Với tiêu đề “nhận thức chung về Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng ”, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề cơ bản về Cơ quan CSĐT như: khái niệm,vị trí, nhiêm vụ, quyền hạn, lịch sử hình thành và phát triển của Cơ quan CSĐT. Đồng thời, với mục đích nghiên cứu chính của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Cơ quan CSĐT trong tố tụng hình sự, chương 1 của luận văn tập trung phân tích, trình bày, làm rõ những quy định của pháp luật về hoạt động của Cơ quan CSĐT trong tố tụng hình sự từ tiếp nhận tin báo, khởi tố vụ án hình sự đến điều tra vụ án hình sự, áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể, trong việc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, Cơ quan CSĐT phải có trách nhiệm tiếp nhận những tin báo và tố giác đó, kiểm tra, xác minh nguồn tin để ra quyết định khởi tố hay khơng khởi tố vụ án hình sự; Trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, Cơ quan CSĐT có quyền tiến hành các hoạt động điều tra như: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai của người làm chứng, hỏi cung bị can… Đồng thời, để phục vụ cho hoạt động điều tra vụ án hình sự, Cơ quan CSĐT có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn như: bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bảo lĩnh…Bên cạnh đó, để có một cái nhìn tổng quan về Cơ quan CSĐT của Việt Nam, luận văn cũng đã trình bày những quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra như Cộng hoà liên bang Nga, vương quốc Anh, Cộng hồ Pháp…
Tóm lại, trong chương 1, luận văn tập trung làm sáng tỏ những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về tổ chức, hoạt động của Cơ quan CSĐT trong tố tụng hình sự.
Chương 2