức giám sát chưa được chú trọng; các đại biểu, thành viên đoàn giám sát chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về đối tượng được giám sát. Tính chất độc lập của thơng tin cịn hạn chế, chủ yếu dựa trên thông tin từ các báo cáo đánh giá hàng quý, hàng tháng, hàng năm.

Năm là, đối với việc xem xét các báo cáo công tác của UBND xã, hoạt động này được thực hiện chủ yếu thông qua phiên thảo luận tại hội trường. Nhưng những ý kiến thảo luận chỉ tập trung chủ yếu ở một số đại biểu là lãnh đạo cảu xã và một số đại biểu là trưởng ấp. Ý kiến của đại biểu khác như công chức cấp xã, các trường học, các đồn thể xã cịn rất ít. Về chất lượng các ý kiến trong phiên thảo luận tại hội trường chưa cao, chủ yếu tập trung vào đánh giá báo cáo công tác của UBND xã, chưa có nhiều ý kiến lật ngược vấn đề, mang tính phản biện đối với các báo cáo được trình bày tại kỳ họp.

Sáu là, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn thiếu hiệu lực và hiệu quả. Nhiều chất vấn cịn chung chung, khơng đi thẳng vào vấn đề mà đại biểu HĐND quan tâm, né tránh trách nhiệm cá nhân. Từ năm 2010 đến nay, các câu hỏi chất vấn của đại biểu tập trung chủ yếu đối với các công chức chuyên môn của UBND, rất ít ý kiến chất vấn đối với Chủ tịch UBND xã. Số đại biểu có câu hỏi chất vấn gửi về cho Thường trực HĐND xã cịn q ít, số đại biểu trực tiếp tham gia thực hiện quyền chất vấn tại kỳ họp chưa được nhiều và chủ yếu tập trung ở một số ít đại biểu hoạt động tích cực.

Bên cạnh những ý kiến chất vấn xác đáng, có chất lượng, cũng cịn một số ý kiến chưa được chuẩn bị chu đáo, chưa đi sâu vào những vấn đề bức xúc đang

được cử tri và nhân dân quan tâm, có ý kiến sa vào sự vụ, hỏi chỉ để biết, hỏi một lần mà không truy đến cùng trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trả lời chất vấn. Một số đại biểu còn nể nang né tránh, ngại va chạm, mang nặng tư tưởng cấp trên, cấp dưới. Đặc biệt đại biểu là công chức chuyên môn của UBND không muốn chất vấn vì sợ làm mất uy tín của những người cùng cấp hoặc sợ người khác sẽ chất vấn lại mình. Một số xã chủ tịch UBND khơng trực tiếp trả lời chất vấn theo quy định mà còn giao cho cấp phó trả lời; khi trả lời chất vấn khơng trả lời thẳng vào nội dung câu hỏi mà giải thích lịng vịng, thường đổ lỗi cho yếu tố khách quan, hoặc trả lời chung chung, đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan khác, không thấy rõ trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được giao; có trường hợp khi trả lời chất lại đi sâu báo cáo thành tích của mình, né tránh việc trả lời trực tiếp những nguyên nhân gây nên tồn tại, hạn chế và biện pháp khắc phục. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trong thời gian giữa 2 kỳ họp ít được đại biểu HĐND quan tâm, hiện chưa thực hiện cuộc nào. Hiệu quả của hoạt động giám sát thông qua xem xét việc trả lời chất vấn chưa cao, bởi chất vấn và trả lời chất vấn không chỉ dừng lại ở việc tìm ra nguyên nhân, quy rõ trách nhiệm mà quan trọng hơn là giám sát việc thực hiện lời hứa khi trả lời chất vấn.

Bảy là, một số đại biểu HĐND chưa được trang bị đủ năng lực và điều kiện để đảm đương hoạt động giám sát của mình, khả năng giám sát chuyên sâu lĩnh vực cụ thể của đại biểu HĐND còn hạn chế. Hoạt động chất vấn tại kỳ họp trong lĩnh vực điều hành ngân sách, đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng nơng thơn, thực hiện các chính sách của đảng nhà nước và một số chỉ tiêu nghị quyết có tính chất chi phối lớn đối với xã cịn ít. Chưa có nhiều nội dung chất vấn về công tác điều hành chủ tịch UBND xã.

Một là, nhận thức về vị trí, vai trị của HĐND xã trong hệ thống chính trị nói chung cũng như hoạt động giám sát nói riêng của một số cơ quan, đơn vị và cán bộ công chức cấp xã được giám sát cịn hạn chế, thậm chí xem nhẹ.

Hai là, do từ năm 2010 đến cuối năm 2015 hệ thống luật pháp về hoạt động giám sát của HĐND chưa hoàn chỉnh: các quy định về hoạt động giám sát mới chỉ được quy định trong một chương của Luật tổ chức HĐND và UBND, quy chế hoạt động của HĐND và chưa có luật giám sát của HĐND như Luật giám sát của Quốc hội; cơ chế giám sát chưa được qui định cụ thể cả quyền và trách nhiệm, nhất là chưa qui định rõ các chế tài về trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, địa phương, đơn vị chịu sự giám sát thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát. Từ khi thực hiện theo luật tổ chức chính quyền địa phương và luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp năm 2015 có hiệu lực năm 2016 đến nay khi thực hiện có xã vẫn cịn lúng túng có xã vẫn cịn tư tưởng hoạt động theo lối mòn trước đây.

Ba là, thiếu chế tài xử lý đối với việc thực hiện kiến nghị của HĐND khi giám sát, và việc thực hiện những lời hứa khi trả lời chất vấn. Vì vậy cơ quan chức năng có thực hiện lời hứa sau trả lời chất vấn và thực hiện ý kiến kiến nghị của HĐND khi giám sát hay không, phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tổ chức đó và sự đơn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện. Nhưng ý thức trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan chức năng và việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát và chỉ đạo thực hiện của chính quyền đối với cơng tác này cũng cịn hạn chế dẫn đến hiệu quả giám sát của HĐND chưa cao.

Bốn là, việc thực hiện các quy định về mối quan hệ giữa UBND, các cơ quan và công chức chuyên môn của UBND với HĐND, các Ban của HĐND chưa tốt; chưa tạo điều kiện cho các Ban của HĐND nắm bắt đầy đủ thông tin về hoạt

động của UBND và các cơ quan, tổ chức có liên quan, điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động giám sát của HĐND, các Ban của HĐND.

Theo quy định hiện hành, chưa có quy định cụ thể về chế độ cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ cho HĐND dẫn đến trình trạng muốn có thơng tin, HĐND phải có cơng văn u cầu. Việc cung cấp thơng tin không thường xuyên, thông tin, số số liệu đôi khi chưa đủ độ tin cậy, dẫn đến khó khăn cho việc giám sát, quyết định các vấn đề kinh tế xã hội quốc phòng an ninh của HĐND tại địa phương.

Năm là, các điều kiện cần thiết cho hoạt động giám sát của HĐND còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Hội đồng nhân dân thiếu một bộ máy hiệu quả để thực hiện tốt chức năng giám sát của mình.

Về nhân sự, trước đây chỉ có giám sát của thường trực HĐND là chủ yếu còn các thành viên khác tồn bộ là kiêm nhiệm, hiện nay có thêm hai ban nhưng thành viên của hai ban thuộc HĐND xã cũng hoạt động kiêm nhiệm trình độ khơng đồng đều. Cơ cấu tổ chức bộ máy của HĐND thời gian qua chưa tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND nói chung và yêu cầu giám sát của HĐND nói riêng.

Về tài chính, mặc dù theo dự tốn phân bổ của cấp trên và có quy định chi đặc thù cho HĐND theo tinh thần nghị quyết số 70-NQ-HĐND tỉnh vĩnh long, ngày 11/7/2013 về quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Vĩnh Long, nhưng UBND xã là đơn vị lập dự toán đề nghị đồng thời cũng là chủ tài khoản ngân sách xã. Điều này phần nào đã hạn chế việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND xã.

Quỹ thời gian để giám sát, quyết định các vấn đề về kinh tế xã hội quốc phòng an ninh theo nhiệm vụ còn rất hạn chế. Mặc dù quy trình thủ tục xem xét, quyết định các vấn đề đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật,

Một phần của tài liệu Ths CTH hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long hiện nay (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w