THỰC TIỄN VỀ CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
3.2.3. Cụ thể hoá quy định về thẩm quyền điều tra, phân cấp điều tra và nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra vớ
và nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
Trong lực lượng Cơng an nhân dân, Cơ quan CSĐT được tổ chức ở nhiều cấp. Bên cạnh Cơ quan CSĐT, cịn có cơ quan An ninh điều tra. Do đó, việc quy định cụ thể về thẩm quyền điều tra, phân cấp điều tra và sự phối hợp giữa các cấp điều tra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trước đây, để thi hành Bộ luật TTHS và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã ban hành Chỉ thị số 11/CT về phân công, phân cấp điều tra trong các cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an. Sau khi Nhà nước ta ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 1023/BCA(V19) về phân công tạm thời thẩm quyền điều tra của các Cơ quan điều tra thuộc Bộ Cơng an. Sau khi có Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, vấn đề phân công, phân cấp trong hoạt động điều tra của Cơ quan CSĐT đã được xác định rõ hơn. Tuy nhiên, các văn bản này cũng cần phải được hướng dẫn cụ thể và tiếp tục được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, có sự tham gia của ba cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Mỗi một cơ quan có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng chúng có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Hoạt động điều tra, truy tố có vị trí rất quan trọng trong q trình giải quyết vụ án hình sự. Việc xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa Cơ quan CSĐT với Viện kiểm sát ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác điều tra của Cơ quan CSĐT. thực tiễn hoạt động điều tra vụ án hình sự cho thấy, nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan CSĐT với Viện kiểm sát ngay từ khi tiếp nhận tin báo, tin tố giác về tội phạm đến khởi tố, điều tra vụ án hình sự sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho Cơ quan CSĐT thực hiện nhiệm vụ của mình và cơng tác điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan CSĐT đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy quan hệ giữa Cơ quan CSĐT với Viện kiểm sát còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Cơ quan CSĐT.
Bộ luật TTHS năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định những nguyên tắc chung cơ bản về mối quan hệ giữa Cơ quan CSĐT với Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Thơng qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan mà làm phát sinh các mối quan hệ trong hoạt động khởi tố, áp dụng, thay đổi hay huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn; trong hoạt động điều tra và kết thức điều tra. Tuy nhiên, qua thực tế áp dụng các quy định của Bộ luật TTHS 2003 cho thấy, do một số quy định của Bộ luật chưa cụ thể hoặc có những quy định mà thẩm quyền áp dụng thuộc cả hai Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nên quá trình thực hiện đã phát sinh những vướng mắc không chỉ gây lúng túng trong việc thực hiện các thủ tục tố tụng mà cịn có thể dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài. Vì vậy, giữa Bộ Cơng an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ luật TTHS trong giai đoạn khởi tố, điều tra, làm cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng một cách thống nhất của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, từ việc tiếp nhận tin báo về tội phạm đến việc khởi tố, điều tra, áp dụng các biện pháp ngăn chặn để hai cơ quan này phát huy được vai trị, trách nhiệm của mình trong cơng tác điều tra khám phá tội phạm qua đó nâng cao hiệu quả cơng tác của Cơ quan CSĐT. Bên cạnh đó, cần duy trì thường xuyên các cuộc họp ba ngành (Cơng an, Tồ án, Viện kiểm sát) ở tất cả các cấp điều tra trong hoạt động điều tra, giải quyết vụ án hình sự. Thực tế cho thấy, việc các cuộc giao ban ba ngành có tác dụng rất lớn trong phân cấp điều tra, xác định phương hướng điều tra và xử lý tội phạm.