Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo

Một phần của tài liệu 21_VuThuHa_CHQTKDK1 (Trang 35 - 38)

8. Bố cục của đề tài

1.1. Cơ sở lý luận về đào tạo và nâng cao chất lƣợng đào tạo

1.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo

Đánh giá trong giáo dục đào tạo là một quá trình hoạt động đƣợc tiến hành có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đƣợc của đối tƣợng quản lý về mục tiêu đã định. Chất lƣợng đào tạo nhƣ đã trình bày ở phần trên, là một khái niệm động, đa chiều và gắn với các yếu tố chủ quan thông qua quan hệ giữa ngƣời và ngƣời, do vậy không thể dùng một phép đo đơn giản để đánh giá. Việc đánh giá, đo lƣờng chất lƣợng có thể đƣợc tiến hành bởi chính cán bộ giảng dạy, HSSVcủa trƣờng nhằm mục đích tự đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo cũng nhƣ đánh giá chất lƣợng đào tạo của trƣờng mình. Hoặc việc đánh giá, đo lƣờng chất lƣợng cũng có thể đƣợc tiến hành từ bên ngồi do các cơ quan hữu quan thực hiện với các mục đích khác nhau (khen - chê, xếp hạng, khuyến khích tài chính, kiểm định cơng nhận…).

Dù đối tƣợng của việc đo lƣờng, đánh giá chất lƣợng là gì và chủ thể của việc đo lƣờng, đánh giá là ai thì việc đầu tiên, quan trọng nhất vẫn là xác định mục đích của việc đo lƣờng, đánh giá. Từ đó mới xác định đƣợc việc sử dụng phƣơng pháp cũng nhƣ các công cụ đo lƣờng tƣơng ứng. Mục đích của đánh giá trong giáo dục hết sức đa dạng tuỳ thuộc vào đặc thù của từng trƣờng, sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc và cả tuỳ thuộc vào quan điểm đánh giá của các chủ thể. Ví dụ, nếu mục đích của giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng là cung cấp nguồn lao động đƣợc đào tạo cho xã hội thì chất lƣợng ở đây sẽ đƣợc xem là mức độ đáp ứng của HSSVtốt nghiệp đối với thị trƣờng lao động. Cịn nếu lấy chƣơng trình, mục tiêu đào tạo làm cơ sở đánh giá thì chất lƣợng sẽ đƣợc xem xét trên góc độ là khối lƣợng kiến thức, kỹ năng mà khoá học đã cung cấp, mức độ nắm bắt và sử dụng các kiến thức và kỹ năng của HSSV sau khoá học.

Đánh giá chất lƣợng đào tạo cịn nhằm mục đích đảm bảo với những đối tƣợng tham gia vào công tác giáo dục rằng một chƣơng trình đào tạo, hay một trƣờng, khoa nào đó chƣa đạt, đã đạt hay vƣợt mức những chuẩn mực nhất định về chất lƣợng. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức, cơ hội đối với các cơ sở đào tạo và đề xuất các biện pháp nhằm từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đào tạo. Kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong cơng việc hoạch định các chính sách hỗ trợ cho nhà trƣờng khơng ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng đào tạo của mình.

Trong lĩnh vực đào tạo, chất lƣợng đào tạo với đặc trƣng sản phẩm là “con ngƣời lao động” có thể hiểu là kết quả đầu ra của quá trình đào tạo và đƣợc thể hiện cụ thể ở phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của ngƣời tốt nghiệp tƣơng ứng với mục tiêu đào tạo của từng ngành đào tạo trong hệ thống đào tạo.

- Chất lƣợng giáo dục trƣờng cao đẳng là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trƣờng đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục trình độ cao đẳng, của luật giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng và ngành.

- Tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục trƣờng cao đẳng là mức độ yêu cầu và điều kiện mà trƣờng cao đẳng phải đáp ứng để đƣợc công nhận là đạt chuẩn chất lƣợng giáo dục

- Trần Khánh Đức (2005), quản lý và kiểm định chất lƣợng giáo dục nhân lực theo ISO&TQM nhà xuất bản giáo dục Hà Nội thì hề thống các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng giáo dục đối với từng ngành đào tạo nhất định bao gồm:

+ Phẩm chất về xã hội – nghề nghiệp (đạo đức, ý thức, trách nhiệm, uy tín)

+ Các chỉ số về sức khỏe, tâm lý, sinh học,… + Trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn + Năng lực hành nghề (cơ bản và thực tiễn) + Khả năng thích ứng với thị trƣờng lao động

+ Năng lực nghiên cứu và tiềm năng phát triển nghề nghiệp.

- Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17/01/2008 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội ban hành qui định hệ thống tiêu chí tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng trƣờng cao đẳng nghề bao gồm 9 tiêu chuẩn:

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và nhiệm vụ Tiêu chuẩn 2: Tổ chức quản lý Tiêu chuẩn 3: Hoạt động dạy và học

Tiêu chuẩn 4: Giáo viên và cán bộ quản lý Tiêu chuẩn 5: Chƣơng trình, giáo trình Tiêu chuẩn 6: Thƣ viện

Tiêu chuẩn 7: Cơ sở vật chất thiết bị dạy học Tiêu chuẩn 8: Quản lý tài chính

Tiêu chuẩn 9: Các dịch vụ cho ngƣời học nghề

Hiện nay Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội đang Dự thảo Qui định hệ thống tiêu chí tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng trƣờng cao đẳng.

Một phần của tài liệu 21_VuThuHa_CHQTKDK1 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w