Đặc điểm đối tượng phạm tộ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia (Trang 34 - 36)

Qua khảo sát 505 đối tượng điển hình do Cơ quan An ninh điều tra trên toàn quốc đã thụ lý điều tra trong thời gian từ năm 2004 đến nay cho thấy đối tượng phạm tội có thành phần rất đa dạng, đặc biệt là có nhiều đối tượng có trình độ cao, có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng do những nguyên nhân khác nhau (như do lợi ích, địa vị của họ trước đây bị chính quyền cách mạng tước bỏ; do bất mãn; do bị thế lực nước ngồi kích động, mua chuộc; do sự tha hóa, biến chất …) dẫn đến hành động phạm tội.

Trong số đó, một số đối tượng được các thế lực thù địch đặc biệt quan tâm và thường lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” để can thiệp, đòi hỏi khi

khởi tố, bắt giữ, tiến hành các biện pháp điều tra, Cơ quan An ninh điều tra phải phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân để có kế hoạch ứng phó với các hình thức can thiệp, chống phá của các thế lực thù địch.

Do được sự tiếp tay, giúp đỡ của các thế lực thù địch nên hoạt động chống phá của các đối tượng này thường rất tinh vi, xảo quyệt và thường trở nên rất nguy hiểm. Chúng biết tận dụng tối đa những sơ hở, thiếu sót của ta; hoạt động có bài bản nên dễ lơi kéo, lừa mỵ, thu hút được nhiều người; bên cạnh việc chuẩn bị kỹ cho kế hoạch hoạt động chống phá, chúng còn chuẩn bị

31

rất kỹ những phương án ứng phó khi bị phát hiện, bắt giữ … địi hỏi Cơ quan An ninh điều tra phải phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân trong việc thu thập, củng cố, đánh giá chứng cứ, làm rõ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để tạo cơ sở cho việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt, đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật.

Kết luận Chương 1

Chương 1 của luận văn trình bày những vấn đề cơ bản về mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia.

Trước hết, luận văn đề cập đến khái niệm, tính tất yếu và đặc điểm của mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia; tiếp đó tập trung phân tích đặc điểm các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan đến mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan An ninh điều tra thông qua làm rõ đặc điểm hoạt động phạm tội và đặc điểm đối tượng phạm tội trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia.

Những vấn đề được trình bày ở Chương 1 là cơ sở lý luận và phương pháp luận để định hướng việc khảo sát thực trạng mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia ở Chương 2; đồng thời cũng là cơ sở lý luận để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quan hệ này được đề cập ở Chương 3.

32

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)