Về tổ chức bộ máy Cơ quan Cảnh sát điều tra

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự (Trang 71 - 73)

THỰC TIỄN VỀ CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

2.3.2. Về tổ chức bộ máy Cơ quan Cảnh sát điều tra

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Bộ chính trị được nêu trong Nghị quyết số 08- NQ/TW là “tổ chức và sắp xếp, củng cố lại các cơ quan theo

và hoạt động trinh sát” và thực hiện quy định mới của Pháp lệnh tổ chức điều

tra hình sự, hệ thống Cơ quan CSĐT đã được bố trí chuyên trách theo từng loại tội phạm ở ba cấp (Bộ, tỉnh, huyện).

Nghiên cứu mơ hình tổ chức và thực tế bố trí cán bộ điều tra của Cơ quan CSĐT Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên tồn quốc có thể thấy rằng, hiện nay việc sắp xếp, bố trí Lực lượng Cảnh sát điều tra chủ yếu tập trung ở Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh. Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu phân cấp thẩm quyền điều tra theo chủ trương cải cách tư pháp và theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2003.

Đồng thời, qua thực tiễn cho thấy mơ hình tổ chức Cơ quan CSĐT theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, vướng mắc ảnh hưởng đến hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm như: có nơi hoạt động của các hệ Cảnh sát điều tra về tội phạm về trật tự xã hội, ma tuý, kinh tế có xu hướng tác nghiệp độc lập, việc sắp xếp bố trí cán bộ chưa hợp lý chưa tương xứng với yêu cầu công việc; tư tưởng coi nhẹ công tác trinh sát, trọng cung hơn trọng chứng, hành chính trong hoạt động điều tra, oan sai vẫn xảy ra, tiêu cực trong điều tra tuy được đẩy lùi nhưng vẫn còn tiềm ẩn.

Về tổ chức Cơ quan CSĐT cấp huyện, hiện nay mơ hình chưa thống nhất trong phạm vi tồn quốc. Bộ Cơng an tiếp tục nghiên cứu mơ hình Cơ quan CSĐT cấp huyện phù hợp với thẩm quyền điều tra mới theo hướng tăng thẩm quyền điều tra cho cấp quận, huyện gắn liền với yêu cầu của Nghị quyết 49- NQ/ TW của Bộ chính trị. Trước mắt, Bộ Cơng an giao cho Giám đốc Công an địa phương căn cứ vào đặc điểm, khối lượng công việc cũng như biên chế cán bộ để bố trí các đội cơng tác cho phù hợp không nhất thiết huyện nào cũng có đủ 4 đội.

Mặc dù pháp luật tố tụng hình sự khơng quy định việc phân cơng điều tra các vụ án cụ thể cho cá nhân một điều tra viên hay một nhóm điều tra viên; nhưng trên thực tế, ở tất cả các Cơ quan CSĐT hiện nay, trách nhiệm điều tra một vụ án luôn gắn với một điều tra viên cụ thể. Với bất cứ vụ án hình sự nào, hoạt động điều tra ban đầu thường do một tập thể cán bộ trinh sát hay một

đơn vị Công an cấp xã thực hiện; nhưng đến khi chuyển cho Cơ quan CSĐT theo thủ tục tố tụng hình sự thì hoạt động đó lại do một cá nhân đảm nhận. Đây là thông lệ bất thành văn chứa đựng nhiều điểm bất hợp lý về tổ chức, đặc biệt là trong điều kiện hệ thống pháp luật về tố tụng hình sự của Nhà nước ta cịn chưa hồn thiện; các điều điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật... để tiến hành hoạt động điều tra cịn nhiều thiếu thốn.

Ngồi ra, các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra nói chung, Cơ quan CSĐT nói riêng cịn chưa đáp ứng. Qua khảo sát thấy rằng, hệ thống cơ sở tạm giữ, tạm giam ở Cơ quan CSĐT, đặc biệt là ở Cơng an cấp huyện cịn q nhiều bất cập. Hầu hết số nhà tạm giữ đã xuống cấp; trong khi để cải tạo, xây mới lại cần số lượng kinh phí rất lớn (hàng nghìn tỷ đồng).

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)