Yếu tố trong mơ hình nghiên cứu
lý thuyết
Kết quả kiểm định giả thuyết
Tương đồng với nghiên cứu trước Khác với nghiên cứu trước
Hệ thống pháp
luật Chấp nhận Pais and Bonito, 2018; Zakari, 2014; Zehri and Chouaibi, 2013; Shima and Yang, 2012; Hà Xuân Thạch và Nguyễn Ngọc Hiệp, 2018; Đặng Ngọc Hùng, 2016; Trần Đình Khơi Ngun, 2011
Hội nhập kinh tế Chấp nhận L. J. Stainbank, 2014; Zehri and Chouaibi, 2013; Shima and Yang, 2012; André et al., 2012; Đỗ Khánh Ly, 2020; Hà Xuân Thạch và Nguyễn Ngọc Hiệp, 2018
Pais and Bonito, 2018; L. J. Stainbank, 2014; Zeghal and Mhedhbi, 2006 Năng lực kế toán
viên Chấp nhận Zehri and Chouaibi, 2013; Zeghal and Mhedhbi, 2006; Đỗ Khánh Ly, 2020; Hà Xuân Thạch và Nguyễn Ngọc Hiệp, 2018; Đặng Ngọc Hùng, 2016; Trần Đình Khơi Ngun, 2011
Sự quan tâm và hỗ trợ của nhà quản trị
Chấp nhận Hà Xuân Thạch và Nguyễn Ngọc Hiệp, 2018; Trần Đình Khơi Ngun, 2013 Mơi trường văn
hóa Từ chối Shima and Yang, 2012; Zehri and Chouaibi, 2013 L. J. Stainbank, 2014; Zakari, 2014; Zeghal and Mhedhbi, 2006; Hà Xuân Thạch và Nguyễn Ngọc Hiệp, 2018
(Nguồn: Tác giả tổng hợp và so sánh) Trong bảng so sánh trên cho thấy kết quả nghiên cứu trong mơ hình đa phần đều tương đồng với nhiều nghiên cứu trước đó, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng thì khơng hồn tồn giống nhau trong các thị trường do nhiều khác biệt về đặc điểm thị trường nghiên cứu.
Mơi trường văn hóa trong nghiên cứu này bị từ chối giả thuyết, tuy có khác với nghiên cứu của Stainban (2014); Zakari (2014); Zeghal and Mhedhbi, (2006); Hà Xuân Thạch và Nguyễn Ngọc Hiệp (2018) nhưng cũng có sự tương đồng với nghiên cứu của Shima and Yang (2012) và Zehri and Chouaibi (2013). Kết quả này cho thấy vẫn chưa có sự thống nhất cao trong việc khẳng định mơi trường văn hóa có ảnh hưởng đến khả năng/ ý định vận dụng IFRS trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong nghiên cứu này có nhiều điểm khác với các nghiên cứu của hầu hết các nghiên cứu trước đó, cụ thể các doanh nghiệp trong nghiên cứu tại Bình Dương là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên các yếu tố thuộc về bên trong của doanh nghiệp thường có ảnh hưởng đến quyết định đến việc áp
dụng IFRS, cụ thể các yếu tố thuộc về sự quan tâm và hỗ trợ của nhà quản trị và năng lực kế tốn viên có tính quyết định cao hơn đối với việc áp dụng IFRS vì tiêu chuẩn đáp ứng IFRS hiện còn cao đối với khả năng của phần lớn doanh nghiệp. Cũng xin lưu ý là nghiên cứu này cho thấy yếu tố mơi trường văn hóa ảnh hưởng khả năng vận dụng IFRS trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương bị từ chối ở độ tin cậy 95% chứ khơng có nghĩa là khơng ảnh hưởng ở độ tin cậy thấp hơn. Nếu nghiên cứu về vấn đề này nếu được thực hiện ở một mẫu lớn hơn nhiều lần so với mẫu hiện tại thì giả thuyết có thể được chấp nhận ở độ tin cậy cao hơn nhiều vì khi đó tính đại diện sẽ cao hơn nhiều. Một dẫn chứng khác cũng cho thấy trong nghiên cứu của Hà Xuân Thạch và Nguyễn Ngọc Hiệp, (2018) cho thấy mơi trường văn hóa có tác động đến chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế tốn Việt Nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế nhưng nghiên cứu này có đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp lớn và phạm vi nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn nên sự khác biệt trong nghiên cứu có thể diễn ra. Nếu sự khác biệt trong nghiên cứu này với nghiên cứu của Hà Xuân Thạch & Nguyễn Ngọc Hiệp, (2018) thì đây có thể xem là điểm mới của đề tài.
Tóm tắt chương 4
Trong chương này đã trình bày kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu. Trong phần phân tích kết quả nghiên cứu đã trình bày các nội dung quan trọng như đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Trong phần phân tích đã sử dụng các kiểm định hệ số hồi quy, kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình, kiểm định hiện tượng phương sai của các phần dư thay đổi, và kiểm định các giả thuyết trong mơ hình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố tác động đến khả năng vận dụng IFRS trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương. Bốn yếu tố độc lập trong mơ hình gồm Hệ thống pháp luật, Hội nhập kinh tế, Năng lực kế toán viên, và Sự quan tâm và hỗ trợ của lãnh đạo, trong đó Sự quan tâm và hỗ trợ của lãnh đạo có ảnh hưởng mạnh nhất đến đến khả năng vận dụng IFRS trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương.
Trên cơ sở kết quả kiểm định, chương tiếp theo sẽ tóm tắt và thảo luận kết quả nghiên cứu chính, hàm ý quản trị cũng như những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1. Kết luận
Mục đích chính của nghiên cứu này là khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng IFRS trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương. Dựa vào lý thuyết và thang đo đã có trên thị trường, nghiên cứu điều chỉnh và bổ sung để khám phá các thành phần trong môi trường nghiên cứu là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng IFRS trong doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV. Thơng qua phân tích mức độ tác động của từng nhân tố và thực trạng của từng nhân tố, các nhà thực hiện chính sách sẽ có những hành động điều chỉnh phù hợp để thúc đẩy IFRS trên địa bàn tỉnh.
Trong 5 giả thuyết của mơ hình thì có 4 giả thuyết được chấp nhận và một giả thuyết bị từ chối với dữ liệu được thu thập. Bốn yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng vận dụng IFRS trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương với độ tin cậy 95%, các yếu tố này gồm Hệ thống pháp luật (HTPL), Hội nhập kinh tế (HNKT), Năng lực kế toán viên (NLKT), Sự quan tâm và hỗ trợ của lãnh đạo (LĐQT). Trong 04 yếu tố này, căn cứ vào cột hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta (Standardized Coefficients) thì yếu tố tác động mạnh nhất đến khả năng vận dụng IFRS trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương xếp theo thứ tự từ cao tới thấp là: (1) Sự quan tâm và hỗ trợ của lãnh đạo (Beta = 0,477); (2) Hội nhập kinh tế (Beta = 0,172); (3) Năng lực kế toán viên (Beta =0,147); (4) Hệ thống pháp luật (Beta = 0,132).
Giá trị trung bình mức độ đồng ý đối phát biểu trong thang đo sau đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và EFA trong bảng dưới cho thấy chỉ xoay quanh mức 3,0 tức mức trung lập, điều này cho thấy người tham gia khảo sát chưa thực sự đạt được sự đồng ý rõ ràng đối với các phát biểu đã nếu, điều này cũng làm cho việc triển khai áp dụng IFRS trong các doanh nghiệp tại Bình Dương giảm đi. Để tăng việc áp dụng IFRS thì cần cải thiện các tiêu chí đánh giá
yếu tố trong mơ hình thì khi đó doanh nghiệp mới tăng khả năng áp dụng IFRS trong đơn vị của mình. Số liệu độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên (độ lệch chuẩn/trung bình) giữa các thang đo có tương đối nhỏ và khơng có sự chênh lệch q lớn giữa các yếu tố trong mơ hình sau kiểm định, điều này cho thấy dữ liệu đánh giá khá phù hợp để đưa ra các nhận xét về thực trạng mức độ cảm nhận của người khảo sát về khả năng áp dụng IFRS trong doanh nghiệp.