Phân định rõ trách nhiệm giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình tiến hành các hoạt động thu thập

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia (Trang 120 - 121)

- Đối với việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn:

3.2.4. Phân định rõ trách nhiệm giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình tiến hành các hoạt động thu thập

Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ

Các biện pháp thu thập chứng cứ được áp dụng trong quá trình điều tra vụ án đóng vai trị quan trọng trong việc điều tra, làm rõ vụ án và bị can, cũng như để phục vụ việc mở rộng công tác điều tra. Vì vậy, quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân phải hết sức chặt chẽ.

Viện kiểm sát nhân dân phải tiến hành giám sát điều tra đối với các hoạt động thu thập chứng cứ của Cơ quan An ninh điều tra về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, quá trình áp dụng. Đối với những hoạt động thu thập chứng cứ quan trọng, Viện kiểm sát nhân dân cần cử cán bộ của mình cùng tham gia để vừa phối hợp vừa kiểm sát điều tra.

Theo luật định, trong một số trường hợp, Viện kiểm sát nhân dân có thể tiến hành các hoạt động điều tra để phục vụ cho hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Tuy nhiên trước đó, Viện kiểm sát nhân dân cần thơng báo cho Cơ quan An ninh điều tra về thời gian, địa điểm tiến hành để Cơ quan An ninh điều tra có thể chủ động phối hợp. Biên bản các hoạt động điều tra của Kiểm sát viên cần được đưa vào hồ sơ vụ án. Trong những trường hợp này, Cơ quan An ninh điều tra cần tạo điều kiện thuận lợi để Kiểm sát viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời, do đặc thù của các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, Kiểm sát viên nên tiến hành các hoạt động điều tra ở cuối giai đoạn điều tra để không làm ảnh hưởng đến u cầu điều tra.

Tóm lại, trong q trình điều tra vụ án xâm phạm an ninh quốc gia thì Cơ quan An ninh điều tra thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để thu thập

117

chứng cứ như: Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trưng cầu giám định, khám xét, nhận dạng, lấy lời khai, hỏi cung bị can … Do vậy, trách nhiệm của Cơ quan an ninh điều tra trong việc thu thập các chứng cứ, tài liệu trên là chủ yếu và trong một số trường hợp cũng có trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, vì vậy cũng cần phải được phân định rõ.

Căn cứ nguyên tắc xác định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng thì Cơ quan An ninh điều tra là có trách nhiệm độc lập khi thu thập chứng cứ, tài liệu trong quá trình điều tra vụ án xâm phạm an ninh quốc gia. Ví dụ: Điều tra viên hỏi cung bị can nhưng không ghi rõ giờ, ngày hỏi cung hoặc khi khám nghiệm hiện trường không lưu giữ dấu vết máu có liên quan đến vụ án … thì Cơ quan An ninh điều tra phải chịu trách nhiệm độc lập về chứng cứ, tài liệu thu thập không hợp pháp hoặc không đầy đủ.

Đối với Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm liên quan nếu Kiểm sát viên đã tiến hành kiểm sát trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ đó của Cơ quan An ninh điều tra. Ví dụ: Khi Kiểm sát viên kiểm sát trực tiếp việc khám nghiệm hiện trường hoặc kiểm sát gián tiếp khi nghiên cứu, thẩm định các tài liệu, chứng cứ do Cơ quan An ninh điều tra thu thập mà khơng phát hiện những thiếu sót, vi phạm của Điều tra viên để yêu cầu khắc phục thì Kiểm sát viên có trách nhiệm liên đới về việc không kịp thời phát hiện ra những thiếu sót, vi phạm của Cơ quan An ninh điều tra; nếu Kiểm sát viên đã phát hiện và yêu cầu Cơ quan An ninh điều tra khắc phục nhưng khơng thể khắc phục được thì trách nhiệm thuộc về Cơ quan An ninh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)