- Văn hóa giao tiếp:
1. Về độ nhận diện thương hiệu:
Về mức độ nhận diện nhãn hiệu, Uniqlo được nhận biết bởi người tiêu dùng nhiều thứ 4 sau Zara, H&M và Mango. Mức độ người tiêu dùng nhận biết nhãn hiệu này là khá cao dù rằng hãng vẫn chưa mở cửa hàng chính thức tại Việt Nam. Người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu Uniqlo chủ yếu thông qua Facebook, truyền miệng và các đại sứ thể thao của nhãn hiệu như Novak Djokovic, Roger Federer và Kei Nishikori. Ngoài ra, một phần không nhỏ người tiêu dùng đã mua hàng Uniqlo thông qua con đường nhập khẩu trực tiếp (hàng xách tay).
Uniqlo được nhận diện bởi nữ giới nhiều hơn nam giới. Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên khi nữ giới ở Việt Nam chi tiêu nhiều hơn cho thời trang. Những người có thu nhập cao hoặc từng đi du lịch nước ngoài biết đến nhãn hiệu này nhiều hơn.
Uniqlo được nhận diện bởi 55% số người trả lời, nhờ vào hiệu ứng của mạng internet, đại sứ thương hiệu và truyền miệng.
Khi nói đến Uniqlo, người tiêu dùng thường nghĩ đến "chất lượng tốt" và ít nghĩ đến những từ khóa như "thời trang" hoặc "dành cho giới trẻ". So sánh giữa hình ảnh của Uniqlo tại Việt Nam và Nhật Bản nơi Uniqlo ra đời, có hai sự khác biệt lớn. Một là Uniqlo ít được coi là có "giá cả phải chăng" tại Việt Nam, nơi thường được biết đến là nơi ưa chuộng hàng giá rẻ. Hai là nhãn hiệu Uniqlo chưa được biết đến bởi "công nghệ cải tiến", dù những công nghệ cải tiến quần áo của Uniqlo như AIRism hoặc HEATTECH được biết đến khá rộng rãi ở nước ngoài. Điều này ngụ ý rằng tên nhãn hiệu Uniqlo đã được biết đến tại Việt Nam nhưng những tính năng của nhãn hiệu vẫn chưa được biết đến rộng rãi.