Giá trị trung bình thang đo Hội nhập kinh tế

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính (Ifrs) – Nghiên Cứu Điển Hình Tại Bình Dương (Trang 95 - 96)

chấp nhận trên thế giới sẽ tiết kiệm được chi phí tiếp cận vốn, thơng tin được công bố cho các nhà đầu tư ở một quốc gia là phù hợp và có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư ở những quốc gia khác, thuận lợi cho việc vốn hoá quốc tế, doanh nghiệp sẽ ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Bảng 5.3: Giá trị trung bình thang đo Hội nhập kinh tế S S

T T

Mã biến Tên biến quan sát

Hồn tồn khơng đồng ý và không đồng ý Trung lập Đồng ý và hồn tồn đồng ý Trung bình 1 HNKT1 trình hội nhập quốc tế của doanh nghiệp Vận dụng IFRS sẽ tăng cạnh tranh trong tiến 13,3% 46,7% 40,0% 3,32 2 HNKT2 báo cáo tài chính của doanh nghiệp Vận dụng IFRS sẽ tăng chất lượng thông tin trên 12,7% 48,7% 38,7% 3,30 3 HNKT4

Báo cáo tài chính được lập theo IFRS sẽ giúp cho quá trình gọi vốn trên thị trường chứng khoán của

doanh nghiệp tốt hơn 10,0% 50,7% 39,3% 3,35 4 HNKT5

Việc áp dụng IFRS là cần thiết để xác định giá trị tài chính của doanh nghiệp, tăng tính mua bán sáp

nhập đối với hoạt động tài chính quốc tế 13,3% 52,7% 34,0% 3,25 HNKT Hội nhập kinh tế 12,3% 49,7% 38,0% 3,31

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)

5.2.2. Hàm ý đối với yếu tố hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật là yếu tố có ảnh hưởng lớn thứ tư trong 4 yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IFRS trong các doanh nghiệp tại Bình Dương. Tuy nhiên mức độ đồng ý đối với phát biểu trong thang đo này chỉ là 3,11, nghĩa là đa số vẫn còn trung lập với các phát biểu của các biến quan sát trong thang đo.

Trong thang đo này thì biến quan sát có giá trị trung bình mức độ đồng ý với phát biểu cao nhất là «Các quy định về thuế theo pháp luật thuế của Việt Nam có ảnh hưởng đến khả năng vận dụng IFRS», giá trị trung bình của biến quan sát này là 3,41 trong khi thấp nhất là biến quan sát «Có sự khác biệt giữa các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến kế toán với sự phát triển gần đây của chuẩn mực BCTC Quốc tế (IFRS)», giá trị trung bình của biến quan sát này là 2,65. Nhìn chung trong thang đo này thì tỷ lệ khách hàng trung lập với phát biểu cao nhất ở tất cả các biến quan sát.

Mặc dù nhiều nghiên cứu chỉ ra có sự khác biệt về quy định pháp luật và nguyên tắc kế toán của Việt Nam với chuẩn mực IFRS nhưng vẫn còn một tỷ lệ

lớn người trả lời cho rằng khơng có sự khác biệt hoặc khác biệt khơng đáng kể, điều này cho thấy việc hiểu rõ IFRS của một bộ phận kế toán tại các doanh nghiệp cịn hạn chế. Vì vậy, để tăng khả năng vận dụng IFRS của các doanh nghiệp tại Bình Dương thì cần đào tạo kiến thức IFRS cho các doanh nghiệp để họ hiểu đầy đủ hơn về các quy định pháp luật thuế và các quy định tuân thủ chế độ Việt nam, khi họ hiểu kỹ hơn thì việc áp dụng IFRS trong doanh nghiệp sẽ tăng lên.

Bộ Tài chính cần phân tích những khác biệt trọng yếu giữa VAS và IAS / IFRS để cùng với các Bộ ngành liên quan có hướng điều chỉnh hơp lý các chuẩn mực nhằm gúp các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng hơn khi lập và chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS, đáp ứng yêu cầu công bố thông tin của quốc tế. Bộ Tài chính nên ban hành hướng dẫn chi tiết chuyển đổi BCTC sang IFRS, lập BCTC theo IFRS khi đã thiết lập lộ trình vận dụng IFRS ở Việt Nam. Những hướng dẫn này sẽ giúp các công ty hiểu rõ và dễ dàng hơn trong công tác chuyển đổi, vận dụng đồng thời cũng góp phần giúp cơng tác kiểm tra của các cơ quan Nhà nước.

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính (Ifrs) – Nghiên Cứu Điển Hình Tại Bình Dương (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)