Quản lý dinh dưỡng kali (K)

Một phần của tài liệu III QUN LY DINH DNG CHO LUA (Trang 57 - 59)

P theo Bray-1 (mg /kg đất)

3.7. Quản lý dinh dưỡng kali (K)

Quản lý dinh dưỡng kali cũng là một phần của quản lý độ phì nhiêu đất theo hướng dài hạn, bởi vì kali khơng dễ bị mất đi hoặc tăng thêm ở vùng rễ lúa bằng quá trình sinh học và hoá

học trong thời gian ngắn (khác với cung cấp đạm). Quản lý

dinh dưỡng kali cần dựa trên quan điểm cho rằng hiệu suất sử

dụng đạm không bị thách thức do thiếu kali. Các biện pháp

chung để khắc phục hiện tượng thiếu kali và tăng hiệu suất sử dụng kali như sau:

a) Cung cấp tự nhiên

Người ta thường tính được nguồn kali cung cấp từ đất

thông qua các thử nghiệm ở các vùng đặc thù. Ở phần lớn các vùng trồng lúa có tưới, nguồn kali từ nước tưới khoảng 23-115 kg K2O/ha/vụ. Lượng kali này không đủ để cây lúa lấy đi cũng

như lượng kali bị mất do rửa trơi để đạt năng suất lúa trung

bình hiện nay là 5-6 tấn/ha. Nồng độ kali trong nước tưới được sắp xếp theo thứ tự sau: Nước nông (12-46 mg K2O/lít -tương

tự nước tiểu) > nước ngầm ở độ sâu lớn (7-23 mg K2O/lít, có

thể đạt tới 46 mg/lít ở lớp núi lửa) > nước mặt (3-11 mg K2O/lít, mương, sơng).

Lượng kali được cung cấp từ nước tưới có thể được tính cho cả vụ khi biết nồng độ kali trung bình trong nước tưới là 7

Lượng kali có trong nước tưới có thể thay đổi từ nơi này sang nơi khác, từ năm này sang năm khác. Nước tưới có hàm lượng kali thấp sẽ làm giảm kali trong đất và tăng khả năng thiếu kali, ngược lại nếu nước tưới có hàm lượng kali cao có thể đáp ứng nhu cầu của các cây cho năng suất cao. Nếu áp dụng phương pháp quản lý dinh dưỡng kali theo vùng đặc trưng thì nguồn kali từ nước tưới và các nguồn tự nhiên khác cần được xem xét và đưa vào nguồn kali cung cấp từ đất.

b) Quản lý đất

Lượng kali cây lúa lấy đi sẽ tăng lên khi bộ rễ lúa phát triển tốt thông qua các biện pháp quản lý đất (ví dụ: Làm đất sâu đã tăng độ thấm nước ít nhất 3-5 mm/ngày).

c) Điều khiển cây trồng

Xác định mật độ cây khoẻ bằng cách sử dụng hạt giống có năng suất và chất lượng cao, có khả năng kháng nhiều loài sâu gây hại và phù hợp với khả năng quản lý nước và dịch hại tổng hợp.

d) Quản lý rơm rạ

Cần phải vùi rơm rạ lúa. Nếu đốt rơm rạ, chỉ là một biện

pháp quản lý phụ phẩm, thì trước khi đốt cần dải đều rơm rạ trên toàn ruộng và lan ra khắp ruộng. Tro sau khi đốt cũng được phân bố đều trên ruộng.

đ) Quản lý bón phân cân đối

Sử dụng liều lượng phân đạm, phân lân tối thích, cũng như giải quyết được các hiện tượng thiếu dinh dưỡng vi lượng. Sử dụng phân kali khoáng, phân chuồng hoặc các chất hữu cơ khác (trấu, tro, phân bắc, phân xanh ủ ngấu) để hoàn trả lượng kali mà cây lúa đã lấy đi theo các sản phẩm thu hoạch.

Một số khuyến cáo chung liên quan đến sử dụng phân kali được thể hiện dưới đây:

- Xác định được hiện tượng thiếu các dinh dưỡng khác (N, P, Zn), những vấn đề của đất (chiều sâu của bộ rễ, độc tố của

khoáng) và định hướng quản lý cây trồng để đạt tối đa khả

năng cung cấp kali. Để đạt năng suất lúa 5-7 tấn/ha và hoàn

trả lại lượng kali mà cây lúa lấy đi theo thóc, rơm rạ thì liều

lượng kali khoảng 24-120 kg K2O/ha. Lượng phân kali cần bón

phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khả năng đệm kali của đất (khả

năng đệm lớn đối với đất có tỷ lệ sét cao), thành phần cơ giới, tính dễ tiêu của các dinh dưỡng khác, giống, năng suất mục tiêu, quản lý rơm rạ, mức độ thâm canh cây trồng và lượng kali có trong nước tưới. Trên rất nhiều loại đất ở địa hình thấp của châu Á đã đạt được hiệu suất sử dụng phân kali có ý nghĩa song song với quản lý các yếu tố khác và năng suất lúa đạt trên 6 tấn/ha.

- Nếu phần lớn rơm rạ để lại trên ruộng và nguồn kali từ

phân chuồng cịn ít thì cần bón 3,6 kg K2O/ha/tấn thóc (ví dụ: 18 kg K2O cho năng suất 5 tấn thóc/ha) để hoàn trả lại lượng kali đã lấy đi.

- Nếu rơm rạ đưa ra khỏi ruộng và cung cấp kali từ các

nguồn khác cịn ít (phân chuồng, nước, chất cặn) thì cần bón ít nhất 12 kg K2O/ha/tấn thóc (ví dụ: 60 kg K2O cho năng suất 5

tấn thóc/ha) để hồn trả lại lượng kali đã lấy đi. Như vậy để

duy trì khả năng cung cấp kali từ đất thời gian dài và trong điều kiện kinh tế cho phép cần bón 18 kg K2O/tấn thóc.

- Các giống lúa lai thường đòi hỏi lượng phân kali cao hơn

so với các giống lúa thuần (60-120 kg K2O/ha ở hầu hết các

loại đất).

Một phần của tài liệu III QUN LY DINH DNG CHO LUA (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)