Xử lý nghiêm minh đối với những người có liên quan đến việc

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự (Trang 93 - 100)

THỰC TIỄN VỀ CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

3.2.4. Xử lý nghiêm minh đối với những người có liên quan đến việc

Oan, sai là hệ quả của việc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật và hậu quả của nó rất nặng nề, phức tạp. Tuỳ theo tính chất, mức độ của hậu quả oan, sai mà người đã gây ra oan, sai phải chịu trách nhiệm nhất định. Đây là trách nhiệm pháp lý phải gánh chịu do việc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật trong quá trình khởi tố, điều tra, áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhằm tăng cường trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, trên thực tế việc xử lý những người có liên quan đến việc oan, sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự chưa nghiêm túc, chưa công bằng. Đa số chỉ những người trực tiếp tiến hành theo mệnh lệnh của những người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm cịn người ra quyết định ít khi bị xử lý. Mặt khác, ở một số địa phương, vì những lý do khác nhau như nể nang, sợ mất thành tích nên có tình trạng lãnh đạo bao che những trường hợp oan, sai và không xử lý nghiêm những cán bộ đã gây ra oan, sai. Điều này tạo cho người có thẩm quyền không đề cao tinh thần trách nhiệm của mình đối với cơng việc, có tâm lý coi thường trách nhiệm phải gánh chịu. Vì vậy, oan, sai khơng những không được khắc phục mà vẫn cứ xảy ra. Vấn đề oan, sai bên nghành Toà án, Viện kiểm sát đã xử lý kiên quyết. Để chấn chỉnh tình trạng oan, sai trong điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan CSĐT, Bộ Công an cần quy định rõ bằng văn bản trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều tra viên, cán bộ điều tra trong Cơ quan CSĐT và những người có liên quan đã gây ra oan, sai, trong đó quy định rõ hình thức, mức độ xử lý và phải xử lý nghiêm túc đề cao tinh thần trách nhiệm của người có thẩm quyền trong q trình thực hiện nhiệm vụ, kiên quyết chống tình trạng bao che, khơng xử lý nghiêm người vi phạm và những người có liên quan.

Kết luận Chƣơng 3

Qua nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của Cơ quan CSĐT ở nước ta trong những năm gần đây; căn cứ quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp, Chương 3 luận văn đã chỉ rõ: trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả đấu tranh phịng, chống tội phạm phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra nói chung, Cơ quan CSĐT nói riêng là yêu cầu cần thiết.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của Cơ quan CSĐT, Chương 3 luận văn đưa ra một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan CSĐT trong tố tụng hình sự:

Một là, kiện tồn tổ chức bộ máy Cơ quan CSĐT và nâng cao trình độ,

năng lực đội ngũ điều tra viên. Theo đó, trong thời gian tới, phải tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ điều tra trong Cơ quan CSĐT nhằm quá triệt quan điểm “Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh” được nêu trong Nghị quyết số 08 -NQ/TW của Bộ chính trị. Đồng thời, để điều tra viên có thể thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình được quy định trong Bộ luật TTHS năm 2003, đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ điều tra trong Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, cần xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ cho từng chức danh điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, điều tra viên sơ cấp phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ điều tra của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý.

Hai là, hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự

và các quy định khác có liên quan. Cụ thể là, cần có những quy định mới làm cơ sở cho việc điều tra, khám phá tội phạm nhằm nâng cao hiệu quả điều tra,

ban hành văn bản pháp luật quy định làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động trinh sát; bổ sung hoàn thiện một số quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nhất là những quy định liên quan đến biện pháp bắt người.

Ba là, cụ thể hoá quy định về thẩm quyền điều tra, phân cấp điều tra và

nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Cơ quan CSĐT với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Ở nội dung này, luận văn kiến nghị Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ luật TTHS trong giai đoạn khởi tố, điều tra, làm cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng một cách thống nhất của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, từ việc tiếp nhận tin báo về tội phạm đến việc khởi tố, điều tra, áp dụng các biện pháp ngăn chặn để hai cơ quan này phát huy được vai trị, trách nhiệm của mình trong cơng tác điều tra khám phá tội phạm qua đó nâng cao hiệu quả cơng tác của Cơ quan CSĐT.

Bốn là, xử lý nghiêm minh đối với những người có liên quan đến việc

vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng của Cơ quan CSĐT. Để chấn chỉnh tình trạng oan, sai trong điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan CSĐT, luận văn kiến nghị Bộ Công an cần quy định rõ bằng văn bản trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều tra viên, cán bộ điều tra trong Cơ quan CSĐT và những người có liên quan đã gây ra oan, sai, trong đó quy định rõ hình thức, mức độ xử lý và phải xử lý nghiêm túc đề cao tinh thần trách nhiệm của người có thẩm quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, kiên quyết chống tình trạng bao che, không xử lý nghiêm người vi phạm và những người có liên quan.

KẾT LUẬN

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Cơ quan điều tra có bộ máy lớn nhất, được tổ chức từ Bộ Công an đến Cơng an cấp huyện, có thẩm quyền điều tra gần 90% số tội danh quy định trong BLHS hiện hành. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, hoạt động của Cơ quan điều tra nói chung và Cơ quan CSĐT nói riêng có một vị trí hết sức quan trọng. Kết quả của hoạt động điều tra là cơ sở để truy tố và xét xử vụ án hình sự, có ý nghĩa quyết định đến sự thành, bại đối với cả tiến trình tố tụng hình sự.

Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự hoạt động của Cơ

quan CSĐT đã bộc lộ nhiều vướng mắc, như: cơ sở pháp lý cho việc thực hiện thẩm quyền điều tra chưa hoàn thiện, trình độ chun mơn nghiệp vụ của điều tra viên còn hạn chế…, nên hiệu quả hoạt động chưa cao; có trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan ngời vô tội v.v... làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động điều tra, xử lý tội phạm. Quán triệt tinh thần cải cách tư pháp được nêu trong Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị và Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được đặt ra đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan CSĐT, luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề sau: 1. Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, qua nghiên cứu các quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 về tổ chức và hoạt động của Cơ quan CSĐT, luận văn tập trung phân tích, trình bày về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan CSĐT, đặc biệt làm rõ những quy định của pháp luật về hoạt động của Cơ quan CSĐT trong tố tụng hình sự từ tiếp nhận tin báo đến khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, các hoạt động điều tra và áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự theo

2. Luận văn đã phân tích, trình bày kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng về tổ chức và hoạt động của Cơ quan CSĐT trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đồng thời, bằng các số liệu đã thu thập được, luận văn phân tích rõ ưu, khuyết điểm hoạt động của Cơ quan CSĐT nhất là trong hoạt động khởi tố, tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm, áp dụng các biện pháp ngăn chặn… và chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế đó như trình độ, năng lực của điều tra viên còn hạn chế; văn bản pháp luật còn thiếu; quy định của pháp luật về hoạt động tố tụng của Cơ quan CSĐT chưa cụ thể … đã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của Cơ quan CSĐT.

3. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đã phân tích những yêu cầu của cải cách tư pháp đối với Cơ quan CSĐT trong những năm tới nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động tố tụng hình sự của Cơ quan CSĐT. Luận án đã phân tích và trình bày những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng hình sự của Cơ quan CSĐT. Những giải pháp đó là hồn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Cơ quan CSĐT; nâng cao hiệu quả quan hệ phối kết hợp giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra với các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trong quá trình điều tra vụ án hình sự; nâng cao chất lượng điều tra viên; Xử lý nghiêm minh đối với những người có liên quan việc vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng của Cơ quan Cảnh sát điều tra.

Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan CSĐT trong quá trình giải quyết vụ án hình sự trong thời gian tới và góp phần làm phong phú thêm lý luận về Cơ quan CSĐT ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)