Thực tiễn giám sát của cá nhân công dân trên địa bàn huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giám sát quản lý nhà nước từ thực tiễn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 80 - 84)

2.2. Thực trạng giám sát quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân huyện

2.2.3. Thực tiễn giám sát của cá nhân công dân trên địa bàn huyện Bố Trạch

Bố Trạch đối với hoạt động quản lý nhà nước

Với vai trị là chủ thể có thẩm quyền giám sát đối với hoạt động QLNN của UBND, trong thời gian qua công dân trên địa bàn huyện đã thực hiện quyền giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua cơ quan đại diện đối với hoạt động QLNN của UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua, hoạt động giám sát của cá nhân công dân chủ yếu là giám sát gián tiếp thông qua vai trò thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, việc giám sát trực tiếp của công dân đối với hoạt động QLNN chỉ được thơng qua một số hình thức chủ yếu như tham gia góp ý đối với việc ban hành văn bản QPPL của UBND; giám sát hoạt động tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong thực thi công vụ; giám sát thông qua hoạt động phản biện xã hội, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; giám sát thông qua việc kiến nghị tại các hội nghị tiếp xúc cử tri...

72

Đối với hoạt động giám sát việc ban hành văn bản QPPL, Hiến pháp năm 2013 quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chức năng cơ bản là giám sát và phản biện xã hội, trong đó có giám sát và phản biện xã hội đối với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây thực chất là một phương thức giám sát của công dân đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Mục đích của hoạt động giám sát này là giám sát trước khi văn bản QPPL có hiệu lực, có vai trị nâng cao chất lượng của các văn bản QPPL trước khi ban hành chính thức; phịng ngừa sự chủ quan, duy ý chí, xa rời thực tiễn, khơng thể hiện đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân trước khi văn bản có hiệu lực. Đây cũng là phương thức giám sát thu hút được các chủ thể gồm cá nhân công dân thực hiện các quyền dân chủ trực tiếp như “quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với các cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở địa phương và cả nước”.

Thông qua hoạt động phản biện xã hội, các công dân đã được tạo điều kiện để phát huy quyền làm chủ, tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật của địa phương và cả nước, trong đó có nhiều dự án luật do các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trình.

Trong thời gian từ 2016 đến tháng 6 năm 2020, trên địa bàn huyện, thông qua hoạt động phản biện xã hội, công dân đã tham gia hàng chục cuộc phản biện tại các cuộc họp, hội nghị với hàng ngàn lượt người. Nội dung chủ yếu là tham gia đóng góp ý kiến đối với các dự luật; kiến nghị điều chỉnh văn bản QPPL đối với những nội dung có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của công dân; tham gia ý kiến về việc sáp nhập đơn vị hành chính... và nhiều chủ trương, chính sách khác có liên quan mật thiết với nhân dân trên địa bàn.

Công dân còn được thể hiện vai trò chủ thể giám sát đối với hoạt động QLNN thông qua việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trên địa bàn huyện, hiện có

73

30 Ban Thanh tra nhân dân kiêm Giám sát đầu tư cộng đồng với 246 thành viên. Thời gian qua, với tư cách cá nhân tham gia hoạt động của tổ chức này, công dân đã thực hiện nghiêm túc, cơ bản có hiệu quả vai trị thành viên của tổ chức. Kịp thời phát hiện những bất cập, hạn chế trong công tác đầu tư các cơng trình phúc lợi trên địa bàn thuộc trách nhiệm thanh tra, giám sát của tổ chức. Từ đó có các kiến nghị với tổ chức, đơn vị chức năng nhằm kịp thời điều chỉnh, đảm bảo chất lượng các cơng trình mà nhân dân được hưởng lợi.

Đối với hoạt động giám sát thông qua việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đối với việc thực hiện công tác QLNN. Như đã trình bày ở phần nội dung về hoạt động tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan QLNN trên địa bàn. Thông thường, qua những phiên tiếp công dân định kỳ và thường xuyên, công dân trực tiếp kiến nghị với Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND và các ngành chuyên môn hoặc gửi đơn, thư khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết những vấn đề cơng dân quan tâm, qua đó góp phần điều chỉnh những sai sót có thể xảy ra của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về QLNN. Đó cũng chính là quyền giám sát của cơng dân đối với hoạt động QLNN. Những số liệu cụ thể như đã được trình bày tại Bảng 2.3. Hoạt động tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đối với hoạt động tiếp xúc cử tri, đây là diễn đàn dân chủ trực tiếp để công dân thông qua người đại diện của mình đề đạt tâm tư, nguyện vọng chính đáng đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết. Thực tế trên địa bàn huyện từ năm 2016 đến tháng 6 năm 2020, hoạt động tiếp xúc cử tri được thể hiện như sau:

74

Biểu 2.5. Hoạt động tiếp xúc cử tri trên địa bàn huyện Bố Trạch TT Thời gian Số hội nghị TXCT TT Thời gian Số hội nghị TXCT

Số lượt cử tri tham gia Số ý kiến cử tri Kết quả giải quyết QH Tỉnh Huyện Đã GQ Chưa GQ 1 Năm 2016 5 14 94 10.970 519 519 0 2 Năm 2017 4 16 23 5.520 205 203 2 3 Năm 2018 4 16 23 5.468 193 190 3 4 Năm 2019 4 16 23 5.480 186 180 6 5 Năm 2020 2 8 10 2.450 76 74 2 Cộng 19 70 173 29.888 1.179 1.166 13

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kết quả cơng tác tham gia xây dựng chính quyền - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện)

Thực hiện quy định của pháp luật, trong thời gian qua, các cơ quan có liên quan đã phối hợp chặt chẽ với Ban Thường trực UBMT huyện để tổ chức cho đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh, huyện tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri. Tại hội nghị, công dân đã thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình trong việc đề đạt tâm tư nguyện vọng chính đáng đến đại biểu của mình, thơng qua đó kiến nghị, đề xuất với các cơ quan QLNN giải quyết những vấn đề mà nhân dân quan tâm. Có nhiều ý kiến, kiến nghị có chất lượng, mang tính xây dựng cao, góp phần giúp cho các cơ quan QLNN phát hiện kịp thời các vi phạm hoặc những vấn đề chưa phù hợp để có các biện pháp giải quyết, điều chỉnh hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các hoạt động QLNN. Đây cũng là dịp để cá nhân cơng dân thể hiện vai trị giám sát của mình đối với hoạt động QLNN trên địa bàn.

75

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giám sát quản lý nhà nước từ thực tiễn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)