3.1. Quan điểm bảo đảm hoạt động giám sát quản lý nhà nước của Hộ
3.1.4. Đảm bảo chất lượng, hiệu lực của các kết luận, kiến nghị sau giám sát
giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
Vấn đề có tính quyết định cho chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát là việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, yêu cầu sau giám sát của đối tượng được giám sát. Một cuộc giám sát được xem là có chất lượng phải đưa ra được những kết luận, kiến nghị, yêu cầu đúng đắn, chính xác và chỉ khi giám sát có chất lượng mới tạo tiền đề đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát. Để đảm bảo hiệu lực của cơng tác giám sát địi hỏi phải có sự tự giác chấp hành nghiêm chỉnh của các chủ thể được giám sát đối với các kết luận, kiến nghị, yêu cầu đúng đắn rút ra từ hoạt động giám sát; đồng thời
88
cần có biện pháp, chế tài xử lý đối với những chủ thể không chấp hành nghiêm túc các kết luận, kiến nghị, yêu cầu đó.
Thực tế từ đầu nhiệm kỳ đến nay, việc thực hiện các kết luận sau giám sát của Thường trực HĐND và các Ban HĐND huyện về cơ bản đã được các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện khá nghiêm túc, thể hiện thông qua báo cáo kết quả phản hồi của các đối tượng được giám sát; góp phần bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động QLNN của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đồng thời khẳng định rõ hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát. Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy, việc thực thi các kết luận, kiến nghị, yêu cầu mà đoàn giám sát đã đưa ra có khi cịn mang tính đối phó, hình thức, chưa thực sự thể hiện hết trách nhiệm của cơ quan, đơn vị có liên quan. Việc đơn đốc, kiểm tra thực hiện các kết luận, kiến nghị, yêu cầu giám sát có lúc thiếu kiên quyết, chưa thường xuyên, chưa sâu sát nên tác dụng còn hạn chế.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, trong thời gian tới để làm tốt các kết luận, kiến nghị sau giám sát thì các cơ quan có thẩm quyền cần phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định về hoạt động giám sát của HĐND các cấp; quy định các chế tài cụ thể để xử lý nghiêm khắc đối với các cơ quan, đơn vị được giám sát nếu họ không thực hiện tốt các kết luận, kiến nghị, yêu cầu giám sát. HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND phải xây dựng kế hoạch để thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra các cơ quan, đơn vị được giám sát thực hiện các kết luận, kiến nghị, yêu cầu của đoàn giám sát. Thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện theo tiến độ cho HĐND. HĐND cần có giải pháp xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền có hình thức xử lý nghiêm minh đối với các đối tượng được giám sát khi họ không thực hiện các kết luận, kiến nghị, các yêu cầu mà đoàn giám sát đã đưa ra. Đối với các đơn vị, cơ quan được giám sát, khi nhận được báo cáo kết quả giám sát cần phải
89
chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể và các giải pháp tối ưu để thực hiện các kết luận, kiến nghị, u cầu của đồn giám sát theo đúng lộ trình để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các kết luận giám sát; xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đưa ra được các giải pháp thực hiện có hiệu quả các kết luận, kiến nghị, yêu cầu của đồn giám sát; có hình thức xử lý đối với các cá nhân, đơn vị cố tình khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng triệt để. Trong trường hợp xét thấy việc thực hiện kết luận, kiến nghị, yêu cầu của đồn giám sát khơng đúng hoặc khơng hiệu quả thì HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND huyện tiến hành tái giám sát, tiến hành chất vấn hoặc kiến nghị với HĐND huyện ra nghị quyết chất vấn đối với đối tượng được giám sát về việc khơng thực hiện, hoặc thực hiện khơng đúng, khơng có hiệu quả các kết luận, kiến nghị, yêu cầu của đồn giám sát. Việc thực hiện có hiệu quả các kết luận, kiến nghị sau giám sát nếu được thực hiện tốt thì vai trị, vị thế của HĐND mới được khẳng định.