5.2. Hàm ý quản trị
5.2.4. Hàm ý đối với yếu tố sự quan tâm và hỗ trợ của nhà quản trị
Sự quan tâm và hỗ trợ của lãnh đạo là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng vận dụng IFRS trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương trong mơ hình sau kiểm định.
Trong thang đo này thì tỷ lệ người trả lời chọn trung lập với phát biểu chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng tỷ lệ người trả lời đồng ý và hoàn toàn đồng ý với phát biểu cũng chiếm hơn gần 3,5 lần so với số người không đồng ý. Giá trị trung bình của thang đo sự quan tâm và hỗ trợ của nhà quản trị là 3,33 và giá trị trung bình các biến quan sát dao động từ 3,29 đến 3,27. Giá trị trung bình này cịn thấp do số lượng người trả lời chưa hiểu rõ được mối liên hệ giữa thang đo này với khả năng vận dụng IFRS trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương, để tăng mức độ đồng ý với phát biểu trong thang đo thì cần thiết phải tăng cường tuyên truyền về vai trò của sự hỗ trợ của lãnh đạo đơn vị trong việc thúc đẩy áp dụng IFRS. Chủ sở hữu doanh nghiệp/lãnh đạo là người quyết định việc áp dụng IFRS tại doanh nghiệp mình. Vì vậy nhận thức của chủ sở hữu doanh nghiệp/lãnh đạo là vơ cùng quan trọng, họ chính là người xây dựng chiến lược phát triển, người quyết định tính minh bạch của doanh nghiệp và là người bố trí ngân sách cho việc triển khai áp dụng IFRS.
Ban quản trị / Ban giám đốc của doanh nghiệp có vai trị rất quan trọng trong công tác chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS. Chất lượng, tính minh bạch và mức độ tuân thủ của BCTC theo quy định kế toán, cũng như quyết định chuyển đổi BCTC sang IFRS phụ thuộc vào quyết định, quản lý của HĐQT / Ban giám đốc của doanh nghiệp. Ban quản trị, ban điều hành của doanh nghiệp cần phải có kiến thức IFRS vì khi hiểu rõ bản chất, nội dung, quy định của IFRS thì BCTC của doanh nghiệp cung cấp thị trường tài chính sẽ chính xác, hợp lý, đáng tin cậy, sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Kiến thức IFRS thường xuyên được cập nhật và bổ sung theo lộ trình tự nguyện từ 2022-2025 và bắt buộ sau năm 2025 nên ban quản trị cần phải có hệ thống cập nhật thơng tin chủ động để hướng dẫn và vận hành đúng.
Cơ quan chức năng như Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh Bình Dương cần có chính sách khuyến khích các cơng ty sử dụng những cơng ty tư vấn tài chính / kế tốn, kiểm tốn có chất lượng nhằm cung cấp cho thị trường tài chính những BCTC có chất lượng, uy tín, đáng tin cậy. Tổ chức các hội thảo IFRS với sự có mặt của Ban Giám đốc / Ban quản trị của các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Dương, khuyến khích các công ty tăng cường chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS bên cạnh BCTC bắt buộc theo VAS.
Bảng 5.6: Giá trị trung bình thang đo Sự quan tâm và hỗ trợ của nhà quản trị trị
STT biến Mã Tên biến quan sát
Hồn tồn khơng đồng ý và khơng đồng ý Trung lập Đồng ý và hồn tồn đồng ý Trung bình
1 LĐQT1 Khả năng vận dụng IFRS cần phải có sự đồng thuận từ lãnh đạo cấp cao trong
doanh nghiệp 14,7% 46,7% 38,7% 3,29
2 LĐQT2 Khả năng vận dụng IFRS cần phải có sự hỗ trợ nhân lực từ lãnh đạo doanh nghiệp 12,0% 45,3% 42,7% 3,37 3 LĐQT3 Khả năng vận dụng IFRS cần phải có sự hỗ trợ nguồn lực tài chính từ lãnh đạo
doanh nghiệp
12,0% 46,7% 41,3% 3,31 4 LĐQT4 Nếu có quyền quyết định, tôi sẽ áp dụng IFRS cho doanh nghiệp 12,0% 46,0% 42,0% 3,34
LĐQT Sự quan tâm và hỗ trợ của nhà quản trị 12,7% 46,2% 41,2% 3,33 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)