Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giám sát quản lý nhà nước của Hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giám sát quản lý nhà nước từ thực tiễn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 98 - 100)

3.2. Một số giải pháp bảo đảm hoạt động giám sát quản lý nhà nước của

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giám sát quản lý nhà nước của Hộ

của Hội đồng nhân dân nói chung, Hội đồng nhân dân cấp huyện nói riêng Để thực hiện tốt chức năng giám sát đối với các hoạt động QLNN, những quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động giám sát của HĐND cần được tiếp tục hồn thiện. Bởi lẽ, nếu khơng có các quy định cụ thể về quyền giám sát của HĐND đối với công tác QLNN của UBND và các ngành, đơn vị liên quan thì sẽ khơng có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện chức năng giám sát. Từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 được ban hành và có hiệu lực thực hiện (tù 01/7/2016). Đây là điều kiện thuận lợi để hoạt động giám sát của HĐND có căn cứ thực hiện. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng luật trong thời gian qua cho

90

thấy, có một số vần đề chưa được quy định cụ thể, vẫn cịn chung chung nên trong q trình triển khai thực hiện hoạt động giám sát cịn vướng một số khó khăn nhất định. Đó là:

- Chưa quy định rõ chế tài đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các kết luận, kiến nghị của các đoàn giám sát;

- Chưa quy định hình thức tái giám sát để kiểm tra, giám sát lại việc thực hiện kết luận, kiến nghị đối với cơ quan, tổ chức được giám sát và chế tài xử lý sau khi tái giám sát;

- Cần phân định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ giữa hoạt động giám sát của HĐND huyện với hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước cấp huyện;

- Cần có tiêu chí để đánh giá kết quả hoạt động giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu và Đại biểu HĐND để làm căn cứ xem xét mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ của từng chủ thể trong thực hiện chức năng giám sát. Đồng thời có chế tài đối với tập thể, cá nhân của các chủ thể hoạt động yếu kém.

Ngồi những vấn đề cịn thiếu khuyết kể trên, quá trình thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND và các văn bản pháp luật liên quan cũng còn một số bất cập khác nảy sinh trong các hoạt động của HĐND huyện.

Ví dụ: Tại Điều 86, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 quy định: "Tổ đại biểu HĐND tổ chức để đại biểu HĐND giám sát việc thi hành pháp luật trên địa bàn nơi đại biểu ứng cử. Tổ đại biểu HĐND thông báo nội dung, kế hoạch giám sát cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 7 ngày, trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát. Mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia giám sát". Tuy vậy, các điều, khoản của luật không nêu rõ hoạt động giám sát của Tổ đại

91

biểu có thành lập đồn giám sát hay không? Sau khi kết thúc giám sát, tổ đại biểu gửi báo cáo giám sát tới cấp nào? Kinh phí để phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát của Tổ đại biểu HĐND huyện cũng chưa được đề cập rõ trong các quy định.

Hiện nay, Nghị quyết 629/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn về hoạt động của HĐND được ban hành, đã tháo gở được một số khó khăn, vướng mắc trong các hoạt động của HĐND. Tuy nhiên, đối với các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp, Thường trực HĐND không được giao thẩm quyền quyết định mà chỉ giao cho tập thể HĐND. Vì vậy, nếu có những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp thì HĐND phải tổ chức kỳ họp bất thường để xem xét, quyết định. Trong khi đó, với xu thế phát triển như hiện nay, những vấn đề phát giữa hai kỳ họp rất nhiều, nếu cứ có vấn đề phát sinh thì bắt buộc phải tổ chức kỳ họp để quyết định là chưa hợp lý.

Để hoạt động giám sát được thuận lợi thì các căn cứ pháp lý rất quan trọng. Vì vậy, những vấn đề cịn bất cập, vướng mắc nêu trên cần được quan tâm điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo cho hoạt động giám sát của HĐND huyện thực hiện đạt kết quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giám sát quản lý nhà nước từ thực tiễn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)