Hoàn thiện quy trình và nâng cao chất lượng thực hiện các hình thức giám sát ở địa phương

Một phần của tài liệu Ths CTH hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long hiện nay (Trang 73 - 85)

2015 đạt hiệu quả, cụ thể: Diện tích xuống giống vụ lúa Đơng Xn 201 4 , Hè

3.2.2. Hoàn thiện quy trình và nâng cao chất lượng thực hiện các hình thức giám sát ở địa phương

thức giám sát ở địa phương

Trong thời gian qua, mặc dù hoạt động giám sát nói chung và giám sát của HĐND cấp xã trên địa bàn huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long nói riêng đã được tăng cường, song qua đánh giá của dư luận, cử tri, kể cả cán bộ, công chức và các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2004 – 2011 và nhiệm kỳ 2011-2016 của HĐND, cho thấy HĐND chưa thực hiện tốt các hình thức giám sát, chưa có cơ chế rõ ràng đảm bảo HĐND thực

hiện tốt chức năng của mình. Để thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát, địi hỏi HĐND phải hồn thiện quy trình và nâng cao chất lượng thực hiện các hình thức giám sát đối với các lĩnh vực kinh tế, xã hơi, quốc phịng, an ninh trên địa bàn xã.

* Nâng cao chất lượng xem xét, thẩm tra các báo cáo trình kỳ họp HĐND:

Một là, để chuẩn bị cho việc thẩm tra, căn cứ nội dung các nghị quyết dự kiến thông qua tại kỳ họp, các ban HĐND phải thường xuyên cập nhật thông tin qua các cuộc tiếp xúc cử tri, các phương tiện thông tin đại chúng....; tổ chức họp lấy ý kiến của những người am hiểu về lĩnh vực đó, khảo sát tình hình thực tế, thu thập thông tin về những nội dung liên quan đến dự thảo nghị quyết; xây dựng kế hoạch khảo sát, giám sát. Việc nắm bắt các thông tin sẽ đầy đủ và sâu hơn rất nhiều, nếu đại diện của các ban HĐND được mời tham dự ngay từ khâu đầu xây dựng các dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp; tham gia đầy đủ các cuộc họp của UBND cùng cấp về những vấn đề có liên quan theo đúng quy định. Trên thực tế điều này cịn hạn chế nên lượng thơng tin mà các ban thu được còn khiêm tốn. Để giải quyết vấn đề này, Thường trực HĐND và UBND cần có quy chế phối hợp cụ thể trong q trình hồn chỉnh dự thảo nghị quyết. Theo đó, các cơ quan soạn thảo nghị quyết cần chủ động xin ý kiến Thường trực và sự góp ý của các ban HĐND trước khi trình UBND thơng qua dự thảo. Có như vậy mới tạo sự thống nhất cao về nội dung dự thảo nghị quyết trước khi trình HĐND quyết định. Hai là, khi thẩm tra phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ dự thảo Nghị quyết như: Tờ trình, dự thảo nghị quyết, bản tổng hợp ý kiến về dự thảo nghị quyết…

Ba là, bảo đảm tính phù hợp của các nội dung trong dự thảo nghị quyết. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND thì cơ quan trình dự thảo nghị quyết tổ chức soạn thảo hoặc phân công cơ quan soạn thảo. Tuy nhiên, việc thể hiện nội dung dự thảo nghị quyết như thế nào, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Các văn bản dự thảo đưa gần như toàn bộ nội dung

báo cáo, đề án vào dự thảo nghị quyết. Ngược lại, có văn bản lại thể hiện nội dung nghị quyết hết sức đơn giản, chỉ thống nhất thơng qua báo cáo, đề án hoặc tờ trình. Cả hai cách thể hiện như trên đều chưa đạt yêu cầu.

Nếu soạn thảo khái qt, tức là phê chuẩn, nhất trí thơng qua đề án, báo cáo, tờ trình thì có ưu điểm là nghị quyết ngắn gọn. Nhưng với một dự thảo nghị quyết chỉ có việc phê chuẩn, thơng qua một vấn đề nào đó thì đại biểu HĐND khó đóng góp ý kiến trước khi thơng qua, nếu có thì sẽ quay trở lại góp ý cho báo cáo, đề án; trong trường hợp này, cơ quan trình dự thảo nghị quyết thay vì tiếp thu để chỉnh sửa nội dung dự thảo nghị quyết, phải quay lại chỉnh sửa nội dung báo cáo, tờ trình kèm theo dự thảo nghị quyết.

Như vậy, hồn tồn khơng phù hợp với yêu cầu của nội dung dự thảo nghị quyết. Ngược lại, nếu soạn thảo chi tiết, nghị quyết sẽ đầy đủ nội dung, đại biểu HĐND có thể truyền đạt nguyên văn nội dung nghị quyết để nhân dân nắm bắt. Thế nhưng, việc soạn thảo chi tiết chỉ có thể thực hiện được đối với việc ban hành một số chính sách hỗ trợ, có nội dung ngắn; cịn đối với các đề án thì sẽ gặp khó khăn. Bởi nếu đưa tồn bộ nội dung báo cáo, đề án thì dự thảo nghị quyết quá dài, khi trình bày phải đọc lại lần thứ hai nội dung báo cáo, đề án để xin ý kiến đại biểu. Do vậy, khi tiến hành thẩm tra, các Ban HĐND cần yêu cầu cơ quan soạn thảo xây dựng dự thảo nghị quyết cơ đọng, súc tích thể hiện đầy đủ những vấn đề cốt lõi để HĐND có căn cứ xem xét, quyết định; đối với những vấn đề mang tính cụ thể, chi tiết phải có phụ lục kèm theo nghị quyết. Điều này sẽ thuận lợi cho việc giám sát và tuyên truyền nghị quyết.

Vấn đề cũng cần lưu ý là hiệu lực thi hành Nghị quyết. Trong điều khoản thi hành, HĐND giao cho UBND tổ chức thực hiện. Nghị quyết của HĐND phải chờ quyết định của UBND mới thực hiện được, nên chậm đi vào cuộc sống. Do vậy, khi thẩm tra dự thảo Nghị quyết, các Ban cũng cần

nghiên cứu, xem xét những Nghị quyết nào đã đủ điều kiện thì tổ chức thực hiện ngay khi nghị quyết có hiệu lực, khơng cần thiết UBND phải ra thêm văn bản theo kiểu sao chép lại nghị quyết.

Bốn là, cần coi trọng báo cáo thẩm tra.

Báo cáo thẩm tra của các ban HĐND không thể chỉ là bản thuyết minh làm rõ các dự thảo nghị quyết mà phải là bản “kiểm định” chất lượng của các bản dự thảo trên cơ sở nghiên cứu, giám sát, tiếp xúc cử tri, thu thập thông tin... của các thành viên ban. Nói một cách khác, báo cáo thẩm tra phải là kết quả của quá trình thực hiện chức năng giám sát của HĐND đối với hoạt động của UBND. Nội dung báo cáo thẩm tra cần nêu sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; nêu tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật hiện hành; gợi mở những vấn đề HĐND phải thảo luận, làm rõ những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau để cung cấp thông tin cho đại biểu xem xét, thảo luận và đề xuất được nhiều giải pháp làm cơ sở cho HĐND quyết nghị. Vì vậy báo cáo thẩm tra phải nêu rõ ý kiến đánh giá của Ban về những vấn đề được Ban nhất trí, khơng nhất trí, cịn có ý kiến khác nhau và những kiến nghị sửa đổi, bổ sung,...

Năm là, cần có sự thơng nhất giữa các cơ quan có liên quan trong dự thảo nghị quyết của HĐND.

Theo quy định trước khi trình dự thảo Nghị quyết với HĐND, UBND phải họp thảo luận và biểu quyết việc có hay khơng trình dự thảo Nghị quyết ra kỳ họp. Nhưng trên thực tế, sau khi dự thảo nghị quyết UBND họp xong thì chuyển sang Thường trực HĐND để phân cơng các Ban thẩm tra. Do vậy, để nâng cao chất lượng dự thảo Nghị quyết, trước khi gửi dự thảo nghị quyết đến đại biểu HĐND, cần tổ chức cuộc họp giữa thường trực HĐND, UBND các ban HĐND

và các cán bộ, cơng chức của UBND xã có liên quan để góp ý, chỉnh sửa, trước khi gửi đại biểu HĐND xã.

Tại kỳ họp, căn cứ vào báo cáo thẩm tra của các ban HĐND, Thường trực HĐND thống nhất với các ban lựa chọn một số nội dung đề xuất, kiến nghị nổi cộm đưa ra gợi ý để các đại biểu HĐND xã thảo luận HĐND trước khi biểu quyết thông qua. Báo cáo thẩm tra đặt ra nhiều vấn đề, nhưng khi trình ra kỳ họp, khơng được chủ toạ gợi mở để HĐND xem xét, biểu quyết thì khơng có tác dụng. Những vấn đề mà các Ban HĐND nêu trong báo cáo thẩm tra đúng và được sự nhất trí của đa số các đại biểu HĐND xã thì phải được đề cập để các đại biểu thảo luận và biểu quyết bổ sung vào dự thảo nghị quyết, có như vậy thì hoạt động thẩm tra mới thật sự có hiệu lực, hiệu quả.

* Nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn:

Chất vấn là một hình thức giám sát rất quan trọng của HĐND, thông qua hoạt động chất vấn, cơ quan dân cử thực hiện sự giám sát đối với cá nhân hoặc cơ quan nhà nước trong quản lý , điều hành thực hiện nhiệm vụ ở địa phương, theo chức năng , nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước giao. Về hình thức hoạt động chất vấn có thể đơn giản là hỏi và trả lời. Về bản chất là sự truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với người bị chất vấn.

Tuy nhiên, hiện nay phiên chất vấn vẫn chưa đạt được điều đó. Trước hết, cần tập trung vào các vấn đề cụ thể, cơ bản và nội cộm. Phần lớn các phiên chất vấn đang thiếu tính tranh luận, nghĩa là thiếu sự tương tác giữa người hỏi và người trả lời. Đặc điểm chất vấn ở kỳ họp của cơ quan dân cử là người đứng đầu các cơ quan chức năng trả lời chất vấn của đại biểu về những vấn đề, sự việc thuộc chức năng quản lý, điều hành của họ và quan trọng là việc đưa ra các quan điểm và các giải pháp cho các vấn đề và sự việc đó.

Thực tế cho thấy rằng hiếm khi người chất vấn và người trả lời chất vấn có cùng lợi ích, thậm chí trong từng trường hợp cụ thể họ có thể đối lập nhau về mặt lợi ích. Điều này lý giải sự xung đột và tranh luận là đương nhiên. Nhưng sự xung đột và tranh luận sẽ làm cho vấn đề tiếp cận đến sự thật và chân lý nhanh hơn. Có những xã chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã đọc văn bản trả lời chất vấn như đọc một báo cáo. Đại biểu chưa thấu đáo thì cũng chỉ đứng lên “đề nghị giải thích rõ hơn”… Người theo dõi có cảm giác phiên chất vấn diễn ra một chiều, đơn giản và tẻ nhạt. Được biết, ở nhiều nước, hàng tuần hoặc hàng tháng, các thành viên Chính phủ thường luân phiên trả lời chất vấn trước nghị viện.

Thời gian họ dành cho việc hỏi và trả lời không nhiều nhưng vấn đề được giải quyết hiệu quả vì họ đi thẳng vào những vấn đề rất cụ thể và tranh luận sòng phẳng, cuối phiên chất vấn đưa ra được kết luận rõ ràng. Hơn nữa, trước những vấn đề lớn và thật sự bức xúc, còn nhiều ý kiến khác nhau, thì một nhóm nghị sỹ hoặc Ủy ban nào đó của Quốc hội sẽ tổ chức điều trần về vấn đề đó. Tại phiên điều tràn các nghị sỹ đều chuẩn bị những câu hỏi sắc bén, đi thẳng vào vấn đề và tranh luận đến cùng đề xác định trách nhiệm của các bên cũng như thống nhất đưa ra các giải pháp khắc phục.

Từ kinh nghiệm HĐND một số huyện khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, có thể áp dụng hình thức giám sát, đó là tại mỗi kỳ họp HĐND, Thường trực HĐND chọn ra một vài nội dung quan trọng, bức xúc đang được xã hội quan tâm như (bình nghị xây dựng nhà cho hộ nghèo xét công nhận hộ nghèo hoặc rút hộ nghèo, quản lý thu - chi các quỹ đóng góp tự nguyện ở cấp xã,…), yêu cầu UBND có báo cáo chun đề trình ra kỳ họp để các đại biểu HĐND xem xét, đánh giá, thảo luận. Thông qua thảo luận, các đại biểu sẽ đánh giá kết quả triển khai thực hiện các chuyên đề, đồng thời phát hiện những hạn chế, thiếu sót để làm cơ sở chất vấn (nếu thấy cần thiết).

Thứ hai, tăng độ tin cậy của các thông tin trong các câu hỏi chất vấn.

Phần lớn các phiên chất vấn hiện đang diễn ra mà rất thiếu thông tin. Mục tiêu của chất vấn là “đi đến cùng” các vấn đề và sự việc; nếu như người chất vấn và người trả lời thiếu thông tin về vấn đề hay sự việc đó thì vấn đề cũng sẽ được giải quyết khơng triệt để, thậm chí cịn bị sai lạc. Người chất vấn nên thay vì những dẫn liệu kiểu như “tơi thấy báo chí nói” hay “tơi nghe cử tri phản ánh”… bằng câu “qua q trình tìm hiểu và phân tích vấn đề, tơi thấy… và tơi đề nghị” thì tốt hơn. Có nhiều trường hợp người chất vấn đưa ra vấn đề, sự việc, số liệu mà người trả lời không hề biết nên đành khất: “tôi chưa được báo cáo về việc này, tôi sẽ kiểm tra lại và xin được trả lời sau…”.

Thứ ba, tăng tính tranh luận trong các phiên chất vấn.

Nhằm tăng tính tranh luận trong phiên chất vấn, Thường trực HĐND cần gửi sớm câu hỏi chất vấn tới các cơ quan, tổ chức hữu quan yêu cầu trả lời bằng văn bản và gửi văn bản trả lời chất vấn tới đại biểu HĐND trước khi diễn ra kỳ họp để đại biểu nghiên cứu. Khi trả lời chất vấn phải thực sự cầu thị có trách nhiệm. Nếu đại biểu chất vấn chưa đúng thì phải trả lời, giải thích rõ rằng, chất vấn đúng thì phải nghiêm túc tiếp thu, dám chịu trách nhiệm đồng thời đề ra hướng giải quyết và định rõ thời gian thực hiện. Chủ toạ kỳ họp điều hành chương trình chất vấn phải tạo ra khơng khí dân chủ, khuyến khích, động viên đại biểu tham gia chất vấn. Sau kỳ họp, Thư ký kỳ họp phối hợp cơng chức phụ trách văn phịng HĐND giúp Thường trực HĐND có văn bản cụ thể để chủ tịch UBND xã thực hiện lời hứa tại kỳ họp tiếp theo. Tại mỗi kỳ họp HĐND xã cần mời đại diện cử tri mỗi ấp một người cùng dự để cử tri giám sát và nắm bắt các thông tin hoạt động của chính quyền trong q trình thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương.

Trong thời gian giữa hai kỳ họp, khi phát hiện vấn đề trong quản lý, điều hành của UBND và các ngành cũa xã, Thường trực HĐND, các ban HĐND xã

nên áp dụng phiên giản trình trước thường trực HĐND xã và các ngành có liên quan để làm sáng tỏa vấn đề và giải quyết dứt điểm ngay từ đầu không chờ tới kỳ họp hay không để những hạn chế đó kèo dài rây dư luận trong nhân dân. “phiên giải trình trước thường trực HĐND là cách thức để lấy được thông tin nhằm làm sáng rõ một vấn đề gì đó. Giải trình khơng chỉ là một hình thức của hoạt động giám sát mà cịn là một cơng cụ của lãnh đạo, quản lý.

Đối với cấp xã là nơi trực tiếp triển khai và tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước chính vì vậy việc nắm và thực hiện các chủ trương chính sách là hết sức cần thiết và quan trọng, hơn nữa cán bộ, công chức cấp xã về cơ bản đã được đào tạo tương đối. Tuy nhiên, vẫn còn phần lớn chưa qua đào tạo và nhận thức vẫn cịn hạn chế nhất định khơng đồng đều từ đó, trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương đơi lúc chưa tốt. Chính vì vậy việc tăng cường công tác giám sát của Đảng của HĐND là hết sức cần thiết, Thường trực HĐND cấp xã cần nghiên cứu kỹ luật tổ chức hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp năm 2015 và tình hình thực tế địa phương để có giải pháp phù hợp, thiết thực đúng quy định để góp phần phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hạn chế của chính quyền cấp xã.

* Đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng các đồn giám sát ở xã:

Hình thức tổ chức các đồn giám sát trực tiếp tới giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh tại các cơ quan, đơn vị của xã là hoạt động thường xuyên và có hiệu quả của các ban HĐND, Thường trực HĐND xã. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện hình thức giám sát này cịn bất cập về chương trình giám sát, thành viên đồn giám sát và phương pháp giám sát. Chính vì vậy, mặc dù HĐND đã cố gắng tổ chức được nhiều cuộc giám sát

Một phần của tài liệu Ths CTH hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long hiện nay (Trang 73 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w