2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính
2.3.1.2. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế thường được đánh giá qua sản lượng thực tế của nền kinh tế tăng trong khoản thời gian. Thước đo phổ biến là mức tăng GDP hoặc mức tăng GDP/người. Ngồi ra, có các chỉ số Tổng thu nhập quốc gia (GNI), Tổng sản phẩm quốc gia (GNP), tổng sản phẩm quốc gia ròng (NNP), thu nhập quốc gia rịng (NNI),... Chỉ số trên thường tính trong một năm và có thể sử dụng bình qn trên đầu người (Lê Trần Hạnh Phương, 2019).
Mueller (1983) cho rằng trình độ phát triển kinh tế và loại hình kinh tế tác động lên kế toán quốc gia. Tăng trưởng kinh tế tác động tích cực đến phát triển của hệ thống kế toán (Adhikari and Tondkar, 1992), và sự phát triển kinh tế tác động đến việc áp dụng CMKTQT (Doupnik and Salter, 1995; Chamisa, 2000). Quốc gia có nền kinh tế kém thì hệ thống kế tốn ít phát triển vì vai trị xã hội
của CMKT phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng kinh tế. Zeghal and Mhedhbi (2006) cho rằng áp dụng CMKTQT dễ dàng hơn cho nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh.
Thang đo phổ biến để đo lường mức độ tác động của tăng trưởng kinh tế lên áp dụng CMKTQT tại các quốc gia là HDI (The Human Development Index – Chỉ số phát triển con người) và GDP. Belkaoui (1983) sử dụng chỉ số HDI đo lường mức độ thành công của quốc gia dựa trên ba khía cạnh phát triển con người: sức khỏe và tuổi thọ, mức độ hiểu biết và tiêu chuẩn cuộc sống. Một số nghiên cứu sử dụng chỉ số GDP hay GDP/người được sử dụng trong nghiên cứu (L. J. Stainbank, 2014; Cooke and Wallace, 1990), bên cạnh đó có nghiên cứu khảo sát chuyên gia dựa trên thang đo Likert để đánh giá mức độ tác động của tăng trưởng kinh tế đến áp dụng CMKTQT (Zeghal and Mhedhbi, 2006; Zehri and Chouaibi, 2013).