Quản lý các chất trung lượng

Một phần của tài liệu III QUN LY DINH DNG CHO LUA (Trang 59 - 61)

P theo Bray-1 (mg /kg đất)

3.8. Quản lý các chất trung lượng

a) Chiến lược thận trọng trong quản lý canxi (Ca)

Các biện pháp chung để giải quyết hiện tượng thiếu canxi như sau:

- Đối với điều khiển cây trồng thì phải bón phân chuồng hoặc rơm rạ (vùi hoặc đốt) để cân bằng lượng canxi lấy đi nếu trong đất hàm lượng Ca thấp.

- Đối với quản lý phân bón thì nên sử dụng supe lân đơn (chứa 13-20% Ca) hoặc phân lân supe kép (chứa 9-14% Ca) như là một nguồn canxi (bảng 21).

b) Chiến lược thận trọng trong quản lý magiê (Mg)

Các biện pháp chung để giải quyết hiện tượng thiếu magiê (Mg) như sau:

- Đối với điều khiển cây trồng thì phải bón đầy đủ lượng phân chứa magiê, phân chuồng hoặc các vật liệu khác để cân bằng lượng magiê cây lúa lấy đi theo thóc và rơm rạ.

- Đối với quản lý nước cần giảm tốc độ thấm nước (mất do nước thấm qua) trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất cát,

đất bạc màu bằng biện pháp nén chặt lớp đất dưới (tầng đế

cày) trong thời điểm làm đất.

- Đối với quản lý đất thì cần giảm lượng đất bị xói mịn và rửa trơi bề mặt trên hệ thống đất có địa hình cao bằng các biện pháp bảo vệ đất.

c) Chiến lược thận trọng trong quản lý lưu huỳnh (S)

Trên hầu hết các loại đất ở địa hình trũng việc cung cấp

lưu huỳnh từ các nguồn tự nhiên hoặc phân bón chứa lưu huỳnh ngang bằng hoặc dư thừa mà lượng lưu huỳnh bị lấy đi theo thóc gạo. Hàm lượng lưu huỳnh trong nước mưa biến động rất lớn và nói chung bị giảm đi khi tăng khoảng cách từ

bờ biển hoặc từ các khu công nghiệp. Ở châu Á lượng lưu

huỳnh trong nước mưa khoảng 2-50 kg S/ha. Nước tưới đạt

tiêu chuẩn thường chứa 10-30 kg S/ha/vụ ở dạng sunphát. Thiếu lưu huỳnh rất dễ được giải quyết bằng biện pháp sử dụng phân bón có chứa lưu huỳnh (bảng 21). Các biện pháp chung để giải quyết vấn đề thiếu lưu huỳnh như sau:

- Đầu vào từ nguồn tự nhiên: Tính cụ thể nguồn lưu huỳnh từ khơng khí.

- Ruộng mạ: Cung cấp lưu huỳnh cho các ruộng mạ bằng các loại phân có chứa lưu huỳnh (sunphat amôn, supe lân đơn).

- Quản lý phân bón: Bù lại lượng lưu huỳnh bị lấy đi bằng sử dụng các loại phân đạm và phân lân có chứa lưu huỳnh (ví dụ: amơn sunphát chứa 24% S, supe lân đơn chứa 12% S). Biện pháp này có thể khơng đúng quy luật theo thời gian. Cần tính hiệu suất kinh tế sử dụng phân bón chứa lưu huỳnh như phân urê bọc lưu huỳnh hoặc phân phức hợp chứa lưu huỳnh.

- Quản lý rơm rạ: Cần vùi rơm rạ chứ không đốt. Khoảng 40-60% lượng lưu huỳnh chứa trong rơm rạ sẽ bị mất đi nếu rơm rạ bị đốt.

- Quản lý đất trồng: Cải thiện công tác quản lý đất trồng bằng các biện pháp như:

* Duy trì đủ độ thấm (khoảng 5 mm/ngày), tránh khử ôxy đất quá mức.

* Làm đất khô sau khi thu hoạch, tăng tốc độ ơxy hố

sulphit trong thời kỳ bỏ hoá.

Một phần của tài liệu III QUN LY DINH DNG CHO LUA (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)