Quản lý dinh dưỡng lân (P)

Một phần của tài liệu III QUN LY DINH DNG CHO LUA (Trang 53 - 57)

P theo Bray-1 (mg /kg đất)

3.6. Quản lý dinh dưỡng lân (P)

Quản lý dinh dưỡng lân dựa trên định hướng đầu tư lâu dài

cho độ phì nhiêu của đất và nâng cao hiệu quả cao hơn để

ngăn ngừa được vấn đề thiếu lân so với thời điểm phát hiện

được biểu hiện thiếu lân bằng mắt (ngược lại với thiếu đạm

việc xử lý và ngăn ngừa đều có tầm quan trọng ngang nhau). Lân đòi hỏi chiến lược quản lý dài hạn bởi vì lân khơng bị mất đi dễ dàng hoặc được bổ sung vào vùng rễ lúa bằng q trình

sinh học và hố học (khác với cung cấp đạm). Bón phân lân

ngồi có hiệu lực vụ đầu cịn có hiệu lực cho các vụ sau trong thời gian vài năm. Quản lý cần tập trung ở khâu đáp ứng được đủ hàm lượng lân dễ tiêu để cung cấp đủ nhu cầu lân và hiệu suất sử dụng đạm của cây.

Các biện pháp chung để ngăn ngừa thiếu lân và nâng cao hiệu suất sử dụng lân như sau:

a) Các giống lúa

Cần chọn các giống lúa có hiệu suất sử dụng lân, trong đó có các giống trên các loại đất chua, địa hình cao. Các giống lúa có hiệu suất sử dụng lân cao hoặc do các tác động bên ngoài (phát triển bộ rễ hoặc tăng khả năng bài tiết các axit hữu cơ hoặc ôxy) hoặc tăng hiệu suất sử dụng lân bên trong (năng suất lúa cao khi lượng lân cây hút lại thấp). Ví dụ các giống lúa được lựa chọn như: IR20, IR26, IR64 và IR74.

b) Quản lý đất

Trong các hệ thống lúa, ruộng lúa cần có thời điểm làm

cho đất khô, cầy (độ sâu 10 cm) trong khoảng 2 tuần sau thu hoạch lúa vụ trước. Làm đất sớm để tăng cường quá trình ơxy hố đất và phân huỷ phụ phẩm cây trồng trong thời gian bỏ hoá, cũng như tăng hàm lượng lân dễ tiêu ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng cho vụ lúa kế tiếp sau. Biện pháp kỹ thuật này không khuyến cáo cho hệ thống lúa - cây trồng cạn bởi vì

làm đất sớm sau khi thu hoạch lúa có thể làm giảm hàm

lượng lân dễ tiêu cho cây trồng cạn kế tiếp (ví dụ như lúa mì, ngơ). Trên đất chua, đất có độ phì thấp ở chân trũng và chân cao dựa vào nước trời thì tất cả những vấn đề liên quan đến độ phì (độ chua, độc tố Al, thiếu Mg, K và các dinh dưỡng

khác) cần phải được xác định chính xác trước khi giải quyết vấn đề lân.

c) Sử dụng phân sinh học phân giải lân (photphobacteria)

Các thử nghiệm trên đồng ruộng lúa được tưới ở vùng

phía Nam Ấn Độ cho thấy hàm lượng lân dễ tiêu trong đất tăng lên sau khi bón phân photphobacteria vào đất, cũng như bọc hạt thóc giống hoặc nhúng hạt thóc giống trước khi làm mạ.

d) Điều khiển cây trồng

Xác định mật độ cây khoẻ bằng cách sử dụng hạt giống

năng suất và chất lượng cao, có khả năng kháng nhiều loài sâu gây hại. Mật độ lúa cấy hoặc lúa gieo thẳng cần đúng, phù hợp với khả năng quản lý nước và dịch hại tổng hợp.

đ) Quản lý rơm rạ

Cần phải sử dụng rơm rạ của lúa. Mặc dù hàm lượng lân tổng số trong rơm rạ không lớn (2,29 kg P2O5/tấn rơm rạ), song lại có tác dụng làm cân bằng lân ở mức dương trong thời gian dài.

e) Quản lý phân bón

Sử dụng liều lượng tối ưu phân đạm và phân kali, cũng

như xác định đúng khả năng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng vi

lượng. Cung cấp thêm lân mà cây lúa lấy đi theo sản phẩm

bằng biện pháp bón phân lân khống, phân chuồng hoặc các vật liệu khác (phân xanh ủ ngấu, phân bắc). Nếu các biểu hiện thiếu lân đã rõ ràng thì có thể khơng phải bón phân lân cho cây

trồng hiện tại. Những yếu tố để xác định liều lượng và loại

phân lân cần bón như sau:

- Xác định loại phân lân cần bón. - Thời gian và biện pháp bón. - Khả năng cung cấp lân từ đất.

- Tính chất lý học và hố học của đất ảnh hưởng đến phân lân bón vào đất.

- Quản lý nước, nhiệt độ và khả năng đáp ứng. - Sinh trưởng của giống.

- Hệ thống cơ cấu cây trồng hiện tại và hệ thống cây trồng cũ. Sử dụng phân lân là thực tế tiêu chuẩn trong hệ thống canh tác lúa. Để đạt năng suất lúa 5-7 tấn/ha và lượng lân lấy đi theo thóc, rơm rạ thì lượng phân lân dao động từ 35-69 kg P2O5/ha. Lượng tính này là cần thiết, tuy nhiên cần phải tính cả hiện tượng thiếu các dinh dưỡng khác (N, K, Zn) cũng như các vấn đề của đất trồng lúa (độ sâu khi cày ải, các độc tố) và khả năng quản lý cây trồng trước khi xác định phân lân cần bón.

Một số khuyến cáo chung để sử dụng phân lân cho lúa như sau:

- Nếu phần lớn rơm rạ được giữ lại trên ruộng (chỉ thu

hoạch bông lúa) và khả năng cung cấp lân từ phân chuồng thấp thì cần bón ít nhất 4,6 kg P2O5/tấn thóc (ví dụ: 23 kg P2O5/ha/5 tấn thóc) để hoàn trả lượng lân cây lúa lấy đi theo thóc gạo.

- Nếu phần lớn rơm rạ bị lấy đi và đưa ra khỏi ruộng và khả năng cung cấp lân từ các nguồn (phân chuồng, nước, các chất cặn) thấp thì cần bón ít nhất 6,9 kg P2O5/tấn thóc (ví dụ: 34,4 kg P2O5/ha/5 tấn thóc) để hồn trả lượng lân cây lúa lấy đi theo thóc gạo.

- Một lượng lớn phân lân cần bón để dự trữ lân trong đất vì lân trong đất bị suy kiệt lớn do lân bị lấy đi trong một thời gian dài (ví dụ đất xám bạc màu trồng lúa). Địi hỏi phải bón lượng lớn phân lân để cải tạo đất: 460-1.150 kg P2O5/ha khi đó đất chua sẽ phát triển thành cánh đồng trồng lúa mới được tưới.

- Đối với các hệ thống lúa nương trên đất có khả năng cố định lân cao, nên bón lân nhiều hơn hoặc bón nhiều lần với lượng nhỏ. Nếu lân dễ tiêu trong đất thấp thì lượng phân lân cần bón sẽ cao và ngược lại. Do đó, cây lúa địi hỏi tăng liều lượng phân lân nếu trong đất có hàm lượng lân dễ tiêu thấp.

Trên các loại đất cạn, chua ở vùng nhiệt đới (Ultisols,

Oxisols), nếu hàm lượng lân theo phương pháp Mehlich-1 thấp hơn 23 mg P2O5/kg đất thì cần phải bón 46 kg P2O5/ha

để tăng được hàm lượng lân trong đất 2,3 mg P2O5/kg đất. Ngược lại, nếu hàm lượng lân theo phương pháp Mehlich-1

cao hơn 23 mg P2O5/kg đất thì chỉ cần phải bón 23-34 kg

P2O5/ha để tăng được hàm lượng lân trong đất 2,3 mg

P2O5/kg đất.

- Quặng phốt phát có thể được bón lót và vùi vào đất trước

khi ngập nước, nếu đất chua (pH thấp) thì có phản ứng giữa

đất và phân bón để giải phóng lân và cây trồng hút được. Trong một số loại đất nếu bón lượng phân lân lớn có hàm lượng lân di động cao và trong điều kiện yếm khí có thể có hiện tượng thiếu kẽm (Zn).

Một phần của tài liệu III QUN LY DINH DNG CHO LUA (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)