Cộng hoà Pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự (Trang 37 - 38)

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự nước Cộng hoà Pháp, những cơ quan và nhân viên có quyền thực hiện các hoạt động điều tra bao gồm:

- Sĩ quan Cảnh sát tư pháp; - Viện trưởng Viện công tố; - Dự thẩm viên;

- Dự thẩm viên của Toà án phúc thẩm.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Pháp, Cảnh sát tư pháp có nhiệm vụ xác định các hành vi vi phạm pháp luật hình sự, thu thập chứng cứ và truy bắt tội phạm trước khi Toà án quyết định tiến hành điều tra. Theo đó, Cảnh sát tư pháp của Pháp chỉ có quyền tiến hành điều tra sơ bộ chứ khơng có quyền tiến hành điều tra chính thức. Chỉ khi Tồ hình sự ra quyết định tiến hành điều tra thì Cảnh sát tư pháp mới có quyền thực hiện những yêu cầu và uỷ thác của cơ quan điều tra của Tồ hình sự. Cảnh sát tư pháp chỉ thực thi các quyền hạn như: nhận đơn khiếu nại và tố cáo; tiến hành điều tra sơ bộ theo quy định.

Trong trường khẩn cấp hoặc theo quyết định uỷ thác điều tra của dự thẩm hoặc yêu cầu của Viện trưởng Viện công tố, lực lượng Cảnh sát tư pháp của Cộng hồ Pháp có thể thực hiện nhiệm vụ trên toàn lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành điều tra sơ bộ, sỹ quan Cảnh sát tư pháp và nhân viên Cảnh sát tư pháp phải đặt dưới sự giám sát của sỹ quan cảnh sát và thuộc quyền giám sát của Viện trưởng Viện công tố. Trường hợp cần thiết phục vụ cho

hiệu có thể cho phép suy đốn đã phạm tội chưa đạt nhưng thời hạn tạm giữ là không quá 24h.

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Pháp, dự thẩm viên của tồ án cũng là người có thẩm quyền điều tra. Tuy nhiên, hoạt động điều tra của dự thẩm viên chỉ có thể bắt đầu sau khi có văn bản yêu cầu của Viện trưởng Viện cơng tố hoặc có đơn yêu cầu khởi tố của người bị hại. Trường hợp phạm tội quả tang, nếu dự thẩm chưa thụ lý vụ án thì Viện trưởng Viện cơng tố có thể ra lệnh bắt và áp giải nghi phạm về trụ sở và lấy cung ngay tại chỗ; nếu dự thẩm có mặt tại hiện trường thì sỹ quan cảnh sát tư pháp phải bàn giao công việc cho dự thẩm. Nếu dự thẩm khơng thể tự mình tiến hành các hoạt động điều tra thì có thể uỷ thác cho một sỹ quan Cảnh sát tư pháp tiến hành mọi hoạt động điều tra cần thiết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, nhưng có trách nhiệm thẩm tra lại các kết quả điều tra của sỹ quan Cảnh sát tư pháp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)