1.2. Hoạt động giám sát quản lý nhà nướ cở cấp huyện
1.2.1. Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện đối với hoạt động quản lý
quản lý nhà nước
1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm
Trong cơ chế phân cấp quản lý và thực hiện quyền lực nhà nước hiện nay, hoạt động kiểm tra, giám sát là vấn đề đặc biệt quan trọng. Là cấp trung gian - nằm giữa HĐND cấp tỉnh và cấp xã, HĐND cấp huyện được tổ chức ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện).
Hội đồng nhân dân thực hiện chức năng giám sát các hoạt động của UBND cùng cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và giám
29
sát hoạt động của HĐND cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện nghị quyết của HĐND, thực hiện Hiến pháp và pháp luật của nhà nước ở địa phương.
Theo Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, HĐND cấp huyện gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra, …“Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
“Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp”.
“Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân”.
Cũng theo Điều 26, khoản 6 thì HĐND huyện thực hiện: “Giám sát
việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp xã”.
30
Để thực hiện các nội dung giám sát nêu trên, Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng đã quy định về số lượng Chủ tịch và Phó Chủ tịch cũng như đại biểu HĐND cấp huyện theo đơn vị hành chính lãnh thổ cho phù hợp với chức năng giám sát của HĐND.
Theo đó cơ cấu của HĐND cấp huyện gồm có:
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các đại biểu HĐND (tùy theo vùng, lãnh thổ); Chủ tịch HĐND huyện có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch HĐND huyện là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.
- Thường trực HĐND huyện gồm Chủ tịch HĐND, hai Phó Chủ tịch HĐND và các Ủy viên là Trưởng ban của HĐND huyện.
- Hội đồng nhân dân huyện thành lập Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban Dân tộc..
Ban của HĐND huyện gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND huyện do HĐND huyện quyết định. Trưởng ban của HĐND huyện có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của HĐND huyện là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.
Các đại biểu HĐND huyện được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu HĐND. Số lượng Tổ đại biểu HĐND, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu HĐND do Thường trực HĐND huyện quyết định.
Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy rằng, hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện đối với công tác QLNN ở địa phương được hiểu là tổng thể
các hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và Đại biểu HĐND huyện trong việc xem xét, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, các nghị quyết của HĐND huyện và HĐND cấp xã cũng như đối với cơ quan hành chính nhà nước ở huyện; từ đó đưa ra các kết luận
31
và kiến nghị phương án xử lý phù hợp để khắc phục những hạn chế, phát huy mọi tiềm năng, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng an ninh; khơng ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương.
Tham chiếu các quy định của pháp luật, hoạt động giám sát QLNN của HĐND huyện có các đặc điểm sau đây:
- Giám sát của HĐND huyện là một chức năng được pháp luật quy định, gắn với quyền hạn và trách nhiệm của HĐND, do tập thể HĐND giám sát tại kỳ họp; giám sát của Thường trực HĐND; giám sát của các Ban của HĐND; giám sát của Tổ đại biểu và của Đại biểu HĐND huyện
- Đối tượng giám sát của HĐND huyện là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước cùng cấp đóng trên địa bàn cùng với HĐND và HĐND cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của chúng.
- Mục đích của hoạt động giám sát là nhằm bảo đảm việc thi hành các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp được nghiêm túc, có chất lượng, hiệu quả, qua đó nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong q trình thực hiện, từ đó kiến nghị, đề xuất, quyết định các biện pháp, giải pháp thực hiện tốt hơn.
1.2.1.2. Thẩm quyền giám sát hoạt động quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Tại Điều 5 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 quy định thẩm quyền giám sát của HĐND như sau:
- Hội đồng nhân dân giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND cùng cấp; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát
32
nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và Ban của HĐND cấp mình; giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp;
- Thường trực HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND cùng cấp của các cơ quan nhà nước ở địa phương;
- Ban của HĐND giúp HĐND giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp; giám sát hoạt động của UBND, các cơ quan thuộc UBND cùng cấp thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Ban phụ trách;
- Tổ đại biểu HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên ở địa phương và nghị quyết của HĐND cùng cấp hoặc về vấn đề do HĐND, Thường trực HĐND phân công;
- Đại biểu HĐND chất vấn về những vấn đề QLNN trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND, thành viên khác của UBND, và những người đứng đầu cơ quan nhà nước khác trên địa bàn huyện.
Như vậy, thẩm quyền giám sát của HĐND cấp HĐND huyện bao gồm: giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
1.2.1.3. Hình thức giám sát
Hội đồng nhân dân huyện giám sát hoạt động QLNN tại địa phương thông qua việc xem xét báo cáo công tác của các đối tượng thuộc quyền giám sát; xem xét việc trả lời chất vấn của những đối tượng này; xem xét việc ban
33
hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp; tổ chức các đoàn giám sát; lấy và bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu; thông qua việc tiếp công dân và theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri.
- Các chế tài của giám sát đó là, HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp chấm dứt hành vi vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của các đối tượng giám sát có hành vi vi phạm; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp nếu các văn bản đó trái pháp luật, gây thiệt hại về kinh tế - xã hội, ảnh hưởng an ninh, quốc phòng; bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu; ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn; quyết định giải tán HĐND cấp dưới trực tiếp.
1.2.1.4. Nội dung hoạt động giám sát quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì HĐND huyện giám sát hoạt động QLNN theo các nội dung sau:
Về giám sát chung: HĐND, Thường trực HĐND và các Ban, Tổ đại
biểu HĐND cấp huyện sẽ triển khai các hoạt động giám sát thường xuyên như: Xem xét các quyết định, báo cáo, tờ trình, đề án, kế hoạch,... của UBND, của các cơ quan, ban ngành,... trong thực thi pháp luật, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; xem xét các văn bản quy phạm pháp, luật của UBND huyện và HĐND, UBND các xã, thị trấn; Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND và các thành viên khác của UBND huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân và Thủ trường các cơ quan thuộc UBND huyện về
34
công tác chỉ đạo, điều hành thuộc lĩnh vực phụ trách; Giám sát việc xử lý vi phạm hành chính của UBND huyện; Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trên địa bàn; giám sát hoại động của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương.
Về giám sát chuyên đề: Thường trực HĐND huyện triển khai các cuộc
giám sát như: giám sát UBND huyện và các phòng, ngành liên quan việc thực hiện giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; việc trả lời, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri; giám sát UBND huyện thông qua việc đăng ký đất đai, về công tác quản lý đất đai (đấu giá thuê thầu đất công, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); việc thực hiện nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; đồng thời, giám sát các đơn vị được giao chủ đầu tư các dự án (Ban Quản lý dự án, phịng Quản lý đơ thị,...) về tình hình thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn huyện theo từng giai đoạn.
Cùng với đó, các Ban, Tổ đại biểu HĐND huyện cũng sẽ triển khai các chương trình giám sát, khảo sát theo lịch cụ thể.
Đối với Thường trực HĐND huyện thì cụ thể hóa chương trình giám sát theo từng tháng, q gắn với chương trình cơng tác năm, phân công thành viên Thường trực HĐND huyện thực hiện các nội dung trong chương trình giám sát; giao các Ban, Tổ đại biểu HĐND huyện thực hiện một số nội dung thuộc chương trình khi cần thiết và báo cáo kết quả với Thường trực HĐND huyện. Thực hiện tốt nhiệm vụ điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát giữa Thường trực HĐND với các Ban, Tổ đại biểu HĐND huyện, các cơ quan, phòng, ngành của huyện nhằm tránh chồng chéo về nội dung, thời gian, địa điểm và thành phần tham gia giám sát.
Các Ban, Tổ đại biểu HĐND huyện căn cứ vào chương trình giám sát của HĐND và Thường trực HĐND huyện xây dựng chương trình giám sát của
35
Ban, Tổ và tổ chức thực hiện bảo đảm yêu cầu kế hoạch và chất lượng; chủ động tham mưu cho Thường trực HĐND huyện xây dựng kế hoạch giám sát các nội dung thuộc lĩnh vực của Ban.
Văn phòng HĐND và UBND huyện phối hợp với các Ban của HĐND tham mưu xây dựng kế hoạch giám sát; chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ hoạt động giám sát của Thường trực HĐND huyện theo chương trình, kế hoạch.
Như vậy, nội dung giám sát của HĐND huyện rất rộng, toàn diện và bao quát toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội thuộc trách nhiệm quản lý của các cơ quan QLNN.