Ngộ độc nhôm

Một phần của tài liệu III QUN LY DINH DNG CHO LUA (Trang 45 - 48)

P theo Bray-1 (mg /kg đất)

3.4.17. Ngộ độc nhôm

a) Cơ chế ngộ độc nhôm (Al)

Biểu hiện quan trọng nhất của ngộ độc do Al là hạn chế

sinh trưởng của rễ. Cây trồng tiếp xúc với nhôm lâu ngày cũng hạn chế sự sinh trưởng của chồi do thiếu dinh dưỡng (Mg, Ca, P) và áp lực hạn hán.

b) Biểu hiện và ảnh hưởng của ngộ độc Al tới sinh trưởng của cây

Vàng úa giữa gân lá. Sinh trưởng của rễ kém, cây còi cọc (Phụ lục B-4. a; b).

c) Đất bị ngộ độc Al

Ngộ độc Al khi: Bão hoà Al > 30%; < 5,0 và > 1-2 mg/l dung dịch.

2

H OpH pH

d) Ảnh hưởng của ngập nước tới ngộ độc Al

Ngộ độc Al là một hạn chế chủ yếu đối với đất cạn trong

điều kiện háo khí và chua. Đất ngập nước thì pH tăng và nồng

độ Al trong dung dịch đất giảm và thường giảm xuống dưới

mức tới hạn ngộ độc Al. Trong điều kiện như vậy, ngộ độc Fe thường xuất hiện nhiều hơn so với ngộ độc Al.

đ) Nguyên nhân bị ngộ độc Al

Nồng độ Al3+ trong dung dịch đất quá nhiều là do pH đất

thấp (< 5,0). Nồng độ Al trong dung dịch đất phụ thuộc vào pH đất cũng như hàm lượng các hợp chất vô cơ, hữu cơ mà tạo ra các phức chất của Al.

e) Xuất hiện ngộ độc Al

Ngộ độc Al hiếm khi xảy ra ở đất lúa nước ngoại trừ một số loại đất có q trình khử xảy ra rất chậm sau khi bị ngậm nước. Ngộ độc xuất hiện ở các loại đất sau:

- Đất cạn, chua (Ultisols, Oxisols) có hàm lượng Al trao đổi lớn. Ngộ độc Al thường xảy ra cùng với ngộ độc Mn.

- Đất phèn, đặc biệt đối với lúa sạ được vài tuần trước khi đưa nước vào; và

- Đất ngập nước có pH < 4 trước xuất hiện biểu hiện ngộ độc Fe.

3.4.18. Độ mặn

a) Cơ chế tổn thương do độ mặn

Độ mặn là sự có mặt q nhiều các muối hồ tan trong đất.

Na+, Ca2+, Mg2+, Cl- và SO42- là các ion chủ yếu. Ảnh hưởng

của độ mặn đến sinh trưởng của lúa như sau: - Thẩm thấu (sức ép nước);

- Cây hút quá nhiều các ion Na+ và Cl-, và

- Giảm hút chất dinh dưỡng (K, Ca) do ảnh hưởng của các ion đối kháng.

Cây lúa chịu mặn trong thời kỳ nảy mầm, rất nhạy cảm trong thời kỳ sinh trưởng ban đầu (giai đoạn 1-2 lá), chịu mặn trong thời kỳ đẻ nhánh và vươn lóng, nhưng nhạy cảm trở lại thời kỳ trỗ bông.

b) Biểu hiện và ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của cây

Các đầu lá bạc, cây sinh trưởng khơng đều, cịi cọc (Phụ lục B-7).

Ngồi ra, cịn có các tác động khác đến sinh trưởng của lúa như:

- Tỷ lệ nảy mầm giảm;

- Chiều cao cây và đẻ nhánh giảm; - Rễ lúa sinh trưởng kém; - Bông nhánh bất dục tăng.

Đối với lúa nước, EC được đo ở trong dung dịch đất hoặc trong dịch chiết bão hoà (ECe). Đối với lúa nương, EC trong dung dịch đất gấp khoảng 2 lần ECe. Sự giảm năng suất tương đối do độ mặn là:

- ECe < 2 dS/m: Tối ưu, không làm giảm năng suất; - ECe > 4 dS/m: Năng suất giảm ít (10-15%);

- ECe > 6 dS/m: Sinh trưởng và năng suất giảm vừa (20-50%); - ECe > 10 dS/m: Năng suất giảm > 50%.

Phần trăm natri trao đổi (ESP) như sau: - ESP < 20%: Năng suất giảm khơng có ý nghĩa; - ESP > 20- 40%: Năng suất giảm ít (10%); - ESP > 80%: Năng suất giảm 50%. Tỷ lệ hấp thụ natri (SAR) như sau:

SAR > 15: Đất nhiều natri (cation được đo trong dung dịch chiết bão hoà).

d) Nước tưới

- pH 6,5-8, EC < 0,5 dS/m: Chất lượng cao; - pH 8-8,4, EC < 0,5-2 dS/m: Trung bình đến kém; - pH >8,4, EC > 2 dS/m: Khơng thích hợp; - SAR < 15: Chất lượng cao, Na thấp;

- SAR 15-25: Chất lượng trung bình đến kém, Na cao; - SAR > 25: Khơng thích hợp, Na rất cao.

đ) Ảnh hưởng của ngập nước tới độ mặn

Ngập nước có 2 ảnh hưởng tới độ mặn:

- EC tăng là do độ hoà tan muối lớn hơn và Fe, Mn giảm là vì các hợp chất kém hồ tan hơn.

- Sự thấm liên tục do tưới nước. Nếu EC trong nước tưới

vượt quá EC của dung dịch đất thì nồng độ muối trong đất

tăng lên.

Sự sinh trưởng của cây trên đất mặn chủ yếu bị ảnh hưởng bởi lượng các muối hoà tan cao (NaCl) gây ra ngộ độc ion, mất cân bằng ion và cân bằng nước bị suy yếu. Trên

các loại đất nhiều natri, sinh trưởng của cây chủ yếu bị ảnh

hưởng bởi pH và nồng độ HCO3- cao. Những nguyên nhân

chính gây ra mặn là:

- Tưới nước kém hoặc tưới nước không đủ trong mùa vụ/năm mà có lượng mưa thấp;

- Bốc hơi nước cao; - Độ mặn nước ngầm tăng;

- Sự xâm nhập của nước biển ở các vùng ven biển. Đất bị nhiễm mặn có thể được phân thành nhóm: - Đất mặn (EC = 4dS/m, ESP < 15%, pH < 8,5);

- Đất mặn do natri (EC = 4dS/m, ESP > 15%, pH khoảng 8,5); và

- Đất mặn nhiều natri (EC < 4dS/m, ESP > 15%, pH > 8,5, SAR > 15).

Một số ví dụ về đất bị ảnh hưởng của muối:

- Đất mặn ven biển (dọc theo bờ biển ở nhiều nước); - Đất phèn mặn (đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam);

- Đất mặn trung tính đến kiềm, đất mặn do natri và đất

trong lục địa mà có nhiều natri (Ấn Độ, Pakistan, Banglades);

- Đất mặn, cát, chua (vùng Korat Đông Bắc Thái Lan).

Một phần của tài liệu III QUN LY DINH DNG CHO LUA (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)